Giáo án môn học khối 5 - Tuần 7

I. Mục tiêu :

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi.

- Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: A- ri - ôn, Xi - xin.

- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.

- Giáo dục học các em ý thức học tốt bộ môn.

II. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên : Tranh minh họa bài TĐ. bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 Học sinh : SGK.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học khối 5 - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại đất chính ở nước ta. Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân Bước 1: Gọi một số HS lên chỉ và mô tả vị trí, giới hạn của nước ta trên lược đồ. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thành phần trình bày. Hoạt động 4: Tổ chức trò chơi đối đáp nhanh. Bước 1: GV chia nhóm và hướng dẫn cách chơi. Bước 2: HS tiến hành chơi. Bước 3: Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá. Hoạt động 5: Làm việc theo nhóm Bước 1: HS thảo luận và hoàn thành câu 2 trong SGK. Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả ( Mỗi nhóm trình bày 1 yếu tố) GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Yếu tố tự nhiên Đặc điểm chính Địa hình 3/4 diện tích phần đất liền là đồi núi, 1/4 diện tích phần đất liền là vùng đồng bằng. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Sông ngòi Nhiều sông nhưng ít sông lớn. Sông của nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. Đất Có 2 loại đất chính: đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi, đất phù sa ở vùng đồng bằng. Rừng Có 2 loại rừng chính: rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yêu ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn ở vùng ven biển. Hoạt động 6: - Củng cố - dặn dò: Hệ thống bài. Chuẩn bị bài sau. Mĩ thuật (Giáo viên chuyên giảng dạy) Tự học Tiếng (việt) Luyện tập từ nhiều nghĩa I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh nắm chắc thế nào là từ nhiều nghĩa. - Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.. II. Đồ dùng dạy học Phấn màu. III. Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Học sinh nêu thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho ví dụ ? * Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1:Trong các câu dưới đây câu nào có từ ăn mang nghĩa gốc, câu nào có từ ăn mang nghĩa chuyển. - HS trao đổi làm bài. Đại diện HS chữa bài, cả lớp thống nhất kết quả đúng. a) Nhà em ăn sáng vào lúc 6 giờ 30 phút. (ăn - nghĩa gốc) b) Hai người làm việc thật ăn ý với nhau. (ăn - nghĩa chuyển) c) Chiều chiều, tàu vào cảng ăn than. (ăn - nghĩa chuyển) Bài 2 : Cho từ “chân” em hãy đặt 3 câu đảm bảo các yêu cầu. - HS làm bài vào vở. GV giọ HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. a) Một câu có từ chân mang nghĩa gốc. - Em đi học đến trường mỏi nhừ cả chân. b) Hai câu có từ chân mang nghĩa chuyển. - Xa xa, phía chân trời từng đàn cò trắng đang bay. - Lớp em đi giã ngoại đến chân núi Nhẫm thì ngồi nghỉ cho đỡ mỏi. Bài 3 : Em hãy nối từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B. - HS trao đổi làm bài. Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét và thống nhất kết quả. A. Từ B. Nghĩa Miệng - Bộ phận mềm trong miệng dùng để đón và nếm thức ăn, ở người còn dùng để phát âm. Lưỡi - Bộ phận hình lỗ trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để ăn. Lưng - Bộ phận của cơ thể nối đầu với thân. Cổ - Phần phía sau của cơ thể người hoặc phần phía trên của động vật có xương sống. HĐ3: Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài và chuẩn bị cho bài sau được tốt hơn. Chiều: Khoa học Tiết 14: Phòng bệnh viêm não. I/ Mục tiêu. Sau khi học bài này, học sinh biết: Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh viêm não. Nêu tác nhân, đường lây bệnh viêm não. Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II/ Đồ dùng dạy học. - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, phiếu bài tập. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. * Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ - Gới thiệu bài * Hoạt đọng 1: + Mục tiêu: HS nắm được tác nhân gây bệnh và sự nguy hiểm của bệnh viêm não. + Tiến hành: Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh? Ai đúng?” HS trao đổi và thảo luận theo nhóm để đưa ra đáp án nhanh nhất: 1-c; 2-d; 3- b;4- a. Các nhóm nhanh và đúng được tuyên dương. -GV kết luận HĐ1:Viêm não là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút sống trong mau các gia súc, chim, chuột, khỉ, gây ra.Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh.Bệnh viêm não rất nguy hiểm vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị.Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em . Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. * HĐ2: Những việc nên làm để phòng tránh bệnh viêm não. _ Yêu cầu HS làm việc thheo cặp cùng quan sát tranh minh họa(31,30 ) và trả lời các câu hỏi: + Người trong hình minh họa đang là gì? + Làm như vậy có tác dụng gì? - HS trình bày ý kiến. + Theo em cách phòng chống bệnh viêm não tốt nhất là gì? ( Vệ sinh môi trường xung quanh và nhà ở sạch sẽ, diệt muỗi , diệt bọ gậy , nằm ngủ trong màn. * HĐ3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Làm tuyên truyền viên về phòng bệnh viêm não. - GV cho mỗi tổ 1 HS lên thi. - Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng và có sức thuyết phục nhất. * HĐ kết thúc - GV nhận xét tiết học , dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau. Toán (ôn) ôn tập khái niệm số thập phân I. Mục tiêu - Củng cố cho học sinh khái niệm về số thập phân. - Rèn cho học sinh kvng đọc, viết thập phân. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học Phấn màu, bảng con III. Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 HS nêu cấu tạo của số thập phân. - GV nhận xét * Giới thiệu bài. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - HS làm bài cá nhân. 1HS làm bảng phụ. HS trình bày trên bảng. Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng. a) Gạch dưới phần nguyên của mỗi số thập phân 85,72 ; 91,25 ; 8,50 ; 365,9 ; 0,87 ; 142,6 ; 875,25 ; 36978,214. b) Gạch dưới phần thập phân của mỗi số thập phân 2,65 ; 3,587 ; 95,21 ; 324,1589 ; 547,569 ; 20,214 ; 302,245. Bài 2 : Thêm dấu phẩy để có số thập phân với phần nguyên gồm ba chữ số. 5972 ; 60249 ; 300587 ; 2001 - HS làm bài ra bảng con. Cả lớp chữa bài và thống nhất kết quả đúng. Bài giải 597,2 ; 602,49 ; 300,587 ; 200,1. Bài 3 : Viết hỗn số thành số thập phân - HS làm bài vào vở. GV chấm và chữa bài. a) 3 = 3,1 8 = 8,2 61 = 61,9 b) 5 = 5,72 19 = 19,25 80 =80,05 c) 2 = 2,625 88 = 88,207 70 = 70,065 HĐ3: Củng cố dặn dò: GV hệ thống nội dung bài. Sáng: Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010 Toán Tiết 35: luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cách chuyển một số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. - Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. `II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh tự lấy ví dụ số thập và nêu được phần nguyên, phần thập phân. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: a) Hướng dẫn học sinh chuyển một phân số có tử số lớn hơn mẫu số thành một hỗn số. Hướng dẫn học sinh làm theo hai bước: + Lấy tử số chia cho mẫu số. + Thương tìm được là phần nguyên, viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia. - Cho học sinh thực hành chuyển các phân số thập phân thành hỗn số. 3hs sinh lên làm. = 73 ; = 56 ; = 6 . b) Cho học sinh nhớ lại cách viết các hỗn số thành số thập phân. Để chuyển các hỗn số mới tìm được thành số thập phân. Gọi học sinh lên làm chữa nhận xét kết quả: 73 = 73, 4; 56 = 56,08; 6 = 6,05. Bài 2: Cho học sinh tự làm bài rồi trình bày kết quả giáo viên chữa nhận xét kết qủa: = 4,5; = 83,4; = 19,54. Bài 3: Cho học sinh làm bài nhóm đôi,đại diện nhóm trình bày kết quả: 5,27 m = 527cm; 8,3 m = 830cm; 3,15m = 315cm. Bài 4: Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh: a) = ; = ; b) = 0,6; = 0,60. c) có thể viết thành các số thapạ phân như 0,6; 0,60; .... 4.Củng cố - Dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc nhở hs học kém cần cố gắng. Tập làm văn Tiết 14: luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: - Dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng học sinh. Một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh nói vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn văn, đọc câu mở đoạn của em - BT3. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập - Giáo viên kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của học sinh. - Học sinh đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài văn. - Một vài học sinh nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh. - Giáo viên nhắc học sinh chú ý: + Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc phần thân bài - để viết một đoạn văn. + Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. + Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. - Học sinh viết đoạn văn. - Học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Giáo viên nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. Cả lớp chọn người viết đoạn văn tả cảnh sống nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét chung về tinh thần, ý thức học tập cả lớp. Tin học (Giáo viên giảng dạy) Sinh hoạt Kiểm điểm hoạt động tuần 7 I. Mục tiêu: - Thấy được ưu khuyết điểm của bạn và của mình trong tuần qua để từ đó có hướng phát huy tính tự giác khắc phục những khó khăn: - Thảo luận đưa ra phương hướng thực tuần thực hiện nhiệm vụ tuần 8 - Giáo dục các em thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy. II. Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng báo cáo mọi nề nếp hoạt động của tổ trong tuần qua. Các tổ trưởng thông báo kết quả học tập của mỗi tổ viên. Học sinh phát biểu ý kiến. Giáo viên nhận xét kết quả học tập, hoạt động của lớp trong tuần qua: Về học tập, thể dục, vệ sinh của học sinh trong tuần. Tuyên dương những em có ý thức trong học tập. Bình xét cá nhân xuất sắc đề nghị tuyên dương. Thảo luận thống nhất phương hướng thực hiện nhiệm vụ tuần 8. III. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhắc nhở các em về học bài cũ.

File đính kèm:

  • docLop 5 Tuan 7.doc
Giáo án liên quan