Giáo án môn học Địa lý khối 5 - Bài 23: Châu phi (tiếp theo)

I : MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Học xong bài này, HS:

1. Kiến thức: Biết phần lớn người dân châu Phi là người da đen. Trình bầy được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi và một số nét tiêu biểu về Ai Cập.

2. Kĩ năng: Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Ai Cập.

3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bản đồ kinh tế châu Phi.

- Tranh ảnh hoặc tư liệu về dân cư, hoạt động sản xuất cảu người dân châu Phi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn học Địa lý khối 5 - Bài 23: Châu phi (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí Bài 23: châu phi ( Tiếp theo ). I : Mục đích yêu cầu: Học xong bài này, HS: 1. Kiến thức: Biết phần lớn người dân châu Phi là người da đen. Trình bầy được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi và một số nét tiêu biểu về Ai Cập. 2. Kĩ năng: Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Ai Cập. 3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài. II. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ kinh tế châu Phi. - Tranh ảnh hoặc tư liệu về dân cư, hoạt động sản xuất cảu người dân châu Phi. III. Các HĐ dạy học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1: Kiểm tra bài cũ: Địa hình châu Phi có đặc điểm gì? 2: Bài mới: a) Giới thiệu bài. Giới thiệu qua bản đồ. b) Tìm hiểu bài. 3. Dân c châu Phi. HĐ1: Làm việc cá nhân. Bớc 1: HS dựa vào bài 17 và trả lời các câu hỏi: Châu Phi đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục? Người dân châu Phi chủ yếu là người da gì? Dân cư châu Phi sống tập trung chủ yếu ở đâu? Vì sao? * GV hệ thống lại nội dung: Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và hơn 1/3 dân số châu Phi là người da đen. 4. Hoạt động kinh tế. HĐ2: Làm việc theo nhóm. Bước 1: HS quan sát hình 4 SGK thảo luận các câu hỏi: - Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học? - Đời sống người dân châu phi có gì khó khăn? Vì sao? - Kể tên và chỉ bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả châu Phi? Bước 2: Đại đại các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV giảng kết luận: Châu Phi có nền kinh tế phát triển chậm nên tình trạng người dan châu Phi còn nhiều khó khăn. HĐ3: Ai Cập. Bước1: HS quan sát bản đồ thế giới và cho biết vị trí đất nước Ai Cập? Ai Cập có dòng sông nào chảy qua? - Dựa vào hình 5 và cho biết Ai Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào? GV giảng và kết luận: Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục á, Âu, Phi. + Thiên nhiên có Sông Nin chảy qua. + Kinh tế- xã hội: Nôit tiếng với công trình kiến chúc cổ, nề văn hoá sông Nin. 3. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Xem lại bài, chuẩn bị giờ sau " Châu Mĩ ” -2 HS nêu. - HS trả lời. Nhóm trửơng điều khiển nhóm thảo luận bài. - Đại diện nhóm trả lời - HS quan sát trả lời và xác dịnh trên bản đồ. - HS lên bảng trình bầy Địa lí Bài 25: Châu Mĩ. I : Mục đích yêu cầu: Học xong bài này, HS: 1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm thiên nhiên của Châu Mĩ và nhận biết chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ 2. Kĩ năng: Biết dựa vào lợc đồ họăc bản đồ thế giới mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu Mĩ và chỉ được một số dãy núi và đống bằng lớn của châu Mĩ. 3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài. II. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu. - Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A – ma – dôn. III. Các HĐ dạy học. Giáo viên Học sinh 1: Kiểm tra bài cũ: So sánh đặc điểm kinh tế châu Phi với một số châu lục mà em đã được học? 2: Bài mới: a) Giới thiệu bài. Giới thiệu qua bản đồ. b) Tìm hiểu bài. 1. Vị trí địa lí và giới hạn. HĐ1: Làm việc nhóm đôi. Bước 1: HS quan sát quan sát quả địa cầu và Gv chỉ đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây.. Quan sát quả địa cầu và cho biết những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây? Bước 2: HS thảo luận nhóm đôi. Quan sát hình 1 và cho biết châu Mĩ giáp với đại dương nào? Diện tích châu Mĩ đứng thứ mấy trong số các châu lục trên thế giới? Bớc 3: Các cặp báo cáo kết quả thảo luận của cặp mình. * GV hệ thống lại nội dung: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gốm: Bắc Mĩ; Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. 2. Đặc điểm tự nhiên. HĐ2: Làm việc theo nhóm. Bước 1: HS quan sát hình1,2 SGK thảo luận các câu hỏi: - Quan sát H2 rồi tín trên H1 các chữa a,b,c,d,đ,e và cho biết các ảnh đó được chụp ; Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ. - Nhận xét về địa hình châu Mĩ. - Nêu tên các dãy núi và đồng bằng lớn của châu Mĩ? Bước 2: Đại đại các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. * GV giảng kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông. Dọc bờ biển phía tây là hai dãy núi cao và đồ sộ. HĐ3: Làm việc cả lớp. - Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? - Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu? - Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-rôn? GV giảng và kết luận: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A-ma- dôn là rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới. 3. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị giờ sau "Châu Mĩ (tiếp) ” -2 HS nêu. - HS quan sát quả địa cầu và theo dõi. - HS quan sát trả lời. - HS quan sát hình và thảo luận cặp đôi. - Các cặp báo cáo kết quả thảo luận. Nhóm trửơng điều khiển nhóm thảo luận bài. - Đại diện nhóm trar lời và chỉ vị trí các dãy núi và đồng bằng lớn của châu Mĩ - HS tìm hiểu trao đổi theo cặp và đại diện phát biểu. Địa lí Bài 26: Châu Mĩ ( tiếp theo ) I : Mục đích yêu cầu: Học xong bài này, HS: 1. Kiến thức: Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư. Trình bầy được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì 2. Kĩ năng: Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì. 3. Thái độ: HS có ý thức học và tìm hiểu nội dung bài. II. Đồ dùng dạy học. - Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu. - Tranh ảnh hoặc tư liệu về hoạt động kinh tế của châu Mĩ. III. Các HĐ dạy học. Giáo viên Học sinh 1: Kiểm tra bài cũ: Kể tên những dãy núi và đồng bằng lớn của châu Mĩ? 2: Bài mới: a) Giới thiệu bài. Giới thiệu qua bản đồ. b) Tìm hiểu bài. 3. Dân cư châu Mĩ. HĐ1: Làm việc cá nhân. Bước 1: HS dựa vào bài 17 và trả lời các câu hỏi: Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục? Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ để sinh sống? Dân cư châu Mĩ sống tập trung chủ yếu ở đâu? * GV hệ thống lại nội dung: Châu Mĩ đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư. 4. Hoạt động kinh tế. HĐ2: Làm việc theo nhóm. Bước 1: HS quan sát hình 4 SGK thảo luận các câu hỏi: - Nêu tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. - Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ? - Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và nam Mĩ? Bước 2: Đại đại các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV giảng kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng. HĐ3: Làm việc theo cặp đôi. Bước1: HS quan sát bản đồ thế giới và chỉ vị trí của hoa kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên bản đồ? Thảo kuận về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì? Bước2: một số HS lên bảng trình bầy kết quả làm việc trước lớp. GV giảng và kết luận: Hoa Kì nằm ở bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì,thịt,rau. 3. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Xem lại bài, chuẩn bị giờ sau " Châu Đại Dương và châu Nam Cực ” - 2 HS nêu. - 3 HS trả lời. - Nhóm trửơng điều khiển nhóm thảo luận bài. - Đại diện nhóm trả lời HS tìm hiểu trả lời. - HS thảo luận nội dung bài. - HS lên bảng trình bầy

File đính kèm:

  • docTU BAI 23- 28.doc