Bài 1
“BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I- MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.
- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
2 Hình trong SGK
2 Bàn đồ Hành chính Việt Nam
2 Phiếu học tâp của HS.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài và kết hợp việc dùng bản đồ để chỉ địa danh Đà Nẵng, 2 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
+ Sáng 1 - 9 - 1858, thực dân Pháp chính thức nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
+ Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
38 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học Lịch sử lớp 5 - Bài 1 đến bài 29, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta đã : “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm, vào mùa xuân năm 1975 lại “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
Ngày dạy /./..
Lịch sử: Bài 26
Tiến vào Dinh Độc Lập
I - Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26 - 4 - 1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu, hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới: miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
II- Đồ dùng dạy học
- ảnh tư liệu về đai thắng mùa xuân 1975 (lưu ý ảnh tư liệu gắn với địa phương)
- Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975.
III. Các hoạt động dạy - học
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
GV nêu các ý sau để vào bài học:
+ Sau Hiệp định Pa-ri, trên chiến trường miền Nam, thế và lực của ta ngày càng hơn hẳn kẻ thù. Đầu năm 1975, khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, bắt đầu từ ngày 4-3-1975.
+ Sau 30 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân dân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và cả dải đất miền Trung (kết hợp sử dụng lược đồ)
+ 17 giờ ngày 26-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 - 4 - 1975.
* Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
- GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
- GV nên tường thuật sự kiện này và nêu câu hỏi cho HS: Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì ?
- HS dựa vào SGK, tường thuật cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- HS đọc SGK và diễn tả cảnh cuối cùng khi nội các Dương Văn Minh đầu hàng.
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
- HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30 - 4 - 1975.
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm HS thảo luận và rút ra kết luận:
+ Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ)
+ Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 (gắn với quê hương)
Ngày dạy /./..
Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước
(từ 1975 đến nay)
Bài 27
Hoàn thành thống nhất đất nước
I - Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- những nét chính về cuộc bầu cử và kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (Quốc hội thống nhất), năm 1976.
- Sự kiện này đánh dấu đất nước ta sau 30 năm lại được thống nhất về mặt nhà nước.
II- Đồ dùng dạy học
ảnh tư liệu về cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI, năm 1976
III. Các hoạt động dạy - học
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- HS nhắc lại bài cũ: sự kiện ngày 30 - 04-1975 và ý nghĩa lịch sử của ngày đó.
- GV trình bày: Từ trưa 30-4-1975, miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta được thống nhất về mặt lãnh thổ. Nhưng chúng ta chưa có một nhà nước chúng do nhân dân cả nước bầu ra. Nhiệm vụ đặt ra là phải thống nhất về mặt nhà nước, tức là phải lập ra Quốc hội chung trong cả nước.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Cuộc bầu cử Quốc hội tiền tuyến (Quốc hội khoá VI) diễn ra như thế nào?
+ Những quyết định quan trong nhất của kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI.
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV nêu thông tin về cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước ta (6-1-1946), từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của lần bầu cử Quốc hội khoá VI.
- Nêu rõ không khí tưng bừng của cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI.
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm)
Tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI, năm 1976.
Các nhóm trao đổi, tranh luận đi tới thống nhất các ý: tên nước, quy định Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, chọn Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ.
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
- HS thảo luận làm rõ ý: Những quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì ? (sự thống nhất đất nước)
- GV nhấn mạnh: Việc bầu Quốc hội thống nhất và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đấy nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
* Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
- GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Quốc hội khoá VI.
- HS nêu cảm nghĩ về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI và kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất.
Ngày dạy /./..
Lịch sử: Bài 28
Xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
I - Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Việc xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhân hai nước Việt - Xô.
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II- Đồ dùng dạy học
- ảnh tư liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để xác định địa danh Hoà Bình)
III. Các hoạt động dạy - học
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài:
+ Nêu đặc điểm của đất nước ta sau năm 1975 là: Cả nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Trong quá trình đó, mọi hoạt động sản xuất và đời sống rất cần điện. Một trong những công trình xây dựng vĩ đại kéo dài suốt 15 năm là công trình xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình.
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng năm nào ? ở đâu ? Trong thời gian bao lâu ?
+ Trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc với tinh thần như thế nào?
+ Những đóng góp của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đối với đất nước ta.
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- HS thảo luận các ý:
+ Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6-11-1979 (ngày 7-11 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Mười Nga)
Lưu ý: Sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình được chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 35.000 công nhân xây dựng và gia đình họ.
+ Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình (yêu cầu HS chỉ trên bản đồ)
+ Sau 15 năm thì hoàn thành (từ năm 1979 đến năm 1994), nhưng có thể nói là sau 23 năm, từ năm 1971 đến năm 1994, tức là lâu dài hơn cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
- HS đọc SGK, làm việc theo nhóm.
- Thảo luận chung cả lớp về nhiệm vụ học tập 2, đi tới các ý sau:
+ Suốt ngày đêm có 35.000 người và hàng nghìn xe cơ giới làm việc trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn (trong đó có 800 kỹ sư, công nhân bậc cao của Liên Xô)
+ Tinh thần thi đua lao động, sự hi sinh quên mình của những người công nhân xây dựng.
- GV nhấn mạnh: Sự hi sinh tuổi xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đất nước của hàng nghìn cán bộ công nhân hai nước, trong đó có 168 người đã hi sinh vì dòng điện mà chúng ta đang dùng hôm nay. Ngày nay, đến thăm Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, chúng ta sẽ thấy đài tưởng niệm, tưởng nhớ đến 168 người, trong đó có 11 công dân Liên Xô, đã hi sinh trên công trường xây dựng.
* Hoạt động 4 (làm việc cá nhân và cả lớp)
- HS đọc SGK, nêu ý chính vào phiếu học tập.
- Thảo luận, đi tới các ý sau:
+ Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ (chỉ bản đồ, nếu có thời gian trình bày về những cơn lũ khủng khiếp ở đồng bằng Bắc Bộ)
+ Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho sản xuất và đời sống.
+ Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là công trình tiêu biểu đầu tiên, thể hiện thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
* Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
- GV nhấn mạnh ý: Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thống nhất đất nước.
- HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này (lưu ý tinh thần lao động của kỹ sư, công nhân)
- HS nêu một số nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước đã và đang được xây dựng.
Ngày dạy /./..
Lịch sử: Bài 29
Ôn tập: lịch sử nước ta
từ giữa thế kỷ XX đến nay
I - Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung chính của thời kỳ lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay
- ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ ra địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập)
- Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV dùng bảng phụ, HS nêu ra bốn thời kỳ lịch sử đã học:
+ Từ năm 1858 đến năm 1945;
+ Từ năm 1945 đến năm 1954;
+ Từ năm 1954 đến năm 1975;
+ Từ 1975 đến nay.
- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- Chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kỳ, theo 4 nội dung:
+ Nội dung chính của thời kì:
+ Các niên đại quan trọng
+ Các sự kiện lịch sử chính;
+ Các nhân vật tiêu biểu
(GV sử dụng kết quả các bài ôn tập 11, 18, 29)
Sau đó tổ chức học chung cả lớp;
- Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm khác và cá nhân nêu ý kiến, thảo luận, GV bổ sung.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
GV nêu ngắn gọn: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
File đính kèm:
- Giao an lich su lop 5(1).doc