I/ Mục tiêu :
- Biết đọc đọc đúng một văn bản khoa học thưởng thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
- Giáo dục học các em ý thức học tốt bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo viên : Tranh minh họa bài TĐ. bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
Học sinh : SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bìa cũ và trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
B. Dạy Bài mới
1. Giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát bức tranh rồi từ đó giới thiệu bài.
21 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học khối 5 - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy học
- Hình trang 10, 11 SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
Hoạt động 1: Giảng giải
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai,
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.
- Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
a. Cơ quan tiêu hoá; b. Cơ quan hô hấp; c. Cơ quan tuần hoàn; d. Cơ quan sinh dục.
- Cơ quan sinh dục nam có khả năng làm gì?
a. Tạo ra trứng; b. Tạo tinh trung
- Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
a. Tạo ra trứng; b. Tạo ra tinh trung;
Bước 2: Giáo viên giảng:
- Cơ thể được hình thành từ một tế boà trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố.
- Quá trình trứng kết hợp với tinh tủng gọi là sự thụ tinh.
- Trứng đã thụ tinh được gọi hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi trành bào thai, sau 9 tháng ở trong bụng mẹ em bé sẽ được sinh ra.
Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
* Mục tiêu: Hình thành cho hcọ sinh biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm vioệc cá nhân.
- Cho học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và đọc thầm phần chú thích trong sách giáo khoa. Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Cho học sinh trình bày kết quả:
Hình1a: Các tinh trung gặp trứng.
Hình b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
Hình c: Trứng và tinh trung đã kết hợp với nhau tạo thànhhợp tử.
Bước 2: Cho hs quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 11 để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tuần, khoảng 9 tháng.
- Học sinh trao đổi theo cặp rồi tình bày:
+ Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là nmột cơ thể người hoàn chỉnh.
+ Hình 3: Thai được 8 tuần, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân, nhưng chưa hoàn thiện.
+ Hình 4: Thai được 3 tháng, đã có hình dạng của đầu, mình, tay, chân, hoàn thiện hơn, đã hình thành đầy các bộ phận của cơ thể.
+ Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng.
3. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học dặn dò giờ học sau.
Toán( ôn)
luyện tập phép cộng, trừ, nhân và phép chia phân số
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh luyện tập củng cố về phép nhân và chia phân số.
- Giúp học sinh làm tốt các bài tập dạng này.
- Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1 : Tính
- Cho học sinh làm bài cá nhân vào vở, gọi học sinh lên chữa giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) x = = b) : = x =
c) 14 x = = d) 10 : = =
Bài 2: Tính: Cho học sinh tự làm bài rồi trình bày kết quả, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng:
a) 5 + = = ; b. - = - = .
c) + = + = ; d) + = + =
Bài 3: Một thư viện có số sách giáo khoa, số sách là truyện thiếu nhi, còn lại là sách giáo viên. Hỏi số sách giáo viên chiếm bao nhiêu phần trăm số sách trong thư viện?
Cho học sinh làm vở, giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh.
Số sách giáo khoa và số sách thiếu nhi chiếm số phần sách trong thư viện là:
+ = (số sách trong thư viện )
Số sách giáo viên chiếm số phần là:
- = (số sách trong thư viện)
Đáp số: (số sách trong thư viện)
3.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Sáng: Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2030
Toán
Tiết 10: hỗn số (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- Rèn học sinh kĩ năng học tốt bộ môn.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
`II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: bài 3.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành một phân số.
- Giáo viên giúp học sinh tự phát hiện vấn đề: Dựa vào hình ảnh trực quan để nhận ra có 2 và nêu vấn đề: 2 = ? (Hỗn số 2 có thể chuyển thành phân số nào? )
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự giải quyết vấn đề, Học sinh tự trình bày:
2 = 2 + = = Viết gọn là: 2 = = .
- Cho học sinh tự nêu cách chuyển rồi rút ra kết luận như SGK.
3. Thực hành
Bài 1: Cho học sinh tự làm bài rồi cháo vở kiểm tra kết quả.
2 = = ; 4 = = ; ...
Bài 2: Cho học sinh làm nhóm đôi, đại diện nhóm làm vở rồi trình bày kết quả giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng.
a) 2 + 4 = + = ; b) 9 + 5 = x =
Bài 3: Cho học sinh làm vở giáo viên thu và chấm nhận xét một số bài.
4.Củng cố - Dặn dò :
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò học sinh giờ học sau.
Tập làm văn
Tiết 4: Luyện tập làm báo cáo thống kê
I. Mục tiêu:
- Dựa voà bài Nghìn năm văn hiến, Học sinh hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê.
- Hiểu thống kê đơn giản gằn với các số liệu về từng tổ học sinh trong lớp. Biết trình bỳa bảng thống kê theo biểu bảng.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ cho học sinh học nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Cho học sinh nêu dàn bài giờ trước.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho học sinh trao đổi nhóm đôi, rồi tình bày kết quả:
a. Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài:
- Từ 1075 đến 1919, số khoa thi nước ta là: 2896.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại là:
Triệu
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lý
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyên
38
558
0
- Số bia và tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay: Số bia – 82, số tiến sĩ khắc trên bia còn lại đến ngày nay: số bia 82, số tiến sĩ khắc trên bia là 1306.
b. Các số liệu thống kê được trình bày dưới hình thức:
- Nêu số liệu, trình bày bảng số liệu.
c. Tác dụng của các số liệu thống kê:
- Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài 2: Cho học sinh xác định yêu cầu của bài rồi từ đó nhắc lại tác dụng của bảng thống kê. Cho học sinh tự trình vảo vở, giáo viên gọi vài em trình bày bài.
5. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét chung về tinh thần, ý thức học tập của cả lớp.
Địa lí
Tiết 2: địA HìNH Và KHOáNg SảN
I.Mục tiêu:
Học xong bài này, HS:
- Biết dựa vào bản đồ (lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí một số đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ
- Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, khoáng sản Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên quả địa cầu.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp
1.Địa hình.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Bước 1: - HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 SGK và trả lời:
+ Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1.
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính của nước ta, trong đó những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta.
+ Nêu một số đặc điểm chính về địa hình của nước ta.
Bước 2: - HS trình bày từng câu. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp.
2. Khoáng sản.
Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: Dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết, trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta? Hoàn thành bảng sau:
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
Than
A-pa-tit
Sắt
Bô-xít
Dầu mỏ
Quảng Ninh
Lào Cai
Thái Nguyên, Yên Bái
Tây Nguyên
Bách Hổ, Rạng Đông
Đun nấu, luyện thép
Chế biến phân bón
Chế biến sắt
Bước 2: - Đại diện các nhóm trình bày.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xít.
Hoạt động 5: Làm việc cả lớp
- GV treo bản đồ: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản
- GV gọi từng cặp HS lên bảng. GV đưa ra với mỗi cặp yêu cầu.
+ Chỉ trên bản đồ dãy núi Hoàng Liên Sơn.
+ Chỉ trên bản đồ đồng bằng bắc bộ.
+ Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a-pa-tit.
- HS nhận xét
Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò:
- Hệ thống bài - HS đọc bài học (SGK). Chuẩn bị bài sau.
Kĩ Thuật
Tiết 2 : ĐÍNH KHUY HAI LỖ. ( Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh được thực hành hành đính khuy hai lỗ trờn vải.
- Rèn cho HS kĩ năng đính khuy hai lỗ đính khuy trơn, đúng kĩ thuật
- Giáo dục các em tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
- Mảnh vải có kích thước 20cm x 30 cm. Chỉ, kim, kéo
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài.
* Hoạt động 3: Học sinh thực hành
- Học sinh nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
- Giáo viên nhận xét nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ.
- Giáo viên kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy hai lỗ của học sinh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành: Mỗi học sinh đính hai khuy. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực hiện cho đúng.
- Học sinh thực hành đính khuy hai lỗ, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành nhóm để các em trao đổi học hỏi lẫn nhau.Giáo viên theo dõi uốn nắn học sinh.
* Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm
- Gọi học sinh nêu các yêu cầu của sản phẩm.
- Cử hai ba học sinh đánh giá yêu cầu của sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phảm của học sinh theo hai mức: hoàn thành A và chưa hoàn thành B.
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học.
File đính kèm:
- Lop 5 Tuan 2.doc