Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Kì I - Cách mạng mùa thu

A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

Học xong bài này, học sinh biết :

 Sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng 8 là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn .

 Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 ở nước ta .

 Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 .

 Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương .

B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội .

 Tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa ở địa phương .

 Phiếu học tập chúng ta học sinh .

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Kì I - Cách mạng mùa thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ CÁCH MẠNG MÙA THU š&› A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Học xong bài này, học sinh biết : Sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng 8 là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn . Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 ở nước ta . Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8 . Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương . B . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội . Tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa ở địa phương . Phiếu học tập chúng ta học sinh . C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước . - Giáo viên nhận xét ,đánh giá . - 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi : + Thuật lại cuộc khởi nghĩa 12-9-1930 ở Nghệ An . + Trong những năm 1939-1931 , ở vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới ? II. Bài mới : 27’. 1. Giới thiệu : - Em biết gì về ngày 19-8 ? Giáo viên giới thiệu : Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám . Diẽn biến của cuộc cách mạng này ra sao, cuộc cách mạng có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay . 2. Thời cơ cách mạng - 1 học sinh đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài . - Giáo viên nêu vấn đề : Tháng 3 -1945 , phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta . Giữa tháng 8-1945, quân phiệt Nhật ở Châu Á đầu hàng quân đồng minh. Đảng ta xác định đây là thời cơ để chúng ta tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho Cách mạng Việt Nam ? + Giáo viên gợi ý thêm : tình hình kẻ thù của chúng ta lúc này như thế nào? - 1 học sinh đọc thành tiếng phần “ Cuối năm 1940 đã giành được thắng lợi quyết định với cuộc khởi nghĩa ở các thành phố lớn Huế, Sài Gòn, nhất là ở Hà Nội ”. - Học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi . - Học sinh dựa vào gợi ý của giáo viên để giải thích thời cơ cách mạng : Đảng ta xác định đây là thời cơ ngàn năm có một vì : Từ năm 1940 Nhật và Pháp cùng đô hộ nước ta nhưng tháng 3- 1945 Nhật dảo chính Pháp để độc chiếm nước ta .Tháng 8 – 1945, quân Nhật ở châu Á thua trận và đầu hàng quân Đồng minh, thế lực của chúng dang suy giảm rất nhiều , nên ta phải chớp lấy thời cơ này để làm cách mạng . Giáo viên : Nhận thấy thời cơ đến , Đảng ta nhanh chóng phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc . Để động viên quyết tâm của toàn dân tộc , Bác Hồ đã nói : “ Dù hi sinh đến đâu , dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng cương quyết giành cho được độc lập ” . Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng , lời kêu gọi của Bác nhân dân ta khắp nơi đã nổi dậy , trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội . Chúng ta cùng tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa này . 3. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội 19-8-1945 - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm cùng đọc SGK và thuật lại cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945 . - Yêu cầu 1 học sinh trình bày trước lớp. - Học sinh m việc theo nhóm 4, lần lượt từng học sinh thuật lại trước nhóm cuộc khởi nghĩa 19-8-1945 ở Hà Nội , các học sinh khác trong nhóm theo dõi, bổ sung ý kiến cho nhau . - 1 học sinh trình bày trước lớp ,học sinh cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến và thống nhất như sau : Ngày 18-8-1945, cả Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng, tràn ngập khí thế cách mạng Sáng 19-9-1945, hàng chục vạn nhân dân nội thành, ngoại thành và các tỉnh lân cận xuống đường biểu dương lực lượng . Họ mang trong tay những vũ khí thô sơ như giáo mác, mã tấu tiến về quảng trường Nhà hát lớn thành phố . Đến trưa , đại diện yur ban khởi nghĩa đọc lời kêu gọi khởi nghĩa giành chính quyền. Ngay sau đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền . Quần chunhs cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu xong vào chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thù như Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Sở Cảnh sát, Trại Bảo an binh, Khi đoàn biểu tình kéo đến Phủ Khâm sai, lính bảo an ở đây được sẵn sàng lệnh nổ súng. Quàn chúng nhất tề hô vang khẩu hiệu, đập cửa, đồng thời thuyết phục lính Bảo an đừng bắn, những người vượt hàng rào nhẩy vào Phủ . Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng . 4. Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội với cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương . - Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. - Giáo viên nêu vấn đề : Nếu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội không toàn thắng thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ ra sao ? - Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động như thế nào đến tinh thần Cách mạng của nhân dân cả nước ? - Giáo viên tóm tắt ý kiến của học sinh . - Giáo viên hỏi tiếp : Sau Hà Nội , những nơi nào đã giàng được chính quyền ? - Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ : Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương mình năm 1945 ? - Giáo viên kể lại cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương năm 1945 : - Học sinh : Chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toang thắng . - Học sinh trao đổi và nêu : Hình n là nơi có cơ quan đầu não của giặc , nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn . - Cuộc khởi nghĩa của nhóm Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền . - Học sinh lắng nghe. - Học sinh đọc SGK và nêu : Tiếp theo sau Hà Nội đến lượt Huế ( 23-8 ), Sài Gòn ( 25-8) và đến 28 -8 1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trên cả nước . - Một số học sinh nêu trước lớp . 5. Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng 8 . - Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp – các câu hỏi gợi ý : + Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng 8 ? ( nhân dân ta có truyền thống gì ? . Ai là người lãnh đạo nhân dân ta làm Cách mạng thắng lợi ? ) + Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào? - Giáo viên kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám . - Học sinh thảo luận theo cặp ,trả lời các câu hỏi gợi ý để rút ra nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám . + Nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám là vìnhd ta có một lòng yêu ncsaau sắc đồng thời lại có Đảng lãnh đạo, Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cách mạng và chớp thời cơ ngàn năm có một . + Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta giành được độc lập dân tộc, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến . III . Củng cố dặn dò : 3’. - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi : + Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu Cách mạng ? +Vì sao ngày 19-8 được lấy làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 -1945 . - Nhận xét ,đánh giá tiết học . - Về học bài và tìm hiểu về ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dan chủ Công hòa 2-9-1945 . - Học sinh suy nghĩ nêu ý kiến : +Vì mùa thu này, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ nhân dân ta đã đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Từ mùa thu này, dân tộc ta từ một dân tộc bị nô lệ hơn 80 năm trở thành dân tộc độc lập tự do . + Vì đay là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi , đi dầu cổ vũ cho nhân dân cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước .

File đính kèm:

  • doc9. Lịch sử c£ch mạng ma thu.doc
Giáo án liên quan