Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 20, 21

Bài ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN

BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 – 1954)

I.Mục tiêu:

- Biết sau Cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ “giặc”: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”.

- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:

+ Từ 19/12/1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

+ Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Bảng phụ ghi sẵn “địa danh tiêu biểu”.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 20, 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c. Kết luận : Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng, ẩm. Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản, dầu khí. - Rút ra nội dung chính của bài. e. Củng cố, dặn dò: - Nêu một số đăc điểm về dân cư, về hoạt động sản xuất của châu Á, Đông Nam Á? - Chuẩn bị bài sau: Các nước láng giềng của Việt Nam. - Nhận xét tiết học. - HS hát - HS trả lời - HS làm việc theo hướng dẫn. - Người dân châu Á chủ yếu là người da vàng. Sống tập trung đông đúc tại các vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. - HS theo dõi . - HS liên hệ . - HS làm việc. - HS nêu: trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô, - HS làm việc theo nhóm đôi; đại diện nhóm báo cáo, số khác nhận xét. - HS theo dõi . -HS nghe. - Tên 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, My-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Bru-nu-nây, In-đô-nê-xi-a, Đông-ti-mo (ASEAN) - HS suy luận . - Núi là chủ yếu, có độ cao trung bình; đồng bằng nằm dọc sông lớn (Mê Công) và ven biển -HS trả lời. -HS nghe . -HS trả lời. Tuần 21 Môn: Lịch sử lớp 5 Bài: NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT I.Mục tiêu: - Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954: + Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. + Mĩ – Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm; thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội. - Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu. - HS: Chuẩn bị bài. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1. Kiểm tra bài cũ : - Hãy nêu một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp? - GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới : a. GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hoạt động 1 : (Làm việc cả lớp) - Cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi: 1. Nêu tình hình nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ? (Sau thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ , ngày 21-7-1954 thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ , chấm dứt chiến tranh , lập lại hoà bình ở Việt Nam . Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc , nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng & Bác Hồ đã đoàn kết xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc & đấu tranh chống âm mưu chia cắt nước ta của đế quốc Mĩ). 2. Hãy nêu nội dung chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ? (Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc . Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc , chuyển vào miền Nam . Đến tháng 7-1956 , nhân dân hai miền Nam – Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử , thống nhất đất nước). - GV cho HS quan sát tranh SGK kết hợp với bản đồ hành chính Việt Nam cho HS chỉ sông Bến Hải, giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt nước ta. c. Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi: + N1: Nguyện vọng của nhân dân ta là sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp, nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không? Tại sao? + N2: Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm được thể hiện qua những hành động nào? + N3: Nhân dân ta phải làm gì để có thể xoá bỏ nỗi đau chia cắt? - GV kết luận. - Rút ra nội dung chính của bài. d. Củng cố, dặn dò: - Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ. - Chuẩn bị bài sau : “ Bến tre đồng khởi “ - Nhận xét tiết học . - HS trả lời . - HS nêu, HS khác bổ sung . - HS chỉ trên bản đồ. - HS làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác bổ sung. - HS đọc lại. Tuần 21 Môn: Địa lý lớp 5 Bài CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM I.Mục tiêu: - Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lý của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này. - Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào: + Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. + Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo. - Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại. * HS khá, giỏi: Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lý và địa hình. * Tích hợp GD môi trường: mối quan hệ giữa dân số đông với môi trường. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Các nước châu Á; Bản đồ Tự nhiên châu Á - Tranh ảnh về dân cư, hoạt động kinh tế của các nước Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc (nếu có) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : - Nêu một số đăc điểm về dân cư, về hoạt động sản xuất của châu Á, Đông Nam Á? - GV nhận xét và cho điểm. 3- Bài mới : a. GV giới thiệu và ghi tựa bài. Cam-pu-chia b. HĐ 1: (làm việc theo nhóm) - Bước 1: + Quan sát hình 5 ở bài 18, nêu vị trí địa lý và thủ đô của Cam-pu-chia? + Đọc đoạn văn về Cam-pu-chia trong SGK để nêu địa hình và các ngành sản xuất chính của nước này. - Bước 2: HS kẻ bảng và ghi lại kết quả đã tìm hiểu: Nước Vị trí địa lý Địa hình chính Sản phẩm chính Kết luận : Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam Á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản . Lào c. HĐ 2: - Bước 1: + Quan sát hình 5 ở bài 18, nêu vị trí địa lý và thủ đô của Lào? + Đọc đoạn văn về Lào trong SGK để nêu địa hình và các ngành sản xuất chính của nước này. - Bước 2: HS kẻ bảng và ghi lại kết quả đã tìm hiểu: Nước Vị trí địa lý Địa hình chính Sản phẩm chính * HS khá, giỏi: Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lý và địa hình. - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và nhận xét các công trình kiến trúc, phong cảnh của Cam-pu-chia và Lào . - GV giải thích cho HS biết ở hai nước này có nhiều người theo đạo Phật, trên khắp đất nước đều có chùa Kết luận: Có sự khác nhau về vị trí địa lí, địa hình ; cả hai nước này đều là nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp . Trung Quốc . d. HĐ 3: (làm việc theo nhóm và cả lớp) - Bước1: HS quan sát hình 5 bài 18 cho biết Trung Quốc thuộc khu vực nào của Châu Áù và đọc tên thủ đô của Trung Quốc? Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung Quốc? - Bước 2: Đại diện nhóm trình bày kết quả. Số khác bổ sung. GV nhận xét. - Bước 3: GV bổ sung : Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới (sau L.B Nga và Ca-na-đa) và có số dân đông nhất thế giới, trung bình cứ 5 người dân trên thế giới thì có 1 người là Trung Quốc. (Nếu so sánh với Việt Nam, diện tích Trung Quốc lớn gấp gần 30 lần diện tích nước ta, dân số chỉ gấp 16 lần; điều này cho thấy mật độ dân số nước ta rất cao). * Tích hợp GD môi trường: mối quan hệ giữa dân số đông với môi trường. - Bước 4: GV cho HS cả lớp quan sát hình 3 và hỏi HS nào biết về Vạn Lí Trường Thành của Trung Quốc . - Bước 5: GV cung cấp thông tin về một số ngành sản xuất nổi tiếng của Trung Quốc thời xưa (tơ lụa, gốm, sứ, chè,) tới nay (máy móc, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ chơi,..) và cho HS biết phần lớn các ngành sản xuất tập trung ở miền Đông, nơi có các đồng bằng châu thổ của các sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà). Miền Đông cũng là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm của Trung Quốc. Kết luận : Trung Quốc có diện tích lớn, số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với một số mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng. - Rút ra nội dung chính của bài. e. Củng cố, dặn dò: - Dựa vào lược đồ nêu vị trí địa lý của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này. - Chuẩn bị bài sau: Châu Âu. - Nhận xét tiết học . - HS hát -HS trả lời -HS nhắc lại tựa bài. - HS nghe . - HS làm việc. - Cam-pu-chia thuộc khu vực Đông Nam Á; giáp Việt Nam, Lào, Thái Lan và vịnh Thái Lan; địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo trũng (ở giữa có Biển Hồ); các ngành sản xuất chính là trồng lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt cá . - Lào thuộc khu vực ĐNÁ, giáp: Việt Nam, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia. Không giáp biển. Địa hình chính: Núi và cao nguyên. Sản phẩm chính: Quế, cánh kiến, gỗ, lúa gạo, - HS quan sát hình 1 và 2 - Trung Quốc trong khu vực Đông Á. Thủ đô là Bắc Kinh. Là nước có diện tích lớn và dân số đông nhất thế giới. - HS nghe . - Là di tích lịch sử vĩ đại, nổi tiếng; được xây dựng nhằm bảo vệ đất nước, nay là địa điểm du lịch nổi tiếng . - HS nghe . - HS đọc lại. - HS nêu. - HS xem bài trước. Xem của Tổ trưởng Duyệt của PHT Ngày: .. Tổ trưởng Ngày: .. P. Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docLS+DL T.20+21.DOC.doc
Giáo án liên quan