I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra mọi người đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản ở người.
- Giáo dục học sinh yêu thích khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)
- Học sinh: Sách giáo khoa, ảnh gia đình
III. Các hoạt động dạy học:
12 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học khối 5 - Tuần 1 đến tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rò : SGK
III. Các hoạt động:
HĐ của thầy
HĐ của trò
ĐC
1. Khởi động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
MT : HS nêu được những việc nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp
- GV giúp đỡ HS yếu.
- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi: Việc làm nào thể hiện sự quan tâm, chia sẻ công việc gia đình của người chồng đối với người vợ đang mang thai? Việc làm đó có lợi gì?
Giáo viên chốt: SGK
* Hoạt động 2 : (Thảo luận cả lớp )
MT : HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
- yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 / 13 SGK và nêu nội dung của từng hình
+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai ?
_GV kết luận ( 32/ SGV)
* Hoạt động 3: Đóng vai
MT : HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ cios thai.
- Yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi trong SGK trang 13
+Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ ?
Giáo viên nhận xét
*HĐ nối tiếp:
- Xem lại bài + học ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học
Hát
- Hoạt động nhóm đôi
- Học sinh lắng nghe
- Chỉ và nói nội dung từng hình 1, 2, 3, 4, ở trang 12 SGK
- Học sinh trình bày kết quả làm việc.
- HS thực hiện
- Cả lớp nhận xét
- Học sinh thảo luận và trình bày suy nghĩ
- Một số nhóm lên trình diễn
- Các nhóm khác xem, bình luận và rút ra bài học về cách ứng xử đối với người phụ nữ có thai.
- Học sinh lắng nghe
Ngày dạy:.............
TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu:
- Học sinh nêu được các giai đoạn phát triển của con người ở giai đoạn từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
- Học sinh nêu được một số thay đổi về sinh học và quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Giáo dục học sinh giữ gìn sức khỏe để cơ thể phát triển tốt.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Hình vẽ trong SGK
- Trò: Học sinh đem những bức ảnh chụp bản thân từ hồi nhỏ đến lớp hoặc sưu tầm ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
III. Các hoạt động:
HĐ của thầy
HĐ của trò
ĐC
1. Khởi động:
- Việc nào nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai?
- Cho học sinh nhận xét + GV cho điểm.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
MT : HS nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được.
- Sử dụng câu hỏi SGK trang 12, yêu cầu HS đem các bức ảnh của mình hồi nhỏ hoặc những bức ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu. Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?
- Nhận xét
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
MT : HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn : dưới 3 tuổi, từ 3-6 tuổi, từ 6-10 tuổi.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi
-Đáp án : 1 – b ; 2 – a ; 3 _ c
- Giáo viên tóm tắt lại những ý chính vào bảng lớp.
Giáo viên nhận xét + chốt ý
* Hoạt động 3: Thực hành
MT : HS nêu được đặc điểm, tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
- Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ?
- GV giúp đỡ HS yếu.
Giáo viên nhận xét và chốt ý Tr 35/SGV
2.HĐ nối tiếp:
- Xem lại bài + học ghi nhớ
- Chuẩn bị: “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già”
- Nhận xét tiết học
- HS nêu
- Học sinh lắng nghe
- Hoạt động cá nhân, lớp
- Học sinh có thể trưng bày ảnh và trả lời:
- Hoạt động nhóm
_HS đọc thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào đã nêu ở tr 14 SGK
- Mỗi nhóm trình bày một giai đoạn.
- Các nhóm khác bổ sung (nếu thiếu)
- HS đọc thông tin tr 15 SGK và trả lời câu hỏi :
Lắng nghe
Ngày dạy:......... TUẦN 4
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. Mục tiêu:
- Học sinh nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Học sinh xác định bản thân mình đang ở trong giai đọan nào của cuộc đời .
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh vẽ trong SGK trang 16 , 17
- Trò : SGK - Tranh ảnh sưu tầm những người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau
III. Các hoạt động:
1. Khởi động:
- Bốc thăm số liệu trả bài theo các câu hỏi
Nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn dưới 3 tuổi và từ 3 tuổi đến 6 tuổi?
Nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn từ 6 tuổi đến 10 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì?
- Cho học sinh nhận xét + Giáo viên cho điểm
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
MT : HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
+ Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình trên bảng và cử đại diện lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 giai đoạn và các nhóm khác bổ sung (nếu cần thiết)
Giáo viên chốt lại nội dung làm việc của học sinh
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai? Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời”?
MT : Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên.HS xác định được bản thân đang ở giai đoạn nào của cuộc đời.
+ Tổ chức và hướng dẫn
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình.
+ GV giúp đỡ HS yếu.
Giáo viên chốt lại nội dung thảo luận của cả lớp.
* Hoạt động 3: Củng cố
MT : Khắc sâu kiến thức cho HS.
- Giới thiệu với các bạn về những thành viên trong gia đình bạn và cho biết từng thành viên đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
GV nhận xét, tuyên dương.
2.HĐ nối tiếp:
- Xem lại bài + học ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện
- Học sinh lắng nghe
- Hoạt động nhóm 2
- Học sinh đọc các thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK trang 16 , 17 theo nhóm
- Làm việc theo hướng dẫn của giáo viên, cử thư ký ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên
- Hoạt động nhóm
- Học sinh xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
- Học sinh làm việc theo nhóm như hướng dẫn.
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày.
- Các nhóm khác có thể hỏi và nêu ý kiến khác về phần trình bày của nhóm bạn.
- Học sinh trả lời, chỉ định bất kì 1 bạn tiếp theo.
Ngày dạy:..............
VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu:
- Học sinh nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể nhất là giai đoạn cơ thể bước vào tuổi dậy thì.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Các hình ảnh trong SGK trang 18 , 19
- Trò: SGK
+ GDMT : Mối quan hệ giữa con người với môi trường.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động:
* Hoạt động 1: Động não.
MT : HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
_GV nêu vấn đề :
+Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ?
+Nếu đọng lại lâu trên cơ thể,đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì ?
+ Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá” ?
+ Nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên
_ GV chốt ý (SGV- Tr 41)
* Hoạt động 2: (làm việc với phiếu học tập )
MT : HS biết cách vệ sinh nam, nữ khi đến tuổi dậy thì.
_GV chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ và phát phiếu học tập
.Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ riêng
* Hoạt động 3:Quan sát tranh và thảo luận
MT : HS xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
+ Làm việc theo nhóm
_GV khuyến khích HS đưa thêm ví dụ về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ
*Giáo viên chốt: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh
2.HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học.
- Hoạt động nhóm đôi
- Học sinh trình bày ý kiến
_HS đọc lại đoạn đầu trong mục Bạn cần biết Tr 19 / SGK
- HS thực hiện
- Hoạt động nhóm đôi:
quan sát H 4, 5 , 6 , 7 Tr 19 SGK và trả lời câu hỏi
+Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì ?
- Lắng nghe
Ngày dạy:................ TUẦN 5
THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu:
- Học sinh nêu được một số tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Thực hiện kỹ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện.
- Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe và tránh lãng phí.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Trò : SGK
III. Các hoạt động:
1. Khởi động:
* Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin
MT : HS lập được bảng tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
-Tổ chức và giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tập hợp tài liệu thu thập được về từng vấn đề để sắp xếp lại và trưng bày.
Dàn ý:
- Tác hại đến sức khỏe bản thân người sử dụng các chất gây nghiện.
- Tác hại đến kinh tế.
- Tác hại đến người xung quanh.
Giáo viên chốt: SGK
* Hoạt động 2: Trò chơi “Bốc thăm trả lời câu hỏi”
MT : Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý.
+ Tổ chức và hướng dẫn
- Chuẩn bị sẵn 3 hộp đựng phiếu. Hộp 1 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của thuốc lá, hộp 2 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của rượu, bia, hộp 3 đựng các câu hỏi liên quan đến tác hại của ma túy.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
2.HĐ nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Hoạt động nhóm, lớp
- Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của thuốc lá.
- Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của rượu, bia
- Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý.
- Nhóm trưởng cùng các bạn xử lí các thông tin đã thu thập trình bày theo dàn ý của giáo viên.
- Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử người trình bày.
- Các nhóm khác có thể hỏi và các thành viên trong nhóm giải đáp.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe
File đính kèm:
- giao an khoa hoc lop moi.doc