I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giấm, que tăm, giấy, diêm, nến
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, 1 cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa 5:Tuần 20: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (TT)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giấm, que tăm, giấy, diêm, nến
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, 1 cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Kiẻm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên trả lời
- 2 HS trả lời
1- Thế nào là sự biến đổi hóa học? Cho ví dụ.
2- Thế nào là sự biến đổi lý học? Cho ví dụ.
- GV nhận xét, ghi điểm,
Giới thiệu bài mới: Trong tiết học trước chúng ta đã biết về sự biến đổi hóa học khác với sự biến đổi vật lí. Chúng ta cũng thấy rõ trong các hiện tượng biến đổi hóa học thường có mặt của yếu tố nào? Đó chính là nhiệt độ. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn về điều đó.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 1: TRÒ CHƠI “BỨC THƯ BÍ MẬT”
+ Bước 1 : Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK
- HS thảo luận nhóm 4
- Viết thông điệp của mình vào giấy như hướng dẫn ở SGK trang 80
+ Bước 2 : Từng nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình cho các bạn cùng nghe.
- Đại diện 4 nhóm trình bày, cả lớp nhận xét : độ đậm nhạt của bức thư và nội dung viết của bức thư (một suy nghĩ ngắn gọn)
- GV hỏi học sinh :
Hóa học xảy ra khi nào.
- Dưới tác dụng của nhiệt.
- GV chốt ý hoạt động 1
Hoạt động 2: THỰC HÀNH XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG SGK
- HS thảo luận nhóm đôi : Đọc thông tin quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi trong bài tập 1 và 2 trang 80, 81 SGK
- HS đọc thầm, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi bài tập 1 và 2
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV tóm ý : Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
Hoạt động 3 : TRÒ CHƠI “TIẾP SỨC”
- Cho các nhóm thảo luận tìm ví dụ và nêu :
+ Sự biến đổi gì ?
+ Dưới tác dụng nào ?
- HS lắng nghe, tham gia trò chơi
- HS nhận xét.
- Phổ biến luật chơi - cách thức chơi
- GV nhận xét chung - khen
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Chuẩn bị bài sau : Năng lượng
Khoa 5(Tuần 20) NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
HS biết:
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về : các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ ... nhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm : nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi.
- Hình trang 83 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ví dụ về sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của nhiệt?
- Cho ví dụ và nêu rõ sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của ánh sáng?
- 2 HS trả lời
- GV nhận xét, ghi điểm,
Giới thiệu bài mới: Phần thứ ba của chương II chúng ta sẽ tìm hiểu về năng lượng – “nguồn thức ăn” của sự sống trên hành tinh. Bài đầu tiên là bài Năng lượng.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 1 : LÀM VIỆC THEO NHÓM
- Cho HS làm việc theo nhóm và thảo luận : trong mỗi thí nghiệm HS cần nêu rõ :
+ Hiện tượng quan sát được
+ Vật bị biến đổi như thế nào ?
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó ?
- Làm việc theo nhóm 6
- Thực hiện, trả lời
+ Dùng tay nhấc cặp lên.
+ Nhiệt và phát sáng
+ Chưa lắp pin ô tô không hoạt động, lắp pin vào đèn sáng, còi kêu, xe chạy
+ Năng lượng do bàn tay, nến bị đốt cháy, năng lượng của pin
- Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2
- Gọi HS đọc phần mục cần biết SGK
- 2 Hs đọc.
- GV dùng lò xo cho HS kéo
- 2 HS kéo lò xo
Hỏi: Trường hợp nào lò xo giảm nhiều hơn?
- HS trả lời
GV ghi : Muồn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng
- Gv treo tranh hình 3 - cả lớp cùng quan sát thảo luận nhóm đôi và trả lời
- Trong tranh có những hoạt động nào?
- Nguồn năng lượng cung cấp cho mỗi hoạt động đó?
- HS trả lời
- GV gọi từng em trả lời, GV gắn lên bảng
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Máy bơm nước
Người nông dân đang cày
...
Điện, xăng
Thức ăn
...
- Gọi HS đọc lại các hoạt động
- Cho HS trò chơi : “TÌm nguồn thức ăn”
- HS tham gia trò chơi.
- Ngồi tại lớp các em luân phiên chỉ nhau (theo nhóm), mỗi em đứng lên tự tìm ví dụ
- Gv nhận xét
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Xem lại bài cũ.
- Chuẩn bị bài sau : Sử dụng năng lượng chất đốt
File đính kèm:
- Tuần 20.doc