I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
- Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất ?) và ý khẳng định trong bài : Người lao động là quý nhất và trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- HS đọc thuộc lòng những câu thơ em thích trong bài Trước cổng trời, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- GV nhận xét ghi điểm.
* Giới thiệu bài.
22 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học khối 5 - Tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đông đúc, thừa sức lao động, ở vùng núi đất rộng, người thưa, thiếu sức lao động.Ngày nay nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng miền để phát triển kinh tế.
*Củng cố- dặn dò. Tóm tắt nội dung bài. Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Mĩ thuật
(Giáo viên chuyên dạy)
Chính tả
Tiết 9: Nhớ - Viết:Tiếng đàn ba - la - lai - ca trên sông Đà
I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
1- Nhớ-viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
2- Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có chứa âm đầu n/l .
3- Giáo dục ý thức rèn chữ viết và ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy- học
- Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ...; Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy- học
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh nhớ- viết
- GV đọc bài chính tả 1 lượt. HS theo dõi trong sách giáo khoa
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV lưu ý HS cách trình bày của bài chính tả.
- HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết bài. GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở, soát lỗi theo cặp hoặc tự đối chiếu trong sách giáo khoa để sửa sai.
- Chấm chữa chính tả ( 7-10 bài).
- GV nêu nhận xét chung.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV yêu cầu HS ở các nhóm làm BT 2 vào phiếu, đại diện 2 nhóm làm bài vào phiếu.
- HS đại diện 2 nhóm dán bài làm của nhóm mình lên bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. Đại diện các nhóm khác nhận xét, sửa chữa. Lời giải:
a)
la - na
lẻ - nẻ
lo - no
lở - nở
la hét - nết na
con la - quả na
lê la - nu na nu nống
la bàn - na mở mắt
lẻ loi - nứt nẻ
tiền lẻ - nẻ mặt
đứng lẻ - nẻ toác
lo lắng - ăn no
lo nghĩ - no nê
lo sợ - ngủ no mắt
đất nở - bột nở
lở loét - nở hoa
lở mồm long móng - nở mày nở mặt
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- HS ở các nhóm thi tìm các từ láy âm đầu l.
- HS đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Đại diện các nhóm khác nhận xét, sửa chữa.
- GV kết luận.
4) Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai lỗi chính tả.
Chiều Khoa học
Tiết 18: Phòng tránh bị xâm hại.
I. Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
- Nêu được một quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại
II. Đồ dùng dạy học.
- HS Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. KT bài cũ: HS1: HIV là gì?
? HIV lây truyền qua đường nào? Chúng ta cần làm gì đẻ phòng tránh HIV?
2. Bài mới
*Khởi động: TC: “ Chanh chua, cua cắp”.
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
+ Bước 2: Tiến hành chơi.
GV hỏi vì sao chúng ta lại bị cua cắp? (vào bài)
*Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Nêu một số tình huống có thể dẫn tới nguy cơ bị xâm hại và cần chú ý về cách đề phòng.
* Cách tiến hành.
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV chốt lại: Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại cao,các em trai có thể bĩâm hại về thể chất đánh đập,hoặc bị xâm hại về tinh thần. Các em gái có nguy cơ bị xâm hại về tình dục vậy làm thế nào để phòng tránh bị xâm hại?
*Hoạt động 2: Đóng vai: “Đối phó với nguy cơ bị xâm hại”.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
* Cách tiến hành.
+ Bước 1: Tổ chức và HD.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 3: Trình bày triển lãm.
* kết luận: để đam bảo an toàn cá nhân, chúng ta cần đề cao cảnh giác đề phòng tránh xâm hại.Tuy nhiên trong số trường hợp cụ thể chúng ta phải có kĩ năng cụ thể để ứng phó.
* Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy.
* Mục tiêu: Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại
* Cách tiến hành.+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
+ Bước 2: Làm việc cá nhân.
*KL: Xung quanh em có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em khi gặp khó khăn, các em có thể sẻ chia để tìm kiếm sự giúp đỡ.
3. Hoạt động nối tiếp: Tóm tắt nội dung bài. Nhắc HS chuẩn bị bài sau:
Toán (ôn)
Ôn tập: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho học sinh cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm toán thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học : Phấn màu, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các đơn vị đo diện tích từ lớn đến nhỏ và nêu mối quan hệ liền kề giữa hai đơn vị đo.
Km2 ; hm2 ; dam2 ; m2 ; dm2 ; cm2 ; mm2
* Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS làm bảng phụ và trình bày bài trên bảng. Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
a) 3m2 62dm2 = 3,62m2 b) 4m2 3dm2 = 4,03m2
37dm2 = 0,37m2 8dm2 = 0,08m2
1dm2 = 0,01m2 56dm2 = o,56m2
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở, đổi bài nhận xét. Cả lớp chữa bài và thống nhất kết quả.
a) 8cm2 15mm2 = 8,15cm2 b) 17cm2 3mm2 = 17,03cm2
9dm2 23cm2 = 9,23dm2 13dm2 7cm2 = 13,07dm2
5000m2 = 0,5ha 2472m2 = 0,2472ha
1ha = 0,01km2 23ha = 0,23km2
6ha = 60 000m2 752ha = 752 00m2
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- GV đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- GV chấm bài và chữa bài.
3,73m2 = 373dm2 4,35m2 = 435dm2
6,53km2 = 653ha 3,5ha = 35 000m2
457,05km2 = 45705ha 48ha = 480 000m2
2,34m2 = 234dm2 653,08m2 = 65 308dm2
Hoạt động3: Củng cố dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn bài.
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Sáng Toán
Tiết 45: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu
Giúp HS:
- Củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập và ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy- học
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu
* HĐ1: Thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm BT1.
- HS nhận xét, sửa chữa. GV kết luận.
Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét:
a) 3m 6dm = 3,6m b) 4dm = 0,4m
c) 34m 5cm = 34,05m d) 345cm = 3,45m
Bài 2: GV yêu cầu HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm BT2. HS nhận xét, sửa chữa.
- GV kết luận:
Viết số đo thích hợp vào ô trống ( theo mẫu):
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là ki-lô-gam
3,2 tấn
3200 kg
502 kg
2,5 tấn
21 kg
Bài 3: GV yêu cầu HS làm bài vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau. HS trình bày bài làm của mình. HS nhận xét, sửa chữa.
- GV kết luận:
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 42dm 4cm = 42,4dm b) 56cm 9mm = 56,9cm c) 26m 2cm = 26,02m
Bài 4: Thực hiện tương tự BT3.
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3kg 5g = 3,005kg b) 30g = 0,3kg c) 1103g = 1,103kg
* Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.
Tập làm văn
Tiết 18: Luyện tập thuyết trình tranh luận
I/ Mục đích, yêu cầu:
Giúp HS:
- Bước đầu biết cách mở rộng lý lẽ, dẫn chứng để thuyết trình tranh luận về một vấn đề đơn giản bài tập 1, 2.
- Rèn kĩ năng trình bày ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, giàu sức thuyết phục.
II/ Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ viết sẵn cách thực hiện bài 1.
III/ Các hoạt động dạy học
A/ Kiểm tra bài cũ
- HS đoc bài tập 3 ( 2HS ).
B/ Dạy – học bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS luyện tập
*Bài tập 1:
- Một HS đọc to bài tập
- Gọi HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi nhóm tóm tắt dẫn chứng vào bảng phụ, gắn bảng.
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng.
- Nước
- Đất
- Không khí
- ánh sáng
- Cây cần nước nhất.
- Cây cần đất nhất.
- Cây cần không khí nhất.
- Cây cần ánh sáng nhất.
- Nước vận chuyển chất màu để nuôi cây.
- Đất có chất màu để nuôi cây.
Cây không thể sống thiếu không khí.
- Thiếu ánh sáng cây xanh sẽ không còn màu xanh.
- GV yêu cầu HS dựa vào ý kiến của các nhân vật để mở rộng thêm lý lẽ.dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến của mình.( HS trao đổi thảo luận trong nhóm 4 sau đó đại diện nhóm sẽ thuyết trình tranh luận)
- Lớp cùng GV nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
* Bài tập 2:
-HS đọc yêu cầu đề bài.Giúp HS nắm được từ ngữ quan trọng của đề ài, GV gạch chân “ ý kiến em” “sự cần thiết của trăng và đèn”.
- HS thảo luận để thuyết trình tranh luận.
- HS có thể sắm vai để tranh luận.
- Tổ chức cho HS lên sám vai để tranh luận trước lớp.
- Lớp cùng GV nhận xét đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- Bình chọn nhóm thuyết trình tranh luận có sức thuyết phục nhất.
3/ Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Dặn những HS bài làm chưa được tốt về nhà viết lại
Tin hoc
(Giáo viên chuyên dạy)
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm hoạt động tuần 9
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận thấy ưu nhược điểm của mình và bạn trong tuần 9.
- Có ý thức tự giác trong sinh hoạt tập thể, tinh thần phê và tự phê cao.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 10 tới.
II- Chuẩn bị
- Nội dung sinh hoạt
III- Các hoạt động chủ yếu
1. Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp
- Đạo đức.
- Học tập.
- Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL
2. Các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua của tổ.
3. Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào kết quả đánh giá của lớp trưởng và các tổ trưởng.
4. GV nhận xét, đánh giá cụ thể từng mặt hoạt động của HS:
a) Chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức học tập ở lớp và ở nhà.
b) Đi học chuyên cần.
c) ý thức ra vào lớp. Truy bài.
d) Vệ sinh, văn nghệ,
4. GV và HS thảo luận đưa ra phương hướng hoạt động trong tuần 10 tới.
- Khắc phục mọi nhược điểm còn tồn tại trong tuần 9.
- Thực hiện tốt các hoạt động của lớp, Đội và nhà trường đề ra.
_______________________________________________________________
File đính kèm:
- Lop 5 Tuan 9.doc