Giáo án môn học khối 5 - Tuần 11

I. Mục tiêu

 - Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu, giữac cá cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả.

- Đọc diễn cảm toàn bài phân biệt được lời các nhân vật. Giọng hồn nhiên (bé thu); giọng hiền từ của người ông.

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiêncủa hai ông cháu. có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và môi trường xung quanh.

- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ chi sẵn nội dung đoạn đọc diễn cảm.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học khối 5 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 3: Làm việc cả lớp. HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK: Kể tên các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp. * Kết luận: lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác. Hoạt động 4: Làm việc theo cặp. HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK: + Nêu nhận xét về sự thay đổi diện tích rừng ở nớc ta. - HS trình bày kết quả , GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời: GV : Tổng diện tích rừng = Diện tích rừng tự nhiên + diện tích rừng trồng * Kết luận: + Từ 1980 - 1995, diện tích rừng giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nơng. + Từ 1995 - 2004, diện tích rừng tăng do Nhà nớc, nhân dân tích cực bảo vệ rừng. - GV: Trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu? (Chủ yếu ở miền núi, trung du và một phần ven biển). 2. Ngành thuỷ sản Hoạt động 5: Làm việc theo nhóm. GV phát phiếu học tập. - HS thảo luận theo câu hỏi trong phiếu học tập: + Kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết. + Nớc ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản? + Hãy so sánh sản lợng thuỷ sản của nớc ta năm 1990 và năm 2003. + Hãy kể một số loài thuỷ sản đợc nuôi nhiều ở nớc ta. - HS trình bày kết quả. * Kết luận :+ Ngành thuỷ sản gồm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. + Sản lợng thuỷ sản ngày càng tăng, trong đó sản lợng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt. Các loại thuỷ sản đang đợc nuôi nhiều. Hoạt động 6: Củng cố - dặn dò. HS đọc bài học. Chuẩn bị bài sau. Chính tả Tiết 11: Nghe-viết: Luật bảo vệ môi trường I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: 1- Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Luật bảo vệ môi trường. 2- Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l. 3- Giáo dục ý thức rèn chữ viết và ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy- học - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ... - Học sinh: sách, vở bài tập... III. Các hoạt động dạy- học 1) Giới thiệu bài. - GV nêu MĐ, YC tiết học. 2) Hướng dẫn HS nghe - viết. - GV đọc bài chính tả 1 lượt. 1 HS đọc lại bài chính tả. - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc HS lưu ý HS cách trình bày của bài chính tả. - GV đọc cho học sinh viết từ khó. - GV đọc cho học sinh viết chính tả. - GV đọc cho HS soát lỗi. - Chấm chữa chính tả ( 7-10 bài). - GV nêu nhận xét chung. 3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. *Bài 1: -HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm 4. 2 nhóm làm vào phiếu to. - HS trình bày bài làm, nhận xét. - GV nhận xét và chữa bài. *Kết quả: Từ láy âm n: na ná, nai nịt, nài nỉ, nao nao, náo nức, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót, năng nổ, nao núng, nôn nao, nết na, nắng nôi, nỉ non, nức nở... + Từ láy gợi tả âm thanh có âm cuối là ng: loảng xoảng, leng keng, sang sảng, đùng đoàng, quang quác, ông ổng, ăng ẳng, ùng ục... 4. Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ cách viết chính tả những từ ngữ đã luyện tập ở lớp. Chiều Khoa học Tiết 22: tre, mây, song I. Mục tiêu. - Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây song. - Nhận biết một số đặc điểm cảu tre,mây, song. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, phiếu bài tập. Học sinh: vở bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động. 2. Bài mới. *Khởi động: GV giới thiệu bài *Hoạt động1: 1. Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.(Làm việc với sgk.) - Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song. - Cách tiến hành. + Bước 1: HS quan sát tranh (hoặc có cây tre, mây, song thật) để nêu tên từng loại cây. + Bước 2: Trao đổi nhóm: đọc thông ti sách giáo khoa và làm bài tập vào vởBT Tre Mây, song Đặc điểm - Mọc đứng, thành bụi cao khoảng 10-15 m, thân tròn rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng hình ống - cây leo, mọc thành bụi, thân gỗ dài, không phân nhánh. ứng dụng - làm nhà, làm nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình. Làm lạt,đan lát, làm bàn ghế, đồ mĩ nghệ....Làm đay buộc, đóng bè. + Bước 3: Một nhóm làm phiếu to, gắn bảng, lớp cùng GV nhạn xét kết luận. *Hoạt động 2: 2. Một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quảnn. - Mục tiêu: HS nhận ra được một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song. Nêu cách bảo quản các đồ dùng đó. - Tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo nhóm. Quan sát tranh và cho biết đó là những đồ dùng gì? và nó được làm từ vật liệu gì? + Ngoài ra em còn biết những đồ dùng gì được làm từ tre, mây và song. + Bước 2 : Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc. + Bước 3:(làm việc cả lớp). Hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng đó. ? Nhà em có những đò dùng nào được làm từ tre, mây, song?, Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó. - HS nối tiếp trả lời. - GV kết luận: Những đồ dùng được làm từ tre, mây và song là những hàng thủ công dễ móc ẩm nên để chống ẩm mốc thường được sơn dầu để bảo quản, đặc biệt chúng ta không nên để các đồ dùng này ngoài mưa, nắng. *Hoạt động nối tiếp: - Tóm tắt nội dung bài. Nhắc chuẩn bị giờ sau. Toán (ôn) Luyện tập phép cộng hai số thập phân I/ Mục tiêu Giúp HS: - Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân. - Vận dụng vào giải bài toán với phép cộng hai số thập phân. - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và ngồi học đúng tư thế. II/ Đồ dùng dạy- học - Giáo viên: nội dung bài, trực quan. - Học sinh: sách, vở, bảng con... III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau rồi chữa bài: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 47,5 + 26,3 ; 39,18 + 7,34 ; 75,91 + 367,89 ; 0,689 + 0,975 - Cho học sinh àm bảng con giáo viên nhận xét chốt lại kết quả: - 73,8; 443,8; 46,32; 1,664 Bài 2: Tính - Cho học sinh làm vở, đại diện học sinh làm ra bảng nhóm rồi trình bày kết quả: a) 35,92 + 58,76 + 41,24 b) 70,58 + 9,86 + 29,42 = 35,92 + (58,76+ 41,24) = (70,58 + 29,42) + 9,86 = 35,92 + 100 = 100 + 9,86 = 135,92 = 109,86 c) 4,275 + 9,43 + 5,725 = (4,275 + 5,725) + 9,43 = 10 + 9,43 = 19,43 Bài 3 Một con vịt cân nặng 2,7kg. một con ngỗng cân nặng hơn con vịt đó là 2,2kg. Hỏi cả hai con cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? - Cho học sinh làm vở, giáo viên thu chấm nhận xét bài làm của học sinh Giải: Con ngỗng cân nặng số ki lô gam là 2,7 + 2,2 = 4,9 (kg) Cả hai con cân nặng số ki lô gam là: 2,7 + 4,9 = 7,6(kg) Đáp số: 7,6kg * Củng cố dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học dặn dò giờ học sau. Tin học (Giáo viên chuyên dạy) Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010 Sáng Toán Tiết 55: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập và ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy- học - Giáo viên: nội dung bài, trực quan. - Học sinh: sách, vở, bảng con... III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu HĐ1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. a) GV tóm tắt bài toán ở VD1, sau đó nêu hướng giải. - GV hướng dẫn HS giải bài toán theo các bước như trong SGK. b) Ví dụ 2. - GV nêu VD2 và yêu cầu HS vận dụng nhận xét trên để thực hiện phép nhân: 0,46 x 12. c) GV gọi HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - GV gọi vài HS nhắc lại quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. HĐ2: Thực hành Bài 1: HS làm BT1 vào vở. - 4 HS lên bảng làm BT1. - HS nhận xét. sửa chữa. GV kết luận. 2,5 x 7 = 17,5; 4,18 x 5 = 20,9; 0,256 x 8 = 2,048; 6,8 x15 = 120 Bài 2: HS ở các nhóm thảo luận, hoàn thành BT2. - HS đại diện ở các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, sửa chữa. Thừa số 3,18 8,07 2,389 Thừa số 3 5 10 Tích 9,54 40,35 23,89 Bài 3: 1HS đọc đề toán. HS làm BT3 vào vở, 1HS lên bảng làm BT3. - HS nhận xét, sửa chữa. GV kết luận. Bài giải Trong 4 giờ ô tô đi được là: 42,6 x 4 = 170,4 (km) Đáp số: 170km HĐ2: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị cho bài sau. Tập làm văn Tiết 22: Luyện tập làm đơn I. Mục đich, yêu cầu: Giúp HS: 1. Củng cố kiến thức về cách viết đơn. 2. Viết được một lá đơn ( kiến nghị ) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. Giáo dục ý thức tự giác học tập và ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy- học - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ. - Học sinh: sách, vở nháp, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ. - HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại (sau tiết trả bài trước). B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài. - GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2) Hướng dẫn học sinh viết đơn. - HS đọc yêu cầu của BT. - GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn, gọi 2 HS đọc lại. - GV cùng HS trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn : tên của đơn, nơi nhận đơn, giới thiệu bản thân. - GV nhắc HS trìng bày lí do sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để cấp trên tìm biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn. - HS nói về đề bài các em đã chọn. - HS viết đơn vào vở. - HS tiếp nối nhau đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trìng bày lá đơn. 3) Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét chung về tiết học. Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn. - Nhắc chuẩn bị giờ sau (lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người thân). Sinh hoạt Kiểm điểm hoạt động tuần 11 I. Mục tiêu: - Thấy được ưu khuyết điểm của bạn và của mình trong tuần qua để từ đó có hướng phát huy tính tự giác khắc phục những khó khăn: - Thảo luận đưa ra phương hướng tuần thực hiện nhiệm vụ tuần 12 - Giáo dục các em thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy. II.Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng báo cáo mọi nề nếp hoạt động của tổ trong tuần qua. Các tổ trưởng thông báo kết quả học tập của mỗi tổ viên. Học sinh phát biểu ý kiến. Giáo viên nhận xét kết quả học tập, hoạt động của lớp trong tuần qua: Về học tập, thể dục, vệ sinh của học sinh trong tuần. Tuyên dương những em có ý thức trong học tập. Bình xét cá nhân xuất sắc đề nghị tuyên dương. Thảo luận thống nhất phương hướng thực hiện nhiệm vụ tuần 12. III. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhắc nhở các em về học bài cũ.

File đính kèm:

  • docLop 5 Tuan 11.doc