I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể :
· Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
· Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và hạn chế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
· Hình trang 16, 17 SGK.
· Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn.
· Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, tôm, cua
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
Bài 7 : TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể :
Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và hạn chế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 16, 17 SGK.
Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn.
Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, tôm, cua
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 11 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
Mục tiêu :
Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
- Thảo luận theo nhóm.
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
- Một vài HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét vàø bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh
Kết luận: Như SGV trang 47
Hoạt động 2 : LÀM VIỆC VỚI SGK TÌM HIỂU THÁP DINH DƯỠNG CÂN ĐỐI
Mục tiêu:
Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và hạn chế.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS nghiên cứu “Tháp dinh dưỡng cân đối trung bình cho một người trong một tháng” trang 17 SGK.
- HS làm việc cá nhân.
Bước 2 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu 2 HS thay nhau đặt và trả lời câu hỏi: Hãy nói tên nhóm thức ăn:cần ăn đủ ; ăn vùa phải ; ăn có mức độ ; ăn ít ; ăn hạn chế.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp. HS khác bổ sung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai.
Bước 3 : Làm việc cả lớp
GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp dưới dạng đố nhau.
- 2 HS đố nhau. HS 1 yêu cầu HS2 kể tên các thức ăn cần ăn đủ.
Kết luận:
Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, chất khoáng và chất xơ càn ăn đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và hạn chế ăn muối.
Hoạt động 3: TRÒ CHƠI ĐI CHỢ
Mục tiêu:
Biết lựa chọn các thứuc ăn cho từng bữa một cáh phù hợp có lợi cho sức khỏe.
Cách tiến hành :
Bước 1 : GV hướngdẫn cách chơi.
- Nghe GV hướngdẫn cách chơi.
Bước 2:
- HS chơi như đã hướng dẫn.
Bước 3:
Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn đồ uống mà mình đã lựa chọn cho từng bữa.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
KHOA HỌC
Bài 8 : TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có thể :
Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thựcvật.
Nêu ích lợi của việc ăn cá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 18, 19 SGK.
Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 12 (VBT)
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI THI KỂ TÊN CÁC MÓN ĂN CHỨA NHIỀU CHẤT ĐẠM
Mục tiêu :
Lập được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức
- GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói trước.
- Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói trước.
Bước 2 : Cách chơi và luật chơi
- GV nêu cách chơi và luật chơi
Bước 3 : Thực hiện
- Hai đội bắt đầu chơi theo hướng dẫn của GV.
- GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến của cuộc chơi.
Hoạt động 2 : TÌM HỂU LÍ DO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
Mục tiêu:
- Kể tên một số món ăn vừa cung cấp đạm động vật và đạm thựcvật.
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thựcvật
Cách tiến hành :
Bước 1 : Thảo luận cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật và đạm thực vật.
- GV hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
- HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em đã lập nên qua trò chơi à chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật và đạm thực vật.
- HS trả lời.
Bước 2 : Làm việc với phiếu học tập theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm, nội dung phiếu học tập như SGV trang 50
- HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày.
Kết luận:
- Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ dưỡng tỉ lệ khác nhau. Aên kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Trong tổng số đạm cần ăn, nên ăn tư 1/3 đến 1/2 đạm động vật.
- Ngay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn thịt ở mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, vì đạm cá dễ tiêu thụ hơn đạm thịt ; tối thiểu nên ăn một tuần ba bữa cá.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK.
- 1 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- KH TUAN 4.doc