I. Mục tiêu:
Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858-1945 :
+ Năm 1858: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
+ Đầu TK XX phong trào Đông Du của Phan Bội Châu
+ Ngày 3-2-1930: Đảng CSVN ra đời
+ Ngày 19-8-1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
+ Ngày 2-9 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng kẻ sẵn bảng thống kê.
- Giấy khổ to kẻ sẵn các ô chữ của trò chơi: Ô chữ kỳ diệu.
- Cờ cho các nhóm.
6 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: / /
TUẦN 11 LỊCH SỬ
ÔN TẬP: HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858 - 1945)
I. Mục tiêu:
Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858-1945 :
+ Năm 1858: Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
+ Nửa cuối thế kỉ XX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.
+ Đầu TK XX phong trào Đông Du của Phan Bội Châu
+ Ngày 3-2-1930: Đảng CSVN ra đời
+ Ngày 19-8-1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội
+ Ngày 2-9 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng kẻ sẵn bảng thống kê.
- Giấy khổ to kẻ sẵn các ô chữ của trò chơi: Ô chữ kỳ diệu.
- Cờ cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
+ Em hãy tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ Tuyên ngôn độc lập.
- Nhận xét, cho điểm
+ Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2-9-1945.
3/ Giới thiệu bài:
Chúng ta cùng ôn lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu.
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1
Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu
từ 1858 đến 1945
- Treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung.
- Học sinh đọc lại bảng thống kê.
- Chọn 1 học sinh giỏi điều khiển các bạn trong lớp đàm thoại để xây dựng bảng thống kê. Hướng dẫn học sinh này cách đặt câu hỏi cho các bạn về từng sự kiện.
- Cả lớp làm việc dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
Bảng thống kê
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản của sự kiện
Các nhân vật tiêu biểu
Hoạt động 2
Trò chơi: Ô chữ kỳ diệu
- Giáo viên giới thiệu trò chơi
+ Trò chơi tiến hành cho 3 đội chơi.
Tham gia trò chơi
+ Lần lượt các đội chơi được bạn chọn từ hàng ngang, giáo viên đọc gợi ý của từ hàng ngang, 3 đội cùng nghĩ, đội phất cờ nhanh giành được quyền trả lời.
Đúng được 10 điểm, sai không được điểm, đội khác được quyền trả lời. Cứ tiếp tục chơi.
+ Trò chơi kết thúc khi tìm được từ hàng dọc. Đội tìm được từ hàng đọc được 30 điểm.
+ Đội nào dành được nhiều điểm nhất là đội chiến thắng.
+ Nội dung câu hỏi: Trang 70 STKBG
Củng cố, dặn dò: GV hệ thống lại kiến thức.
Chuẩn bị bài sau
Hệ thống lại các sự kiện LS vừa học
Ngày dạy: / /
TUẦN 12 LỊCH SỬ
VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO
I. Mục tiêu:
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn “giặc đói”,”giặc dốt” , “giặc ngoại xâm”.
- Các biện pháp nhân dân ta đó chống lại “giặc đói”, “giặc dốt “: quyên góp gạo cho người nghèo,tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài mới
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước ta trở thành một nước độc lập, song thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Bác và Chính phủ quyết tâm đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập và chủ quyền đất nước. Bài học đầu tiên về giai đoạn này giúp các em hiểu tình hình đất nước sau ngày 2-9-1945.
Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
+ Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc".
+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?
+ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra?
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là giặc?
- Học sinh đọc từ "Từ cuối năm sợi tóc" thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi:
- Tình thế vô cùng bấp bênh, nguy hiểm, đất nước gặp muôn vàn khó khăn.
- Hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn, 90% người mù chữ v.v...
- Đồng bào ta chết đói, không đủ sức chống giặc ngoại xâm.
- Chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm.
Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt
- Yêu cầu: Quan sát hình minh họa 2, 3 trang 25, 26 SGK.
+ Hình chụp cảnh gì?
+ Em hiểu thế nào là "Bình dân học vụ"
- Yêu cầu học sinh bổ sung thêm các ý kiến khác.
Hình 2: Nhân dân đang quyên góp gạo.
Hình 3: Chụp một lớp bình dân học vụ.
- Lớp dành cho người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.
Hoạt động 3: ý nghĩa của việc đẩy lùi "Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"
+ Chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn, việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?
+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua được cơn hiểm nghèo, uy tín của Chính phủ và Bác Hồ như thế nào?
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng và cho thấy sức mạnh to lớn của nhân dân ta.
- Nhân dân một lòng tin tưởng vào Chính phủ, vào Bác Hồ để làm CM
Hoạt động 4: Bác Hồ trong những ngày diệt
"Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm"
+ Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
Kết luận: Hình ảnh Bác Hồ nhịn ăn để góp gạo cứu đói cho dân khiến toàn dân cảm động, một lòng theo Đảng, theo Bác làm cách mạng.
- 1 em đọc câu chuyện về Bác Hồ trong đoạn "Bác HVT cho ai được".
- Một số học sinh nêu ý kiến.
3. Củng cố, dặn dò
-Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo.
- Dặn dò : Chuẩn bị bài sau
- Hệ thống lại các kiến thức vừa học.
Ngày dạy: / /
TUẦN 13 LỊCH SỬ
"THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC"
I. Mục tiêu:
Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp:
+ Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Rạng sáng ngày 19/12/1946 ta quyết định toàn quốc kháng chiến.
+ Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.
II. Đồ dùng dạy -học:
- Các hình minh họa trong SGK.
- Tư liệu về Ngày toàn quốc kháng chiến
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ,
+ Vì sao nói: Ngay sau cách mạng Tháng Tám nước ta ở trong tình thế "Nghìn cân treo sợi tóc".
+ N.dân ta đã làm gì để chống lại "giặc đói" và "giặc dốt" ?
- Nhận xét ghi điểm
-Trả lời câu hỏi.
-Theo dõi, nhận xét bổ sung
2/ Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta
+ Sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì?
+ Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
+ Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?
- Lắng nghe
- Đánh chiếm Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng.
- Gửi tối hậu thư .
- Xâm lược nước ta một lần nữa.
- Cầm súng đứng lên chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
+ Ngày 20-12-1946 có sự kiện gì xảy ra?
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì? Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất?
- Giáo viên mở rộng thêm.
- Đêm 18 rạng sáng 19-12-1946
- Đài TNVN phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- 1 HS đọc lời kêu gọi của Bác Hồ
- Cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.Câu: Chúng ta thà hy sinh.
Hoạt động 3:"Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh"
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
+ ở các địa phương nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào?
-Đàm thoại:
+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?
+ Hình minh họa chụp cảnh gì? Cảnh này thể hiện điều gì?
+ ở các địa phương, nhân dân đã chiến đấu với tinh thần như thế nào?
Kết luận: Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả dân tộc Việt Nam đã đứng lên kháng chiến với tinh thần "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
Đọc SGK, quan sát hình minh họa
- Học sinh làm việc theo nhóm
- 3 học sinh thi thuật lại.
- Cả lớp bổ sung ý kiến và bình chọn bạn thuật lại đúng, hay nhất.
- Cảnh ở phố Mai Hắc Đế (HN), nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế dựng chiến lũy để ngăn cản quân Pháp
- Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Một số học sinh trình bày.
-HS liên hệ về cuộc chiến đấu của nhân dân quê hương em trong những ngày toàn quốc kháng chiến.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV chốt lại các nội dung HS cần nhớ
+ Nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
- HS hệ thống lại các kiến thức vừa học.
+ Tổng kết giờ học, chuẩn bị bài sau
File đính kèm:
- GA LS5_T11-13.doc