A. TRƯỚC KHI CÓ NỀN HÀNH CHÍNH
- Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất Đông Nam Bộ nói chung, Đồng nai nói riêng về cơ bản vẫn là vùng đất hoang sơ. Trên vùng đất đó, các dân tộc Stiêng, Châu Mạ, Châu Ro, K’ Ho, M’ Nông sinh sống từ rất lâu đời. Ngoài dân bản địa trên trong gia đoạn này, Đồng Nai còn có người Khmer sinh sống rải rác trong một số sóc nhỏ, nằm heo hút trên các vùng đất cao.
- Đến cuối thế kỉ XVI, vùng đất này mới bắt đầu sôi động với sự xuất hiện của lớp dân cư người Việt từ Ngũ Quảng di cư vào. Quá trình di dân lúc đầu lẻ tẻ, rồi dần dần có quy mô lớn hơn với các thành phần chủ yếu : nông dân nghéo, những người trốn tránh binh địch, sưu thuế, binh lính đào ngũ, các tù nhân bị lưu đầy và cả những người giàu có nhưng vẫn muốn tìm vùng đất mới để phát triển cơ nghiệp.
- Tiến trình nhập cư diễn ra liên tục trong thế kỉ XVII và các thế kỉ tiếp theo.
- Trước năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào kinh lược, thiết lập hệ thổng quản lí hành chính, tổ chức khai khẩn đất đai, và ổn định trật tự xã hội. Dân số vùng này đã có hơn 40 nghìn hộ ( khoảng 200 nghìn người ).
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Bài: Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
VÙNG ĐẤT ĐỒNG NAI
( 2 tiết )
c&d
( Tiết 1 )
A. TRƯỚC KHI CÓ NỀN HÀNH CHÍNH
Vào đầu thế kỉ XVI, vùng đất Đông Nam Bộ nói chung, Đồng nai nói riêng về cơ bản vẫn là vùng đất hoang sơ. Trên vùng đất đó, các dân tộc Stiêng, Châu Mạ, Châu Ro, K’ Ho, M’ Nông sinh sống từ rất lâu đời. Ngoài dân bản địa trên trong gia đoạn này, Đồng Nai còn có người Khmer sinh sống rải rác trong một số sóc nhỏ, nằm heo hút trên các vùng đất cao.
Đến cuối thế kỉ XVI, vùng đất này mới bắt đầu sôi động với sự xuất hiện của lớp dân cư người Việt từ Ngũ Quảng di cư vào. Quá trình di dân lúc đầu lẻ tẻ, rồi dần dần có quy mô lớn hơn với các thành phần chủ yếu : nông dân nghéo, những người trốn tránh binh địch, sưu thuế, binh lính đào ngũ, các tù nhân bị lưu đầy và cả những người giàu có nhưng vẫn muốn tìm vùng đất mới để phát triển cơ nghiệp.
Tiến trình nhập cư diễn ra liên tục trong thế kỉ XVII và các thế kỉ tiếp theo.
Trước năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào kinh lược, thiết lập hệ thổng quản lí hành chính, tổ chức khai khẩn đất đai, và ổn định trật tự xã hội. Dân số vùng này đã có hơn 40 nghìn hộ ( khoảng 200 nghìn người ).
Phần lớn diện tích đất đai khai phá ở vùng đất Đồng Nai - Gia Định được người Việt sử dụng để trồng lúa nước và lập vườn. Ngoài ra người Việt còn trồng các loại hoa màu : khoai, ngô, bắp, dâu, thuốc lá, bưởi và nhiều loại rau xanh khác. Bên cạnh đó người Việt cũng chú trọng phát triển các nghè thủ công : mộc, gốm, gạch ngói, dệt chiếu, đúc đồng,
Năm 1679 nhóm người Hoa của Trần Thượng Xuyên đến đây dịnh cư, vùng đất này đã trở thành vựa lúa gạo lớn. việc buôn bán trao đổi hàng hoá bắt đầu được mở rộng, tạo cơ sở quan trọng cho hoạt động thương nghiệp phát triển hình thành nên thương cảng Cù Lao Phố - một trung tâm thương mại và giao dịch với nước ngoài của miền Đông Nam Bộ - nổi tiếng trong thế kỉ XVIII.
( Tiết 2 )
B. TỪ KHI THIẾT LẬP NỀN HÀNH CHÍNH
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh, theo lệnh chúa Nguyễn thiết lập bộ máy hành chính đầu tiên ở đất Đồng Nai và Sài Gòn. Ông lý xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Taan Bình, dựng dinh Phiên Trấn
Việc Nguyễn Hữu Cảnh đặt nền móng hành chính đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của vùng đất Đồng Nai - Sài Gòn. Vùng đất phương Nam hoang sơ, xa xôi ấy, sau hơn 1 thế kỉ đã trở thành vùng kinh tế phát triển sôi động, nhiều làng, xã mới ra đời, thành lập nhiều tổng, các huyện, các phủ.
Năm 1808, dinh Trấn Biên đổi thành trấn Biên Hoà.
Năm 1832, trấn Biên Hoà đổi thành tỉnh Biên Hoà, gồm phủ Phước Long và 4 huyện
Năm 1837, tỉnh Biên Hoà đặt thêm phủ Phước Tuy.
Năm 1861, cùng với các địa phương khác ở Nam Bộ, vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai dưới triều Nguyễn đã góp phần làm lên “ Vựa lúa lớn xứ Đàng Trong ”, trở thành trung tâm kinh tế của vùng đất mới. Vùng đất này cũng chính là cái nôi sản sinh ra các ngành nghề thủ công truyền thống, nổi tiếng phía Nam một thời như : gốm, đúc đồng, dệt chiếu, dệt vải,
Sau khi bị thực dân Pháp chiếm đóng vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai trở thành miếng mồi béo bở cho ý đồ khai thác thuộc địa của chúng. Đến trước cách mạng tháng 8 ( năm 1945 ), tỉnh Biên Hoà có khoảng 57 đồn điền cao su. Kinh tế công nghiệp cũng bắt đầu mamh nha ( một số nhà máy, xí nghiệp được xây dựng như : nhà máy Đường, nhà máy cưa IFB, ) và phát triển mạnh trong thời kì chiếm đóng của Đế quốc Mĩ với sự xuất hiện của khu kĩ nghệ Biên Hoà.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, người dân Đồng Nai với lòng yêu nước, tinh thần tự lực tự cường đã anh dũng đi theo cách mạng, sát cánh cùng nhau đứng lên chống giặc ngoại xâm.
Vùng đất Đồng Nai không ít lần chứng kiến những trận đánh vang dội như : trận La Ngà, sân bay Biên Hoà, tổng kho Long Bình, Thành tuy Hạ, Xuân Lộc.
Biết bao người con của vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai đã được sử sách ca ngợi như : Nguyễn Văn Ứng, Đoàn Văn Cự, Nguyễn Văn Nghĩa, Huỳnh Văn Nghệ, .
Đồng Nai còn là căn cứ địa cách mạng vững chắc của miền Đông Nam Bộ, nơi đứng chân của Xứ uỷ, Trung ương cục miền Nam, Khu uỷ miền Đông, tỉnh uỷ Biên Hoà, đã góp phần quan trọng vào Đại thắng mùa xuân năm 1975.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ba tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa - Long Khánh và Tân Phú hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai, bao gồm thành phố Biên Hoà, thị xã Bà Rịa và 8 huyện.
Qua nhiều lần thay đổi địa giới, đến năm 2004, Đồng Nai có một thành phố, một thị xã và 9 huyện.
Hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất Đồng Nai đã để lạidấu ấn khá đặc sắc với “ Hào khí Đồng Nai ”được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm. Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần cần cù sáng tạo, nhân dân Đồng Nai dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã và đang tận dụng những tiềm năng, cơ hội, ra sức thi đua học tập, lao động, sản xuất, sử dụng quê hương ngày càng văn minh giàu đẹp.
Xuất xứ tên gọi Đồng Nai
Địa danh Đồng Nai từ lâu đã in trong tâm khảm bao thế hẹ người Việt với những câu ca nổi tiếng được truyền tụng qua nhiều đời :
Làm trai cho đáng lên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng.
Hoặc :
Nhà Bè nước chảy phân hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Đến nay, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về xuất xứ tên gọi Đồng Nai :
Tên gọi một nước cổ đại.
Tên con sông theo cách gọi của người Mạ.
Từ quan sát đương thời ( Đồng Nai : cánh đồng có nhiều con nai ).
File đính kèm:
- Lịch sử hình thanh v¢ ph£t triển vng đất đồng nai T31.doc