A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Qua bài này , giúp học sinh nhớ lại những mốc thời gian , những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1859 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó .
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ hành chính Việt Nam .
Bảng thống kê các sự kiện lịch sử đã học ( từ bài 1 đến bài 10 ).
Giấy khổ to kẻ sẵn ô chữ của trò chơi Ô chữ kì diệu .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
4 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Kì I - Ôn tập hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1948 - 1945), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
ÔN TẬP
HƠN TÁM MƯƠI NĂM
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ
( 1948-1945)
b&a
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Qua bài này , giúp học sinh nhớ lại những mốc thời gian , những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1859 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó .
B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ hành chính Việt Nam .
Bảng thống kê các sự kiện lịch sử đã học ( từ bài 1 đến bài 10 ).
Giấy khổ to kẻ sẵn ô chữ của trò chơi Ô chữ kì diệu .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước .
- Giáo viên nhận xét ,đánh giá .
- Giáo viên hỏi : Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng 8 – 1945 , nhân dân ta tập trung thực hiện những nhiệm vụ gì ?
- 3 học sinh lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi :
+ Em hãy tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên ngôn độc lập 2-9-1945
+ Cuối bản Tuyên ngôn độc lập. Bác Hồ đã thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ?
+ Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong ngày 2-9-1945 .
- 1 học sinh nêu trước lớp , học sinh khác bổ sung để hoàn chỉnh ý kiến : Trong thời kì này nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân ta là chống lại ách thống trị và đô hộ của thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc .
II. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Giáo viên giới thiệu : Để thực hiện nhiệm vụ chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, giành lại độc lập, nhân dân ta đã trái qua những cuộc đấu tranh nào , chúng ta cùng ôn lại những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này .
2. Thống kê các sự kiệnlịch sử tiêu biểu từ 1858 đến 1945 .
- Giáo viên treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung .
- Chọn học sinh giỏi lên điều kiển lớp đàm thoại để cùng xây dựng bảng thống kê các sự kiện lịch sử . Giáo viên hướng dẫn học sinh điều kiển đặt câu hỏi cho các bạn về từng sự kiện .
Ví dụ :
+ Ngày 1-9-1958 được xẩy ra sự kiện lịch sử gì ?
+ Sự kiện lịch sử này có có nội dung cơ bản ( ý nghĩa ) là gì ?
- Giáo viên theo dõi và làm trọng tài khi cần thiết .
- Học sinh đọc lại bảng thống kê của mình đã làm sẵn ở nhà theo yêu cầu chuẩn bị của tiết trước .
- Học sinh cả lớp làm việc dưới sự điều kiển của lớp trưởng ( hoặc một học sinh giỏi ) .
- Học sinh cả lớp trả lời, bổ sung ý kiến
- Học sinh điều kiển lớp kết luận đúng, sai . Nếu đúng thì mở bảng thống kê cho các bạn đọc lại . Nếu sai thì yêu cầu các bạn sửa chữa, bổ sung .
- Học sinh cả lớp cùng xây dựng để hoàn thành bảng thống kê các sự kiện lịch sử như sau :
Thời gian
Sự kiện tiêu biểu
Nội dung cơ bản
Các nhân vật lịch sử tiêu biểu
1/9/1858
Pháp nổ súng xâm lược nước ta
Mở đầu cho quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta
1859
-
1864
Phong trào chống Pháp của Trương Định
Phong trào nổ ra từ những ngày đầu khi quân Pháp vào đánh Gia Định ; phong trào đang lên cao thì triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược
“ Bình Tây đại nguyên soái ”
Trương Định .
5/7/1885
Cuộc phản công kinh thành Huế
Để giành thế chủ động Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước nhưng do quân địch mạnh nên kinh thành nhanh chóng thất thủ . Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra chiếu Cần Vương từ đó phong trào vũ trang chống Pháp mạnh mẽ gọi là phong trào Cần Vương
Tôn Thất Thuyết
Vua Hàm Nghi
1905
-
1908
Phong trào Đông Du
Do Phan Bội Châu cổ động và tổ chức đã dưa nhiều thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập để đào tạo nhân tài cứu nước. Phong trào cho thấy tinh thần yêu nước của thanh niên Việt Nam
Phan Bội Châu
5/6/1911
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Năm 191, với lòng yêu nước, thương dân Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước , khác với con đường các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX
Nguyễn Tất Thành
3/2/1930
Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
Từ đây, cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo sẽ tiến lên giành nhiều thắng lợi vẻ vang .
1930
-
1931
Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh .
Nhân dân Nghệ – Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh , tiến bộ ở những vùng nông thôn rộng lớn . Ngày 12-9-1930 là ngày kỉ niệm Xô –viết Nghệ – Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta sẽ làm cách mạng thành công .
8/1945
Cách mạng tháng Tám
Mùa thu 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ. Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám của nước ta .
2/9/1945
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình
Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới biết : Nước Việt Nam đã thực sự độc lập, tự do ; nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự do, độc lập .
3. Ô chữ kì diệu :
Giáo viên giới thiệu trò chơi và nêu cách chơi .
Học sinh các đội lần lượt chọn từ hàng ngang .
Giáo viên đọc gợi ý , đội nào phất cờ nhanh sẽ giàng được quyền trả lời . Đúng được 10 điểm , sai không có điểm , đội khác được quyền trả lời .
Trò chơi kết thúc khi tìm được hàng dọc . Đội nào tìm được hàng dọc được 30 điểm .
Đội thắng cuộc là đội giàng được nhiều điểm nhất .
Gợi ý cho từng hàng ngang :
Tên của Bình Tây đại nguyên soái ( 10 Chữ cái ).
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX do Phan Bội Châu tổ chức ( 6 chữ cái ) .
Một trong các tên gọi của Bác Hồ ( 12 chữ cái ) .
Một trong 2 tỉnh nổ ra phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh ( 6 chữ cái ).
Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công ở kinh thành Huế
( 8 Chữ cái ) .
Cuộc Cách mạng mùa Thu của dân tộc ta diễn ra vào thời gian này ( 8 chữ cái )
Theo lệnh của triều đình Nhà Nguyễn thì Trương Định phải về đây nhận chức lãnh binh ( 7 chữ cái )
Nơi mà Cách mạng thành công ngày 19-8-1945 ( 5 chữ cái ).
Nhân dân huyện này đã tham gia cuộc biểu tình 12-9-1930 ( 6 chữ cái ) .
Tên quảng trường , nơi Bác Hố đọc Tuyên ngôn độc lập . ( 6 chữ cái ) .
Giai cấp xuất hiện ở nước ta khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ ( 8 chữ cái ) .
Nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam . ( 8 chữ cái ) .
Cách mạng tháng 8 đã giải phóng cho nhân dân ta thoát khỏi kiếp người này
( 4 chữ cái ) .
Người chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn . ( 13 chữ cái )
Người lập ra Hội Duy tân ( 11 chữ cái )
Ô chữ hàng dọc : Tuyên ngôn độc lập ( 15 chữ cái )
III. Củng cố dặn dò :
Tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh đã chuẩn bị bài tốt .
Chuẩn bị bài sau .
File đính kèm:
- 11.Lịch sử ᅯn tập Hơn t£m mươi năm chống thức d¬n Ph£p X¬m lược.doc