A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Học xong bài này, học sinh biết :
Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu .
Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm đường cứu nước.
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chân dung Nguyễn Tất Thành .
Các hình minh họa trong SGK .
Truyện Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng
Ảnh về quê hương Bác Hồ; bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX , tầu Đô đốc La-tu-sơ-tờ-rê-vin .
Bản đồ hành chính Việt Nam để chỉ địa danh Thành phố Hồ Chí Minh .
Tìm hiểu quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
4 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Kì I - Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ :
QUYẾT CHÍ RA ĐI
TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
&
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Học xong bài này, học sinh biết :
Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu .
Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm đường cứu nước.
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chân dung Nguyễn Tất Thành .
Các hình minh họa trong SGK .
Truyện Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng
Ảnh về quê hương Bác Hồ; bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỷ XX , tầu Đô đốc La-tu-sơ-tờ-rê-vin .
Bản đồ hành chính Việt Nam để chỉ địa danh Thành phố Hồ Chí Minh .
Tìm hiểu quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước .
- Giáo viên nhận xét, đánh giá câu trả lời của học sinh .
- 5 học sinh lên lần lượt trả lời các câu hỏi :
+ Nêu những điều em biết về Phan Bội Châu ?
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du ?
+ Vì sao phong trào Đông Du thất bại ?
+ Hãy nêu 1 số phong trào chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX ?
( Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nam kỳ do Trương Công Định lãnh đạo . Phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du ..)
Nêu kết quả của các phong trào trên ?
+ Theo em, vì sao các phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đều bị thất bại ?
( Vì chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn) .
II . Bài mới : ( 27’)
1. Giới thiệu : Vào đầu thế kỷ XX các phong trào cứu nước của nhân dân ta đều thất bại là do chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn . Lúc đó , Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta mới là 1 thanh niên 21 tuổi quyết chí ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam . Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy ý chí quyết tâm đi tìm đường cứu nước của Người .
2. Quê hương của Nguyễn Tất Thành .
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để giải quyết yêu cầu :
+ Chia sẻ với các bạn trong nhóm thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành .
+ Cả nhóm thảo luận, chọn lọc thông tin để viết vào phiếu thảo luận của nhóm .
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận . Học sinh nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Học sinh làm việc theo nhóm .
+ Lần lượt học sinh trình bày thông tin của mình trước nhóm, cả nhóm cùng theo dõi .
+ Các thành viên trong nhóm thảo luận, lựa chọn thông tin và ghi vào phiếu học tập của nhóm mình .
- Đại diện 1 nhóm học sinh ỷb ý kiến, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến .
- Giáo viên nhận xét phần tìm hiểu của học sinh sau đó giới thiệu :
+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .
Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, sau này là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh .
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc ( 1829-1929 ) đỗ phó bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức chuyển sang làm nghề thầy thuốc . Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Lan ( 1868-1900) một phụ nữ có học, đảm đang, chăm lo chồng con hết mực .
Sinh ra trong gia đình trí thức yêu nước, lớn lên giữa lúc nước mất, nhà tan,lại được chứng kiến nhiều nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị của đế quốc phong kiến . Người đã sớm nuôi chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào . Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ .
Xuất phát từ lòng yêu nước, rút kinh nghiệm thất bại của các sĩ phu yêu nước đương thời , Người không đi về phương Đông mà đi sang phương Tây . Người muốn được đến tìm xem những gì ẩn náu đằng sau các từ “ Tự do, Bình đẳng, Bác ái ” để “ xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào ”.
- Giáo viên giới thiệu tập truyện “ Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng với học sinh để học sinh tìm hiểu thêm về quê hương và thời niên thiếu của Bác Hồ .
3. Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành .
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa từ “ Nguyễn Tất Thành khâm phục cứu nước cứu dân ”. để trả lời các câu hỏi sau:
+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?
+ Nguyễn Tất Thành chọn con đường đi về hướng nào ? Vì sao Nguyễn Tất Thành không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh ?
- Giáo viên giảng thêm : với mong muốn tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Bác Hồ của chúng ta đã đi về phương Tây . Bác đã gặp những khó khăn gì ? Người đã làm như thế nào để vượt qua những khó khăn đó ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp .
- Học sinh làm việc cá nhân,đọc thầm thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi .
+ Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra nước ngoài để tìm con đường cứu nước phù hợp .
+ Nguyễn Tất Thành chọ con đường đi về phương Tây . Người không đi theo các con đường mà các sĩ phu yêu nước trước đó như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh vì các con đường này đều đã thất bại . Người muốn thực sự tìm hiểu về các chữ “ Tự do , Bình đẳng ,Bác ái” mà người Tây nói và muốn xem họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta .
- 2 học sinh trả lời trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến .
- Học sinh lắng nghe .
4. Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm với nội dung sau:
+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài ?
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn như thế nào ?
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào? Theo em, vì sao Người có được quyết tâm đó ?
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu ? trên con tầu nào , vào ngày nào?
( Giáo viên viết sẵn các câu hỏi vào phiếu học tập giao cho từng nhóm )
- Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thảo luận :
+ Giáo viên cử 1 học sinh làm chủ tọa , yêu cầu điều kiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận .
+ Giáo viên theo dõi , làm trọng tài cho học sinh .
- Giáo viên theo dõi, nhận xét kết quả làm việc của học sinh .
- Giáo viên kết luận : Năm 1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chi ra đi tìm đường cứu nước.
- 2 học sinh đọc phần nội dung cần ghi nhớ trong sách giáo khoa trang 15.
- Học sinh làm việc nhóm 4 , cùng đọc SGK và tìm câu trả lời cho các câu hỏi
+ Người biết trước khi ở nước ngoài một mình là rất mạo hiểm , nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó , Người cũng không có tiền.
+ Người rủ Tư Lê, một người bạn thân cùng lứa đi cùng, phòng khi ốm đau có người bên cạnh nhưng Tư Lê không đủ cam đảm đi cùng Người .
Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và ra đi nước ngoài .
Người nhận cả việc phụ bếp, một việc nặng học nguy hiểm để được đi ra nước ngoài .
+ Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đi tìm đường cứu nước bởi người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách và hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc .
+ Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành với cái tên mới – Văn Ba- đã ra đi tìm đường cứu nước mới trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ-tờ-rê-vin .
- Học sinh báo cáo kết quả thảo luận :
+ 1 học sinh làm chủ tọa .
+ Học sinh cả lớp lần lượt báo cáo theo nội dung từng câu hỏi dưới sự chủ trì của chủ tọa .
- 2 học sinh lần lượt đọc thành tiếng cho cả lớp nghe .
III . Củng cố - dặn dò : ( 3’)
Qua bài học, em thấy Bác Hồ là người như thế nào?
Nếu không có với Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ như thế nào?
Giáo viên tổng kết : Sau khi rời cảng Nhà Rồng. Bác đã bôn ba nhiều năm ở Pháp , Anh, Đức, Châu Phi, Châu Mĩ làm nhiều nghề như : quét tuyết, làm vườn, phục vụ khách sạn và cuối cùng Người cũng tìm ra con đường cứu nước đúng đắn . Chúng ta sẽ tìm hiểu về con đường cứu nước của Người qua bài sau.
Nhận xét tiết học .
Về học bài và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- 6.LỊCH SỬ Quyết ch■ ra đi tìm đường cứu nước.doc