Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Trường Tiểu Học Tam Hoà - Đường Trường Sơn

A . Mục tiêu :

 Học xong bài này , học sinh nêu được :

- Ngày 19-5-1959 , Trưung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn .

- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông vận tải quân sự quan trọng để miền Bắc chi viện sức người , vũ khí , lương thực , cho chiến trường ,góp phần vào thắng lợi của Cách mạng miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta .

B . Đồ dùng dạy - học :

- Bản đồ hành chính Việt Nam .

- Các hình minh hoạ sách giáo khoa phóng to .

- Phiếu học của học sinh .

- Học sinh sưu tầm các tranh ảnh , tư liệu truyện kể về đường Trường Sơn , về

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Trường Tiểu Học Tam Hoà - Đường Trường Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ : ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN š&› A . Mục tiêu : Học xong bài này , học sinh nêu được : Ngày 19-5-1959 , Trưung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn . Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông vận tải quân sự quan trọng để miền Bắc chi viện sức người , vũ khí , lương thực , cho chiến trường ,góp phần vào thắng lợi của Cách mạng miền Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta . B . Đồ dùng dạy - học : Bản đồ hành chính Việt Nam . Các hình minh hoạ sách giáo khoa phóng to . Phiếu học của học sinh . Học sinh sưu tầm các tranh ảnh , tư liệu truyện kể về đường Trường Sơn , về những hoạt động của bộ đội và đồng bào ta trên đường Trường Sơn . C . Các hoạt động dạy - học chủ yếu: I.Kiểm tra Bài cũ : 3’. Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét,cho điểm . - Giáo viên hỏi : Em có biết đường Trường Sơn là đường nối từ đâu không ? - 3 học sinh lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau : + Nhà máy cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào ? + Nhà máy cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ? + Vì sao Đảng , Chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển Nhà máy cơ khí Hà Nội ? - HS nêu theo hiểu biết của mình . II. Bài mới : 30’. 1.Giới thiệu bài mới - Giáo viên giới thiệu bài : Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước , giữa chốn rừng xanh , núi đỏ , đèo dốc cheo leo của Trường Sơn , bộ đội , thanh niên xung phong đã “ Mở đường mòn Hồ Chí Minh ” , góp phần chiến thắng giặc Mĩ , giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước . Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này . - Học sinh chú lắng nghe. 2.Hoạt động 1: TRUNG ƯƠNG ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH MỞ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên treo bản đồ Việt Nam , chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn và đường Trường Sơn và nêu : đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hóa , qua miền Tây Nghệ An đến niền Đông Nam Bộ . Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống gồm nhiều con đường trên cả 2 tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn . - Giáo viên hỏi : + Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Nam - Bắc của nước ta ? + Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn ? + Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi trsn ? - Giáo viên nêu : Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam Trung ương Đảnh quyết định mở đường Trường Sơn . Cũng như trong kháng chiến chống Pháp , lần này ta cũng dựa vào rừng để bí mật và an toàn cho con đường huyết mạch nối miền Bắc hậu phương với miền Nam tiền tuyến . - Học sinh cả lớp theo dõi , sau đó 3 học sinh khác lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn trước lớp . - Mỗi ý kiến 1 học sinh phát biểu , nếu chưa đúng thì học sinh khác nêu lại . - Cả lớp thống nhất các ý kiến sau : + Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc - Nam của nước ta . + Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến , ngày 19-5-1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn . + Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện , quân ta dựa váo rừng để che mắt quân thù . 3.Hoạt động 2 : NHỮNG TẤM GƯƠNG ANH DŨNG TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm ,yêu cầu : + Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh . + Chia sẻ với các bạn những bức ảnh, câu chuyện , những bài thơ về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn mà em sưu tầm được . - Giáo viên cho học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp : + Tổ chức thi kể câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh . + Tổ chức trình bày thông tin ,tanh ,ảnh sưu tầm được ( Nhắc HS trình bày cả thông tin và các bức ảnh của sách giáo khoa ). + giáo viên nhận xét kết quả làm việc của học sinh , tuyên dương các nhóm tích cực sưu tầm và trình bày tốt . - Giáo viên kết luận : Trong những năm kháng chiến chóng Mĩ ,đường Trường Sơn từng diễn ra những chiến công , thấm đượm biết bao mồ hôi ,máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong. - Học sinh làm việc theo nhóm . + Lần lượt từng học sinh dựa vào sách giáo khoa và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh . + Các nhóm tập hợp thông tin , dán hoặc viết vào một tờ giấy khổ to . + 2 học sinh thi kể trước lớp . + Lần lượt các nhóm trình bày trước lớp . 4. Hoạt động 3 : TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp cùng suy nghĩ để trả lời câu hỏi : Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước chúng ta dân tộc ta ? - Giáo viên nêu : Hiểu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn với kháng chiến chống Mĩ của ta nên giặc Mĩ đã liên tục chống phá . Trong 16 năm ,chúng đã dùng máy bay thả xuống đường Trường Sơn hơn 3 triệu tấn bom đạn và chất độc ,nhưng con đường vẫn tiếp tục lớn mạnh . Em hãy nêu sự phát triển của con đường ? Việc Nhà nước ta xây dựng lại đường Trường Sơn thành con đường đẹp hiện đại có ý nghĩa như thế nào với công cuộc xây dựng đất nước của dân tộc ta ? - Học sinh trao đổi với nhau , sau đó nêu ý kiến trước lớp ,học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét . -HS cả lớp thống nhất ý kiến : Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước , đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối liền hai miền Nam Bắc ,trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu , đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực ,thực phẩm , đạn dược ,vũ khí ,thuốc men để miền Nam đánh kẻ thù . - Học sinh nghe , đọc sách giáo khoa và trả lời : Dù giặc Mĩ liên tục chống phá nhưng đường Trường Sơn ngày càng mở rộng thêm và vươn dài về phía Nam Tổ quốc . Hiên nay Đảng và Chính phủ ta đã xây dựng lại đường Trường Sơn ,con đường giao thông quan trọng nối 2 miền Nam - Bắc đất nước ta . Con đường đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc ta ngày nay . III .Củng cố dặn dò . - Giáo viên cung cấp thêm cho học sinh một số thông tin về đường Trường Sơn . Có thể lựa chọn các thông tin sau : Tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn dài 16.000km ,gồm 5 hệ thống đường trục dọc và 21 hệ thóng đường trục ngang , và một tuyến đường kín cho xe chạy ban ngày dài 3,140 km . Đế quốc Mĩ đã ném xuống đường Trường Sơn 7.726.700 quả bom phá . bom sát thương và hàng triệu quả mìn sát hị khác . Ta đã san lấp 78.000 hố bom , phá 2 vạn quả bom nỏ chậm và bom từ trường , đào đắp gần 29.000.000 m3. Từ ngày 24-7-1965 đến ngày 9-3-1974 các lực lượng phòng không không quân trên tuyến đường Trường Sơn đã bắn rơi 2.458 máy bay các loại ., các đơn vị bộ binh đã tiêu diệt 16.933 tên địch , bắt sống 1.296 tên , gọi hàng 10.000 tên . Bộ đội Trường Sơn có 77 đơn vị và 44 cán bộ chiến sĩ được tuyên dương anh hùng . Tập thể bộ đội Trường Sơn được nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nagỳ 3-6-1976 . Trong quá trình chiến đấu trên tuyến đường này có 19.387 cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ,có 32. 047 đồng chí bị thương . Hện nay Nhà nước ta đã xây dựng Nghĩa trang Trường Sơn (tại Quảng Trị ) . Nghĩa trang này có hơn 10.000 ngôi mộ liệt sĩ - những người đã ngã xuống trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ . - Giáo viên nhận xét tiết học , dặn dò học sinh về nhà học thuộc bài , sưu tầm các tranh , ảnh , thông tin tư liệu về Chiến dịch Mậu Thân 1968.

File đính kèm:

  • docB¢i 22 Đường Trường Sơn.doc