Giáo án môn học khối 5 - Tuần 1

I/ Mục tiêu :

 Giúp HS:

 1. Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn bức thư của Bác. Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm.

 2. Hiểu từ ngữ trong bài.Nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông để lại xây dựng thành nước Việt Nam mới.

- Học thuộc lòng bức thư.

II/ Đồ dùng dạy học:

Giáo viên : Tranh minh họa bài TĐ. bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

 Học sinh : SGK.

 

doc23 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học khối 5 - Tuần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Rút gọn các phân số sau: - Cho học sinh làm bài cá nhân vào vở, gọi học sinh lên chữa giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: = = ; = = = = ; = = = ; = = . Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số: a) và ; b) và ; c) và - Gọi học sinh lên bảng chữa giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: a. = = ; = = . Bài 3: Tìm các phân số bằng phân số . ; ; ; ; - Cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm nhận xét bài của học sinh: = = = . 3.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Sáng Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010 Toán Tiết 5: Phân số thập phân I. Mục tiêu: - Giúp học sinh: + Nhận biết các phân số thập phân. + Nhận ra được: Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân. + Rèn học sinh kĩ năng tính toán tốt. `II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: bài 4. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài a. Giới thiệu phân số thập phân. - Giáo viên nêu và viết trên bảng các phân số ; ; ; ...cho học sinh nhận xét về đặc điểm mẫu số của các phân số này, để nhận biết các phân số đó có mẫu số là: 10, 100, 1000. Giáo viên giới thiệu các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000; ... gọi là các phân số thập phân. - Giáo viên nêu và viết trên bảng phân số , rồi yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng , Chẳng hạn: = = . Làm tương tự với: ; . - Cho học nêu nhận xét: Một phân số có thể viết thành phân số thập phân. 3. Thực hành Bài 1: Cho học sinh đọc các phân số thập phân. Bài 2: Cho học sinh làm cá nhân rồi trình bày bài: ; ; ; ; Bài 3: Cho học sinh làm nhóm đôi rồi trình bày: ; . Bài 4: cho học sinh làm vở giáo viên thu chấm một số bài: a) = = ; b) a) = = ; 4.Củng cố - Dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học. Tập làm văn Tiết 2: luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: - Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, học sinh hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh. - Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát. - Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ cho học sinh học nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 2 em nhắc lại nội dung phần ghi nhớ. B. Dạy học bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Cho học sinh đọc thầm bài trao đổi và làm theo cặp đại diện trình bày bài, giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sáng mùa thu? (Tả cánh đồng buổi sớm: vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng; mặt trời mọc.) Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào? (Bằng cảm giác của làn da (xúc giác): thấy sớm đầu thu mát lạnh; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc; những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân. Bằng mắt: thấy mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa loáng thoáng rơi; người gánh rau và những bó huệ trắng muốt; bày sáo lượn chấp chới trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc trên những ngọn cây xanh tươi.) Tìm một chi tiết thể hiện một sự quan sát tinh tế của tác giả? (Giữa nhưng đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi; một vài giọt mưa loáng thoáng rơi.) Bài 2: Cho học sinh đọc kĩ yêu cầu rồi làm bài vào vở, giáo viên nhận xét chốt lại - - Ví dụ về dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong một công viên: - Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của công viên voà buổi sớm. - Thân bài: Tả các bộ phận cảu cảnh vật: Cây cối chim chóc những con đường Mặt hồ. Người tập thể dục, thể thao. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét chung về tinh thần, ý thức học tập của cả lớp. Đia Lí Tiết 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Chỉ được vị trí, giới hạn của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ) và trên quả địa cầu. - Mô tả được vị trí địa lí và hình dạng nước ta. Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam. - Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. II. Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Quả địa cầu. III. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trực tiếp 1.Vị trí địa lí và giới hạn Hoạt động 2: Làm việc theo cặp Bước 1: - Yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK và trả lời câu hỏi: + Đất nước Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? (Đất liền,biển, đảo và quần đảo) + Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ. + Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? + Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? + Tên biển là gì? ( biển Đông). + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta? Bước 2: - HS trình bày kết quả làm việc. GV bổ sung và hoàn thiện. Bước 3: - GV yêu cầu một số HS lên chỉ vị trí nước ta trên quả địa cầu. + Vị trí của nước ta có gì thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khác? - GV kết luận: 2. Hình dạng và diện tích. Hoạt động 3: ( Làm việc theo nhóm) Bước 1: - HS đọc SGK, quan sát hình 2 và bảng số liệu, rồi thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau: + Phần đất liền nước ta có đặc điểm gì? (hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như hình chữ S ). + Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? + Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km? + Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2? + So sánh diện tích nước ta với một số nước trong bảng số liệu. Bước 2: - Đại diện các nhóm trả lời. HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam Với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km. Hoạt động 4: Trò chơi tiếp sức Bước 1: - GV treo 2 lược đồ, phổ biến luật chơi. - Mỗi nhóm chọn 7 HS, Mỗi em nhận 1 tấm bìa. GV hướng dẫn cách chơi: Dán tấm bìa vào lược đồ trống. Bước 2: - HS tiến hành chơi. Bước 3: - Đánh giá, nhận xét. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò: - Gv hệ thống bài - HS đọc bài học (SGK). - Chuẩn bị bài sau. Kĩ thuật Tiết 1: Đính khuy hai lỗ I. Mục tiêu: HS cần phải: - Biết đính khuy hai lỗ. - Đính được khuy hai lỗ đúng quy định, đúng kĩ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học - Mẫu đính khuy hai lỗ. - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Kiểm tra bài cũ: Đồ dùng của học sinh. Bài mới Giới thiệu bài 2. Nội dung bài. - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu - HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a (SGK). GV đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ. - GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 1b (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm. - Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối, và đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo. - Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Khuy (hay còn gọi là cúc hoặc nút) được làm bằng nhiều vạt liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ, với nhiều màu sắc, kích thước, hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để noói khuy với vải (dưới khuy). Trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau. Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - GV hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung mục II (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các bước trong quy trình đính khuy (vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu). - Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ. - Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 (vì HS đã được học cách thực hiện các thao tác này ở lớp 4). GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1. - Đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3. GV sử dụng đính khuy có kích thước lớn (trong bộ dụng khâu, thêu lớp 5) hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy. Vì đây là bài học đầu tiên về đính khuy nên GV cần hướng dẫn kĩ HS cách đặt khuy vào điểm vạch dấu (đặt tâm khuy đúng vào điểm vạch dấu, hai lỗ khuy thẳng hàng với đường vạch dấu) và cách giữ cố định khuy trên điểm vạch dấu khi chuẩn bị đính khuy. Lưu ý HS xâu chỉ đôi và không xâu chỉ quá dài (vì nếu chỉ quá dài sẽ khó khâu và dễ bị rối chỉ khi khâu). - Hướng dẫn HS đọc mục 2b và quan sát hình 4(SGK) để nêu cách đính khuy. GV dùng khuy to và kim khâu len để hướng dẫn cách đính khuy theo hình 4(SGK). * Lưu ý HS: Khi đính khuy, mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3-4 lần cho chắc chắn. GV hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất(lên kim qua lỗ khuy thứ nhất, xuống kim qua lỗ khuy thứ hai). Các lần khâu đính còn lại, GV nên gọi HS lên bảng thực hiện thao tác. - Hướng dẫn HS quan sát hình 5, hình 6 (SGK). Đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy. - Nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy. Lưu ý hướng dẫn kĩ HS cách lên kim nhưng không qua lỗ khuy và cách quấn chỉ dúm. Sau đó, yêu cầu HS kết hợp quan sát khuy được đính trên sản phẩm (áo) và hình 5 (SGK) để trả lời câu hỏi trong SGK. - GV gợi ý cho HS nhớ lại cách kết thúc đường khâu đã học ở lớp 4, sau đó yêu cầu HS lên bảng thực hiện thao tác. - Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy. - GV gọi 1-2 HS nhắc lại và thực hiện thao tác đính khuy hai lỗ. - GV tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. 3. Củng cố dặn dò - Chuẩn bị cho giờ học sau.

File đính kèm:

  • docLop 5 Tuan 1.doc
Giáo án liên quan