Giáo án môn học khối 5 - Tuần 15

 I. MỤC TIÊU.

 - Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok)

 giong đọc phù hợp với nội dung của các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.

 - Hiểu một số từ khó trong bài. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết trọng văn hoá, muốn cho con em dân tộc mình được học hành, thóat khỏi cảnh nghèo nàn, lạc khậu.

 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - GV: Bảng phụ viết phần luyện đọc diễn cảm

 

doc19 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học khối 5 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xuất khẩu của nước ta.( than đá, dầu mỏ, gạo, bánh kẹo giầy da, đồ gốm, hoa quả thủy sản,) + Kể tên một số mặt hàng chúng ta cần nhập khẩu;( thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, máy móc, để sản xuất, xây dựng.) 3. Hoạt động 3: Ngành du lịch ở nước ta. - HS trao đổi thảo luận cặp để tìm các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch. - Mời đại diện HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét chỉnh sửa câu trả lời: Thuận lợi: Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Có các di sản thế giới.Có vườn quốc gia. Nhu cầu du lịch của nhân dân tăng. các loại dịch vụ du lịch được cải thiện, nhiều lễ hội truyền thống. 4. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài cho buổi học sau. Chính tả ( nghe - viết) Tiết 15: Buôn chư lênh đón cô giáo I. mục tiêu: Giúp HS : - Nghe viết chính xác, đẹp đoạn từ “Y Hoa lấy trong gùi ra .A, chữ, chữ cô giáo” trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ ch, hoặc tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã. - Rèn tư thế ngồi học cho HS. II. đồ dùng dạy học Bảng phụ để làm bài tập 3. III. các hoạt động dạy học A/ Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng viết các từ có âm đầu tr/ch hoặc có vần ao/ au. B/ Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài. 2/ Hướng dẫn HS nhớ- viết. - HS đọc to đoạn bài viết. Lớp theo dõi. - Đoạn văn cho em biết điều gì?( Tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.) - HS tìm từ khó viết và dễ lẫn: VD: Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực. - GV đọc cho HS viết các từ khó vào nháp. - HS viết bài: GV đọc cho HS viết chính tả. - Soát lỗi và chấm 1/3 số bài của HS trong lớp - GV nêu nhận xét bài viết của HS 3/ Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài tập: tìm những tiếng có nghĩa: Mẫu: trao ( Trao đổi)/ chao ( chao liệng) - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Các cặp trao đổi tìm sau đó đại diện các cặp lên thi viết lên bảng lớp cặp nào ghi được nhiều từ đúng là thắng cuộc. VD: + tra( tra lúa)- cha mẹ Trà( uống trà) – chà ( chà sát) Trào( nước trào)- chào( chào hỏi) Tro ( tro bếp) – cho ( cho quà) - GVnhận xét tổng kết trò chơi. Bài 3a: HS đọc bài, tìm tiéng có âm ch/ tr để điền vào chố trống trong bài “ Nhà phê bình và truyện của vua” - HS tự làm bài vào vở bài tập, Gọi HS đọc bài để lớp cùng GV nhận xét chữa bài. + Thứ tự các từ cần điền là: cho, chuyện, chẳng, chê, trả, trở. - Gọi 1HS đọc lại bài sau khi đã chữa. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học , dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau. Chiều Khoa học Tiết 30: cao su I. Mục tiêu Giúp HS : - Kể tên một số đồ dùng làm bằng cao su. - Nêu được các vật liệu để chế tạo ra cao su. - Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của cao su. - Biết cách bảo quản các đồ dùng làm từ cao su. - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS II. Đồ dùng dạy học - Bóng cao su, dây chun, hình minh họa SGK III. Hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu tính chất của thủy tinh? kể tên các đồ dùng được làm từ thủy tinh ? * Giới thiệu bài HĐ2: Thực hành * Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. * Cách tiến hành +) Bước 1: Làm việc theo nhóm - Các nhóm làm việc theo chỉ dẫn trang 63 SGK. +) Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung. - GVKL: Cao su có tính đàn hồi. HĐ3: Thảo luận * Mục tiêu: - Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. - Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. * Cách tiến hành +) Bước 1: Làm việc cá nhân - HS đọc nội dung mục bạn cần biết trang 63/ SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài. +) Bước 2: Làm việc cả lớp - GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. GVKL: - Có hai loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. - Cao su có tính đàn hồi; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác. - Cao su được sử dụng để làm săm, lốp xe; làm các chi tiết của một số đồ điện... - Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp. Không để các hoá chất dính vào cao su. HĐ4: Củng cố dặn dò - GV củng cố bài. HS đọc bài học trong SGK. Toán (ôn) Luyện tập tiết 74 I. Mục tiêu - Củng cố cho HS kĩ năng thực hiện các phép chia có liên quan đến số thập phân. - Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức; kết hợp rèn kĩ năng giải toán cho HS. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. Rèn tư thế tác phong học tập cho HS. II. Đồ dùng dạy học Bảng nhóm, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học HĐ1: Kiểm tra bài cũ - Học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức? * Giới thiệu bài HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: Tính - HS làm bài , 2 trình bày bài trên bảng. Cả lớp nhận xét thống nhất kết quả đúng. a) (51,24 – 8,2) : 26,9 : 5 = 43,04 : 26,9 :5 = 1,6 : 5 = 0,32 b) 263,24 : (31,16 + 34,65) – 0,71 = 263,24 : 65,81 – 0,71 = 4 – 0,71 = 3,29 Bài 2: Tính bằng hai cách - HS trao đổi và làm bài. Đại diện nhóm chữa bài. Cả lớp thống nhất kết quả đúng. a) Cách 1: 0,96 : 0,12 – 0,72 : 0,12 = 8 – 6 = 2 b) Cách 1: (2,04 + 3,4) : 0,68 = 5,44 : 0,68 = 8 Cách 2: 0,96 : 0,12 – 0,72 : 0,12 = (0,96 – 0,72) : 0,12 = 0,24 : 0,12 = 2 Cách 2: (2,04 + 3,4) : 0,68 = 2,04 : 0,68 + 3,4 : 0,68 = 3 + 5 = 8 Bài 3: Mỗi bước chân của Hương dài 0,4m. Hỏi Hương phải bước bao nhiêu bước để đi hết đoạn đường dài 140m ? - HS đọc yêu cầu và tìm hiểu bài toán. GV gợi ý và hướng dẫn. HS làm bài và chữa bài. Cả lớp nhận xét và thống nhất lời giải đúng. Bài giải Số bước Hương phải bước để đi hết đoạn đường dài 140m là: 140 : 0,4 = 350 (bước) Đáp số: 350 bước HĐ3: Củng cố dặn dò Tin học (Giáo viên chuyên dạy) Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2010 Toán Tiết 74: Tỉ số phần trăm I. Mục tiêu: Giúp HS: - HS bước đầu hiểu về tỉ số phần trăm ( xuất phát từ khái niệm tỉ số và ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm) - Biết quan hệ giữa tỉ số phần và phân số (phân số thập phân và phân số tối giản). - Giáo dục ý thức tự giác học tập và ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy- học Hình vẽ trên bảng: III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (Xuất phát từ tỉ số) - GV giới thiệu hình vẽ trên bảng, hỏi: Tỉ số giữa diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu? (25:100) - GV viết lên bảng: 25 : 100 = 25%; 25% là tỉ số phần trăm. Cho HS tập viết ký hiệu %. Hoạt động 2: ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm. - GV ghi vắn tắt lên bảng: Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi. Yêu cầu HS: Viết tỉ số giữa số HS giỏi và số HS toàn trường (80 : 400); Đổi thành phân số thập phân ; Viết thành tỉ số ; Viết tiếp vào chỗ chấm: 20 : 100 = ...% (Viết số 20); Viết tiếp vào chỗ chấm: Số HS giỏi chiếm số HS toàn trường (20 %). - GV: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 học sinh giỏi. GV có thể vẽ thêm hình minh họa. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1, 2: HS trao đổi với nhau (từng cặp hoặc từng nhóm nhỏ), 2 HS trả lời lời miệng theo yêu cầu của đề bài. Bài 3: GV viết mẫu lên bảng, hỏi chung cả lớp nhằm mục đích giải thích các bước biến đổi trong bài mẫu: (Bước 1: Đổi phân số thành phân số thập phân. Bước 2: Đổi mặt tỉ số. Bước 3: viết kí hiệu %). Sau đó HS làm tiếp bài tập theo cá nhân. GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau. Tập làm văn Tiết 30: Luyện tập tả người (Tả hoạt động) I/ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: Nắm được các đoạn của một bài văn tả người, nội dung của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động trong đoạn. Viết được một đoạn văn tả hoạt động của người thể hiện khả năng quan sát và diễn đạt. Giáo dục ý thức tự giác học tập và ngồi học đúng tư thế. II/ Đồ dùng dạy- học. - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ... - Học sinh: sách, vở, bút màu... III/ Các hoạt động dạy- học A/ Kiểm tra bài cũ: - HS đọc lại biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội (tiết TLV trước) B/ Bài mới. 1) Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2) Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài tập 1: HD nêu miệng. - HS đọc bài văn. - HS trao đổi nhóm đôi và nêu các đoạn. HS phát biểu ý kiến, nhận xét bổ sung. - GV mở bảng phụ cho HS đọc nội dung đã ghi tóm tắt. + Tả bác Tâm vá đường. + Kết quả lao động của bác. + Bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong. - Một vài em nêu đối tượng định tả và xác định những từ ngữ tả hoạt động của bác Tâm trong đoạn văn. - HS làm bảng nhóm, trình bày trước lớp. HS Nhận xét, bổ xung. Bài tập 2: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người thân hoặc một người mà em quý mến). - Một số HS giới thiệu người các em sẽ chọn tả hoạt động. - HS viết và trình bày đoạn văn đã viết. GV chấm điểm một số bài. 3) Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới. Tin hoc (Giáo viên chuyên dạy) Sinh hoạt Kiểm điểm hoạt động tuần 15 I/ Mục tiêu. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. 3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II/ Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III/ Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Về đạo đức: Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương, khen thưởng. Phê bình. 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3/ Củng cố - dặn dò. Nhận xét chung. Chuẩn bị cho tuần sau.

File đính kèm:

  • docLop 5 Tuan 15.doc
Giáo án liên quan