I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh(HS) nêu được:
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam kì.
- Ông là người có lòng yêu nước sâu sắc, dám chống lại lệnh vua để kiên quyết cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
- Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Hình vẽ trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập cho HS.
- Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố.
68 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Trường TH Đồng Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giới thu-đông 1950 .
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.
+ Cảm nghĩ về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
- HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK.
- GV nêu tầm quan trọng của đại hội: là nơi tập trung trí tụê của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của dân tộc ta.
- GV nêu yêu cầu: hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng(2-11951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?
- GV gọi 1 HS nêu ý kiến
- HS quan sát.
- HS đọc SGK: đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Để thực hiện nhiệm vụ cần:
+ Phát triển tinh thần yêu nước.
+ Đẩy mạnh thi đua.
+ Chia ruộng đất cho nông dân.
- 1 HS nêu.
Hoạt động 2:Làm việc nhóm.
Mục tiêu: giúp HS biết về sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu các vấn đề:
+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá-giáo dục thể hiện như thế nào?
+ Theo em vì sau hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
+ Sự lớn mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến?
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. GV nhận xét trình bày của HS, sau đó quan sát hình minh hoạ 2,3 và nêu nội dung của từng hình.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS cùng thảo luận, ghi ý kiến vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày về 1 vấn đề, các nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát và nêu nội dung.
Hoat động 3:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: giúp HS biết về đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ 1.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng thảo luận để trả lời các câu hỏi :
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
+ Đại hội nhằm mục đích gì?
+ Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn?
+ Kể về chiến công của 1 trong những tấm gương trên.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- HS trao đổi, tìm câu trả lời. Mỗi HS trả lời 1 câu, các HS khác theo dõi bổ sung ý kiến:
+ Tổ chức vvào ngày 1-51952.
+ Nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ 1 HS trả lời.
+ 2 HS trình bày.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.
Rút kinh nghiệm :
Bài 17: CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS nêu được:
- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Sơ lược diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Ý nghiã của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
- HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu truyện kể về chiến dịch Điện Biên Phủ .
- Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV hỏi: ngày 7-5 hàng năm ở nước ta có lễ kỉ niệm gì?
- GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu biết về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp.
Cách tiến hành:
- 4 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần 1 đã đề re nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
+ Kể về 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
- HS:lễ kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ .
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu khái niệm: tập đoàn cứ điểm, pháo đài.
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí của Điện Biên Phủ.
- GV nêu 1 số thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- GV hỏi: Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông dương
- GV nêu: Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài kiên cố, vững chắc nhất Đông dương với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
- HS đọc SGK và trả lời.
- HS lên bảng chỉ.
- HS lắng nghe.
- 1 HS trả lời.
Hoạt động 2:Làm việc nhóm.
Mục tiêu: giúp HS hiểu biết về chiến dịch Điện Biên Phủ .
Cách tiến hành:
- GV chia HS làm 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận về 1 trong những vấn đề sau:
Nhóm 1: vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị chiến dịch như thế nào?
Gợi ý: muốn kết thúc kháng chiến quân và dân ta buộc phải tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm nào của địch? Và chúng ta cần sức người, sức của như thế nào?
Nhóm 2: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
Gợi ý: mỗi đợt tấn công của ta bắt đầu vào thời gian nào? Ta tấn công vào những vị trí nào? Chỉ vị trí đó trên lược đồ? Kết quả của từng đợt tấn công?
Nhóm 3: vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Ta chuẩn bị cho chiến dịch chu đáo như thế nào? Quân và dân ta thể hiện tinh thần chiến đấu như thế nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động như thế nào đến quân địch, tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc ta?
Nhóm 4:kể về 1 số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
- GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
- HS chia thành nhóm cùng thảo luận và thống nhất ý kiến.
Nhóm 1:
+ Mùa đông 1953, tại Việt Bắc, trung ương ĐaÛng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ để kết thúc cuộc kháng chiến.
+ Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất
Nhóm 2: trong chiến dịch Điện Biên Phủ ta mở 3 đợt tấn công
Nhóm 3: vì
+ Có đường lối lãnh đạo đúng đắn.
+ Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường.
+ Ta đã chuẩn bị tối đa cho chiến dịch.
+ Ta được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ, rút quân về nước, kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ.
Nhóm 4: kể về các nhân vật tiêu biểu như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện
- Đại diện 4 nhóm HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV yêu cầu HS: nêu suy nghĩ về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
- 2 HS nêu.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm :
Bài 18: ÔN TẬP
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC(1945 - 1954)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến năm 1954 dựa theo nội dung các bài đã học.
- Tóm tắt được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1945-1954.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Lược đồ các chiến dịch Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Điện Biên Phủ 1954.
- Các bông hoa ghi câu hỏi gài lên cây cảnh.
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: Giúp HS lập được các bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954.
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời .
- GV gọi HS lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954 vào giấy khổ to.
- GV nhận xét, thống nhất lại các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945-1954.
- HS đọc lại bảng thống kê, bổ xung ý kiến.
3. Hoat động 2: trò chơi-Hái hoa dân chủ.
Mục tiêu: giúp HS ôn lại các sự kiện lịch sử trong giai đoạn từ 1945-1954.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ
+ Cách chơi:
Cả lớp chia thành 4 đội.
Cử 1 bạn dẫn chương trình.
Cử 3 bạn làm giám khảo.
Lần lượt 4 đội cử đại diện lên hài hoa, đọc và thảo luận để trả lời. Ban giám khảo nhận xét. Đúng thì nhận thẻ đỏ, sai không được thẻ, 3 đội còn lại trả lời câu hỏi mà đội bạn không trả lời đúng, nếu đúng nhận được thẻ đỏ. Cả 4 đội không trả lời được thì ban giám khảo trả lời.
+ Luật chơi:
Mỗi đại diện chỉ bốc thăm và trả lời câu hỏi 1 lần, lượt sau đến đội khác.
Đội chiến thắng là đội giành được nhiều thẻ đỏ nhất.
+ Các câu hỏi của trò chơi:
1. Vì sao nói: ngay sau Cách mạng tháng Tám, nước ta trong tình thế”nghìn cân treo sợi tóc”.?
2. Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói, nạn dốt là”giặc đói, giặc dốt” ?
- 3 đội cùng suy nghĩ, đội phất cờ nhanh nhất giành được quyền trả lời.
4. Hoạt động 3:Củng cố –dặn dò.
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS đã chuẩn bị tốt.
- HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm :
Tổ trưởng kiểm tra Ban Giám Hiệu
( Duyệt )
File đính kèm:
- giao an lich su ky I.doc