Giáo án môn Khoa học 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 2

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết :

· Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao dổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó.

· Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể.

· Trình bày được sự phối hợp hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hô hấp tuần hòan, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giũa cơ thể với môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình trang 8, 9 SGK.

· Phiếu học tập.

· Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ”.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

 

doc5 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC Bài 3 : TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp) I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết : Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao dổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó. Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể. Trình bày được sự phối hợp hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hô hấp tuần hòan, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giũa cơ thể với môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 8, 9 SGK. Phiếu học tập. Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ”. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 4 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : LÀM VIỆC VỚI PHIẾU HỌC TẬP Mục tiêu : - Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao dổi chất và những cơ quan thực hiện quá trình đó. - Nêu được vai trò của cơ quan tuần hòan trong quá trình trao đổi chất xảy ra bên trong cơ thể. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 31. - HS làm việc với phiếu học tập. Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp - Gọi HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp. - Một vài HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp. - GV chữa bài. Bước 3 : Thảo luận cả lớp GV hỏi: Một số HS lần lượt trả lời câu hỏi. - Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, hãy nêu lên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường? - Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó? - Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể? Kết luận: Như SGV trang 32 Hoạt động 2 : TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN SỰ TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI Mục tiêu: Trình bày được sự phối hợp hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hô hấp tuần hòan, bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giũa cơ thể với môi trường. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm : một sơ đồ như hình 9 trong SGK và các tấm phiếu rời co ghi những từ còn thiếu (chất dinh dưỡng ; ô-xi ; khí các-bô-níc ; ô-xi và các chất dinh dưỡng ; khí các-bô-níc và các chất thải ; các chất thải). - HS nhận bộ đồ chơi. - GV hướng dẫn cách chơi. Bước 2 : Trình bày sản phẩm - GV yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm của mình. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. - GV yêu cầu các nhóm làm giám khảo để chấm về nội dung và hình thức của sơ đồ. Bước 3 : GV yêu cầu các nhóm trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể trong qua trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. - Đại diện các nhóm trình bày Bước 4 :Làm việc cả lớp GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong SGV trang 34 Kết luận: - Nhờ có cơ quan tuần hòan mà quá trình trao đổi chất diễn ra ở bên trong cơ thể được thực hiện. - Nếu một trong các cơ quan hô hấp, bài tiết tuần hòan, tiêu hóa ngừng hoạt động, sự trao đổi chất sẽ ngừng và cơ thể sẽ chết. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : KHOA HỌC Bài 4 : CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN. VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có thể : Sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật. Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Nói tên và vai trò của thức ăn chứa chất bột đường. Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 10, 11 SGK. Phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 5 (VBT) GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TẬP PHÂN LOẠI THỨC ĂN Mục tiêu : - HS biết sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật. - Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu nhóm 2 HS mở SGK và cùng nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10. - 2 HS ngồi cạnh nhau nói với nhau về tên các thức ăn đồ uống mà bản thân các em thường dùng hằng ngày. - Tiếp theo, HS sẽ quan sát các hình trong trang 10 và cùng với bạn hoàn thành bảng như SGV trang 35. - HS quan sát các hình trong trang 10 và cùng với bạn hoàn thành bảng. Bước 2 : Lảm việc cả lớp - Gọi HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp. - Đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. Kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau: - Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn thức ăn động vật hay thực vật. - Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG Mục tiêu: Nói tên và vai trò của thức ăn chứa chất bột đường. Cách tiến hành : Bước 1 : Làm việc với SGK theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình ở trang11 và nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chất bột đường. - Tiến hành thảo luận theo cặp đôi. Bước 2 : Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong GSV trang 37 - HS trả lời câu hỏi. Kết luận: Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai sắn, củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loaị này. Hoạt động 3 : XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CỦA CÁC THỨC ĂN CHỨA NHIỀU BỘT ĐƯỜNG Mục tiêu: Nhận ra nguồn gốc của những thức ăn chứa chất bột đường. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV phát phiếu học tập, nội dung phiếu học tập như SGV trang 38. - HS làm việc với phiếu học tập. Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp - Gọi HS trình bày kết quả làm việc với phiếu học tập trước lớp. - Một số HS trình bày, HS khác bổ sung nếu bạn làm sai. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docKH TUAN 2.doc
Giáo án liên quan