I/ Mục tiêu :
Sau bài học , HS biết :
-Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng .
-Nêu tính chất và công dụng của xi măng .
II/ Chuẩn bị : Hình và thông tin trang 58; 59 SGK
III/ Hoạt động dạy – học :
5 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn: Khoa học 5 - Tiết 28: Xi măng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: TH & THCS Hùng Vương
Người soạn: Vũ Thị Minh Hồng
Ngày dạy: 25/ 11/ 2010
Môn: Khoa học
Tiết28: XI MĂNG
I/ Mục tiêu :
Sau bài học , HS biết :
-Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng .
-Nêu tính chất và công dụng của xi măng .
II/ Chuẩn bị : Hình và thông tin trang 58; 59 SGK
III/ Hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ(5’) : Các loại đồ gốm được làm bằng gì ? Nêu tính chất của gạch , ngói ?
2. Bài mới
a. Giới thiệu(2’) : gv dùng tranh giới thiệu xi măng.
Xi măng được được sản xuất ra từ các vật liệu nào ? Nó có tính chất và công dụng ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài ngày hôm nay.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài : (33’)
Hoạt động 1(10’): Một số nhà máy xi măng ở nước ta
Mục tiêu : Kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta .
-Yêu cầu quan sát tranh và thảo luậ2 câu hỏi trong sgk.
- Xi măng được dùng để làm gì ?
-Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết.
Gv dùng bản đồ việt Nam chỉ vị trí của các nhà máy xi măng .
- Các em thấy các nhà máy xi măng phần lớn tập trung ở vùng nào?
- Tại sao lại tập trung ở Miền Bắc chứ không phải Miền Nam? Chúng ta cùng sang phần tiếp theo để xem xi măng được làm ra từ những vật liệu gì?
Hoạt động 2( 10’): Tính chất của xi măng
Mục tiêu : Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng . Nêu được tính chất .
-Yêu cầu đọc thông tin và cho biết: Xi măng được làm ra từ những vật liệu gì?
- Hãy giải thích vì sao các nhà máy xi măng được xây dựng nhiều ở miền Bắc?
Quan sát xi măng và cho biết :
- Xi măng tồn tại ở dạng nào? có màu gì?
* Thực hành: Hoạt động nhóm 5:
- Trộn xi măng với một ít nước và quan sát hiện tượng xảy ra.
- Nêu lại tính chất của xi măng.
- Tại sao phải bảo quản các bao xi măng cẩn thận , để ở nơi khô, thoáng khí?
* Hoạt động 3( 13’): Công dụng của xi măng
1. Vữa xi măng được làm từ những vật liệu nào?
2. Nêu tính chất của vữa xi măng.
3. Vữa xi măng được dùng để làm gì?
4. Bê tông được làm từ những vật liệu gì?
5. Nêu công dụng của bê tông.
- Đường xương cá ở sân trường ta được làm bằng gì?
6. Kể tên các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép.
Bê tông cốt thép vừa chịu nén lại vừa chịu kéo tốt, làm tăng độ cúng của công trình.
7. Bê tông cốt thép được dùng để làm gì?
Gv đưa tranh : Đây là hình ảnh các chú thợ xây đang chuẩn bị khuôn để đổ bê tông cốt thép cho những trụ lớn của tòa nhà.
- Quan sát phòng học của chúng ta, có bộ phận nào được đổ bê tông cốt thép?
8. Cần lưu ý điều gì khi sử dụng vữa xi măng?
Những hỗn hợp có xi măng khi trộn với nước chúng ta đều phải làm ngay vì xi măng rất nhanh khô và khi khô trở nên cứng và không thấm nước.
Khi trộn vữa xi măng, bê tông hay bê tông cốt thép, chúng ta cần phải chú ý tỉ lệ pha trộn hợp lí. Như thê mới đảm bảo độ bền của công trình và độ kết dính của xi măng.
3. Củng cố , dặn dò (3’)
- Xi măng được làm từ những vật liệu gì?
-Cần phải bảo quản xi măng như thế nào? Tại sao?
Người ta nung đất sét, đá vôi và một số chất khác ở nhiệt độ cao rồi nghiền nhỏ thành bột mịn. Đó là xi măng. Xi măng khi trộn với nước thì không tan mà trở nên dẻo, nhanh khô, kết thành tảng, cứng như đá nên nó là vật liệu không thể thiếu để sản xuất ra vữa xi măng; bê tông; bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ các công trình từ đưn giản đến phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thủy điện...Xi măng rất cần thiết cho xây dựng. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều các nhà máy xi măng lớn, hiện đại đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
- Dặn dò – nhận xét:
Về nhà chuẩn bị bài 29: Thủy tinh
-Vài HS trả lời câu hỏi của GV .
-Nghe giới thiệu bài
-Làm việc nhóm đôi.
-Dùng để xây nhà, đắp bồn hoa,làm chậu hoa, lát sân, làm cầu, làm ngói lợp, bèo xi măng...
-Nhà máy xi măng Hoàng Thạch ( Hải Dương), nhà máy xi măng Hà Giang (Hà Giang ), nhà máy xi măng Bút Sơn ( tỉnh Hà Nam), Nhà máy xi măng Hải Phòng ( Hải Phòng), Nhà máy xi măng Hoàng Mai( Nghệ An), Nhà máy xi măng Bỉm Sơn ( Thanh Hóa), Nhà máy xi măng Hà Tiên ( Kiên Giang)...
- Ở Miền Bắc
- Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
- Vì ở Miền Bắc có nhiều núi đá vôi.
- Xi măng ở dạng bột mịn, màu xám xanh hoặc nâu đất, có loại xi măng trắng.
- Khi trộn với nước, xi măng không tan mà trở nên dẻo , rất nhanh khô. Khi khô kết thành tảng, cứng như đá.
- Hs nêu.
- Vì xi măng ở dạng bột có thể gây bụi bẩn, xi măng gặp nước hay không khí ẩm sẽ khô và kết tảng, cứng như đá không sử dụng được. Lúc này xi măng mất tác dụng hay còn gọi là xi măng chết.
-Làm việc theo bàn: Hs thảo luận và hoàn thành phiếu bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Xi măng, cát, nước trộn đều với nhau tạo thành vữa xi măng.
2. Vữa xi măng có dạng bột dẻo, dễ gắn kết gạch ngói, nhanh khô. Khi khô trở nên cứng, không bị rạn nứt, không thấm nước.
3. Vữa xi măng thường được dùng để xây nhà, trát tường, trát các bể chứa.
4. Trộn đều xi măng, cát, đá và nước ta được bê tông.
5. Bê tông là một hỗn hợp chịu nén, được dùng để lát đương, đổ trần, móng nhà...
- Được làm bằng bê tông.
6. Trộn đều xi măng, cát, đá và nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép ta được bê tông cốt thép.
7. Bê tông cốt thép được dùng để xây dựng các nhà cao tầng, cầu, đập nước, các công trình công cộng...
- Các trụ tường.
8. Vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu vì khi khô vữa xi măng trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Các dụng cụ làm với vữa xi măng cũng phải rửa ngay.
- Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
- Cần phải để các bao xi măng ở nơi khô ráo, thoáng khí. Vì xi măng là dạng bột, có thể gây bụi bẩn, xi măng gặp nước hay không khí ẩm sẽ khô, kết tảng, cứng như đá.
File đính kèm:
- khoa hoc 5 bai xi mang.doc