Giáo án môn học Lớp 5 - Tuần 34

Tiết 1: Chào cờ

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP.

I. Mục tiêu:

 - Biết giải bài toán về chuyển động đều.

 - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

 - Bảng phụ, bảng hệ thống công thức toán chuyển động.

III. Các hoạt động:

1. Khởi động:

2. Bài cũ: Luyện tập.

-Sửa bài 4 trang 171 SGK

- Giáo viên nhận xét bài cũ.

3. Bài mới: Luyện tập (tiếp)

4. Phát triển các hoạt động:

v Hoạt động 1: Luyện tập

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học Lớp 5 - Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng, yêu cầu (tả ngôi nhà của em; tả cánh đồng lúa quê em vào ngày mùa; tả một đường phố đẹp; một khu vui chơi, giải trí). + Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng). Có thể nêu một số ví dụ cụ thể kèm tên học sinh. * Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên học sinh. c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, chưa đạt). v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài. Giáo viên trả lời cho từng học sinh. a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình. b) Hướng dẫn chữa lỗi chung. Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu - Học sinh chép bài chữa vào vở. c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài. Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc. v Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay. - Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh. 5. Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận tiết học: Hát Hoạt động lớp. - Theo dõi - Nghe - Nghe Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân. 1 học sinh đọc thành tiếng mục 1 trong SGK _ “Tự đánh giá bài làm của em”. Cả lớp đọc thầm lại. Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn. - Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp. Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. Đọc lời nhận xét của cô giáo, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, sử lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết. Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi. Hoạt động lớp. - học sinh đọc thành tiếng mục 3 trong SGK (Học tập những đoạn văn, bài văn hay). Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình. Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải. Tiết 5: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. I. Mục tiêu: - HS Biết kể một chuyện về một lần em (hoặc bạn em) đã phát biểu trao đổi, tranh luận về một vấn đề chung, thể hiện ý thức của một chủ nhân tương lai. - Biết trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện. - Biết lắng nghe, thể hiện được ý kiến riêng của bản thân. II. Chuẩn bị: Tranh, ảnh nói về thiếu nhi phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận để bày tỏ quan điểm. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HS A- KTBC - YC HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. - Nhận xét, ghi điểm. B- BM 1- Giới thiệu bài. - Ghi tên bài lên bảng. 2- HD HS hiểu yêu cầu của đề bài: - Cho 1 HS đọc đề bài. Đề bài: 1) Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi. 2) Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội. 3- Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - Cho HS phân tích đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp. - Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK. -Gợi ý, hớng dẫn HS - Kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện. - Mời một số em nói tên câu chuyện của mình. - YC HS lập nhanh dàn ý câu chuyện. a) Kể chuyện theo cặp - Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Đến từng nhóm giúp đỡ, hớng dẫn. b) Thi kể chuyện trước lớp: - Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể: + Nội dung câu chuyện có hay không? + Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, + Cách dùng từ, đặt câu. - Cả lớp và GV bình chọn: +Bạn có câu chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện có hấp dẫn nhất. C- C2-D2 - Nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau - 1 Hs kể. - Nghe. - 1 HS đọc đề. - Giới thiệu câu chuyện định kể. - Viết ra nháp dàn ý câu chuyện. - Kể và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Cử đại diện thi kể. - Nhận xét bạn kể. - Bình chọn. - Nghe. Ngày soạn: 28/4/2011 Ngày giảng: 29/4/2011 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết thực hành tính nhân, chia ; vận dụng để tìm thành phần cha biết của phép tính và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. II.Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu 3 dạng toán về tỉ số phần trăm. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (176): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Mời 1 HS nêu cách làm. -Cho HS làm bài vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2 (176): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (176): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (176): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hớng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học - Thực hiện y/c - Theo dõi *Kết quả: a) 23 905 ; 830 450 ; 746 028 b) 1/ 9 ; 495/ 22 ; 374/ 561 c) 4,7 ; 2,5 ; 61,4 *VD về lời giải: 0,12 x X = 6 X = 6 : 0,12 X = 50 *Bài giải: Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là: 2400 : 100 x 35 = 840 (kg) Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ 2 là: 240 : 100 x 40 = 960 (kg) Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong 2 ngày đầu là: 840 + 960 = 1800 (kg) Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ 3 là: 2400 – 1800 = 600 (kg) Đáp số: 600 kg. *Bài giải: Vì tiền lãi bao gồm 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm: 100% + 20% = 120% (tiền vốn) Tiền vốn để mua số hoa quả đó là: 1800000 : 120 x 100 = 1500000 (đồng) Đáp số: 1 500 000 đồng. Tiết 2: Mĩ thuật Tiết 3: địa lí ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu: - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện ( vị trí địa lý, đặc điểm thiên nhiên), dân cư hoạt động kinh tế ( một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu A, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại Dương, châu Nam Cực. - GD hs ý thức tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Thế giới. Quả Địa cầu. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1- GTB - Giới thiệu bài. - Ghi tên bài lên bảng. 2- Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp) - Cho cả lớp thảo luận các câu hỏi: + Châu Á tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào? + Nêu một số đặc điểm về dân cư, kinh tế của châu Á? + Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Phi? 3- Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) - Chia lớp thành 3 nhóm. - Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. Nội dung phiếu như sau: + Nêu một số đặc điểm chính về Liên Bang Nga. + Hoa Kì có đặc điểm gì nổi bật? + Hãy kể tên những nước láng giềng của Việt Nam? - YC HS trong nhóm trao đổi để thống nhất kết quả rồi điền vào phiếu. - Mời đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt. 4- C2-D2 - Nhận xét giờ học. - Nhắc học sinh về học bài để giờ sau kiểm tra. - Nghe. - Thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Nhận phiếu. - Thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. - Cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Nghe. Tiết 4: Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. I. Mục tiêu: - Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được cô chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi cô yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn. - Giáo dục học sinh yêu quí mọi người xung quanh. II. Chuẩn bị: III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra vở, chấm điểm bài làm của một số học sinh về nhà đã viết lại một đoạn hoặc cả bài văn tả cảnh sau tiết trả bài; ghi điểm vào sổ lớp. 3. Giới thiệu bài mới: Ghi đầu bài 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả người (tuần 33, tr.188); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý b) Nhận xét về kết quả làm bài: Những ưu điểm chính: + Xác định đề: Đúng với nội dụng, yêu cầu của đề bài (tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy em; tả một người ở địa phương em; tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em ấn tượng sâu sắc). +Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng). Nêu một vài ví dụ cụ thể kèm tên học sinh. Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ. c) Thông báo điểm số cụ thể (số điểm giỏi, khá, trung bình, yếu). v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài. Giáo viên trả bài cho từng học sinh. a) Hướng dẫn chữa lỗi chung. Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ. Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu. b) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài. Đọc lời nhận xét của cô giáo, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, sửa lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết. Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc. v Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay. Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo. 5. Tổng kết - dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học: + Hát -Hs lắng nghe - Theo dõi Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. Học sinh chép bài chữa vào vở. Trao đổi bài với bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả chữa lỗi. Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn. Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình, viết lại cho hay hơn. Tiết 5: Sinh hoạt

File đính kèm:

  • docTuan 34.doc