A . MỤC TIÊU :
Học xong bài này , học sinh nêu được :
- Đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ . âm mưu chia cắt lâu dài nước ta .
- Để thống nhất ,chúng ta phải cầm súng chống Mĩ – Diệm
B . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bản đồ hành chính Việt Nam .
- Các hình minh hoạ sách giáo khoa phóng to ( Nếu có điều kiện ).
- Phiếu học của học sinh .
C . MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
I. Kiểm tra bài cũ .
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Trường Tiểu Học Tam Hoà - Nước nhà bị chia cắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ : Bài 19
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
&
A . MỤC TIÊU :
Học xong bài này , học sinh nêu được :
Đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ . âm mưu chia cắt lâu dài nước ta .
Để thống nhất ,chúng ta phải cầm súng chống Mĩ – Diệm
B . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Bản đồ hành chính Việt Nam .
Các hình minh hoạ sách giáo khoa phóng to ( Nếu có điều kiện ).
Phiếu học của học sinh .
C . MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
I. Kiểm tra bài cũ .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
II. Bài mới .
1. Giới thiệu bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giáo viên cho học sinh quan sát hình chụp cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải , giới tuyến quân sự tạm thời giữa 2 miền Nam – Bắc .
Giáo viên giới thiệu : Sông Bến Hải là nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt giữa 2 miền Nam – Bắc nước ta hơn 21 năm . Vì sao đất nước ta lại bị chia cắt ? Kẻ nào đã gây ra tọi cá đó ? Nhân dân ta đã làm gì để xoá bớt nỗi đau chia cắt ? Bài học lịch sử hôm nay sẽ giúp các em nắm rõ vấn đề này .
2. Hoạt động 1: Nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu các vấn đề sau :
+ tìm hiểu nghĩa của các khái niệm : Hiệp định , hiệp thương , tổng tuyển cử , tố cộng , diệt cộng , thảm sát .
+ Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
+ Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì ?
+ Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta ?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến về các vấn đề nêu trên .
- Giáo viên nhận xét phần làm việc của học sinh .
- Học sinh tự đọc sách giáo khoa ,làm việc cá nhân để tìm câu trả lời cho từng câu hỏi .
Hiệp định là văn bản ghi lại những nội dung do các bên liên quan kí .
Hiệp thương : tổ chức hội nghị đại biểu ha miền Nam – Bắc để bàn về việc thống nhất đất nước .
Tổng tuyển cử : Tổ chức bầu cử trong cả nước .
Tố cộng : tổ chức tố cáo ,bôi nhọ những người tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mĩ – Diệm .
Diệt cộng : tiêu diệt những người Việt cộng .
Thảm sát : Giết hại hàng loạt chiến sĩ Cách mạng và đồng bào miền Nam một cách dã man .
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ là hiệp định pháp kí với ta sau khi chúng thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ . Hiệp định kí ngày 21-7-1954.
+ Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh ,lập lại hoà bình ở Việt Nam . Theo hiệp định , sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc . Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc , chuyển vào miền Nam . Đến tháng 7-1956, nhân dân 2 miền Nam – Bắc sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước .
+ Hiệp định thể hiện mong muốn độc lập ,tự do và thống nhất đất nước của dân tộc ta .
+ Mỗi học sinh trình bày 1 vấn đề , các học sinh khác theo dõi và bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh .
3. Hoạt động 2 : Vì sao nước ta bị chia cắt thành 2 miền Nam – Bắc ?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm cùng thảo luận để giải quyết các vấn đề sau :
+ Mĩ có âm mưu gì ?
+ Nêu dẫn chứng về việc Đế quốc Mĩ cố tình phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ .
+ Những việc làm của Đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc ta ?
+ Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt , dân tộc ta phải làm gì ?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận trước lớp . Giáo viên có thể ghi câu hỏi của học sinh thành sơ đồ sau :
- Học sinh làm việc theo nhóm , thảo luận thống nhất ý kiến , ghi ra phiếu học tập của mỗi nhóm .
+ Mĩ âm mưu thay chân Pháp xâm lược Miền Nam Việt Nam .
* Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm .
* Ra sức chống phá lức lượng Cách mạng .
* Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương ,tổng tuyển cử , thống nhất đất nước .
* Thực hiện chính sách “ tố cộng ” “ diệt cộng” với khẩu hiệu “ Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót ”.
+ Đồng bào ta bị tàn sát ,đất nước ta bị chia cắt lâu dài .
+ Chúng ta lại tiếp tục đứng lên cầm súng chống đế quốc Mĩ và tay sai .
- Đại diện từng nhóm nêu ý kiến của nhóm mình . mỗi nhóm chỉ phát biểu về một vấn đề . Các học sinh khác theo dõi và bổ sung ý kiến .
Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
Hiệp định Giơ-ne-vơ bị
phá hoại . Nước nhà bị chia cắt
Ra sức chống phá lực lượng Cách mạng
Mĩ
Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương , tổng tuyển cử , thống nhất đất nước .
Thực hiện chính sách “ Tố cộng” ,
“ Diệt cộng ” dã man .
III. Củng cố dặn dò .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Giáo viên tổng kết bài : Nước Việt Nam là một , dân tộc Việt Nam là một . Nhân dân hai miền Nam – Bắc đều là dân của một nước . Âm mưu chia cắt nước Việt của đế quốc Mĩ là đi ngược lại nguyện vọng chính đang của dân tộc Việt Nam .
Trong những năm tháng đau xót ấy , nhà thơ Tố Hữu đã thay mặt đồng bào miền Bắc ,nhắn giửi ví dụ đồng bào miền Nam một niềm tin tất thắng :
“ Ai vô đó với đồng bào, đồng chí
Nói với nửa nước Việt Nam yêu quý
Rằng : nước ta là của chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Chúng ta là con một cha , nhà một nóc
Thịt với xương tim óc dính liền ’’ .
- Giáo viên tổng kết giời học , dặn dò học sinh về nhà học thuộc bài , tìm hiểu về phong trào ‘‘Đồng Khởi’’ của nhân dân Bến Tre .
File đính kèm:
- B¢i 19 Nước nh¢ bị chia cắt.doc