Mục tiêu
– HS được củng cố các kiến thức về vị trí tương đối của hai đương tròn, tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
– Rèn kỹ năng lập luận, chứng minh có căn cứ, nhận dạng được các vị trí tương đối của hai đường tròn, sử dụng kiến thức về đường tròn vào giải thích các bài tập thực tế.
– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình, trình bày rõ ràng.
Phương tiện dạy học:
– GV:Compa, thước thẳng, giáo án, SGK, SGV, bảng phụ ghi sẵn bài 35/122.
– HS: Ôn tập các vị trí tương đối của hai đường tròn, thước kẻ, com pa.
Tiến trình dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình hoc 9 - Tiết 31: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 31 Ngày soạn: 16/12/2011
LUYỆN TẬP
Mục tiêu
– HS được củng cố các kiến thức về vị trí tương đối của hai đương tròn, tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
– Rèn kỹ năng lập luận, chứng minh có căn cứ, nhận dạng được các vị trí tương đối của hai đường tròn, sử dụng kiến thức về đường tròn vào giải thích các bài tập thực tế.
– Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong khi vẽ hình, trình bày rõ ràng.
Phương tiện dạy học:
– GV:Compa, thước thẳng, giáo án, SGK, SGV, bảng phụ ghi sẵn bài 35/122.
– HS: Ôn tập các vị trí tương đối của hai đường tròn, thước kẻ, com pa.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài ghi
Hoạt động 1: Chữa bài tập
Cho HS chữa bài tập 35/122. GV treo bảng phụ sau đó yêu cầu HS lên bảng điền lần lượt các ô còn trống.
GV gọi HS nhận xét về kết quả điền trên bảng.
GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
Cho HS chữa bài 37/123
Xác định vị trí của điểm C đối với điểm A và D
Trước tiên ta xét trường hợp C nằm giữa A và D
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn
GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
Trường hợp còn lại chứng minh tương tự.
HS lên bảng lần lượt điền vào bảng phụ, HS cả lớp quan sát sau đó nhận xét.
HS nhận xét kết quả của bài tập.
HS vẽ hình vào vở của mình
Có hai trường hợp điểm C nằm giữa A và D, điểm C nằm ngoài A và D
HS lên bảng làm bài, HS cả lớp chú ý để nhận xét.
HS nhận xét bài làm của bạn
HS sửa bài vào vở của mình.
Bài 35/122: SGK
Bài 37/123
* C nằm giữa A và D.
Kẻ OHCD.
Ta có HA=HB, HC=HD. Mà AC=HA–HC, BD=HB–HD.
Suy ra AC=BD.
Hoạt động 2: Luyện tập
Cho HS làm bài 38/123
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
Gợi ý: Các điểm đó cách điểm O bao nhiêu cm?
Cho HS làm bài tập 39/123
So sánh IA và IB, IA và IC, giải thích?
Vậy tam giác ABC là tam giác gì? Vì sao?
Góc OIO’ có số đo bằng bao nhiêu? Vì sao?
Hãy thực hiện tính BC.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét và sửa sai.
HS đọc yêu cầu của bài toán.
HS suy nghĩ và trả lời.
Nếu tiếp xúc ngoài thì các điểm đó cách điểm O là 4cm, nếu tiếp xúc trong thì các điểm đó cách O là 2cm.
HS đọc yêu cầu của bài tập sau đó vẽ hình vào vở của mình.
Ta có IA=IB, IA=IC vì theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau.
Tam giác ABC là tam giác vuông vì có đường trung tuyến ứng với một cạnh bằng nửa cạnh ấy.
Có số đo bằng 900 vì hai tia IO và IO’ là tia phân giác của hai góc kề bù.
HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở của mình.
HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 38/123
a/ Tâm các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với (O;3cm) nằm trên (O;4cm)
b/ Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc trong với (O;3cm) nằm trên (O;2cm)
Bài 39/123
a/ Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có: IA=IB, IC=IA. Tam giác ABC có đường trung tuyến AI ứng với BC và bằng BC nên
b/ IO, IO’ là các tia phân giác của hai góc kề bù nên
c/ Tam giác OIO’ vuông tại I có IA là đường cao nên
IA2=AO.AO’=9.4=36
Do đó IA=6(cm)
Suy ra BC=2AI=12(cm)
Hoạt động 3: Bài toán thực tế
Cho HS làm bài 40/123
Gợi ý: Vẽ chiều quay của từng bánh xe.
HS đọc yêu cầu của bài tập và suy nghĩ câu trả lời.
HS sử dụng bút chì vẽ chiều quay của từng xe sau đó trả lời.
Bài 40/123. Trên các hình 99a,99b SGK hệ thống bánh răng chuyển động được. Trên hình 99c, hệ thống bánh răng không chuyển động được.
Hoạt động 4: Hướng dẫn dặn dò
Bài tập về nhà: 41/128 SGK.
Đọc phần có thể em chưa biết: “Vẽ chắp nối trơn”
Làm các câu hỏi trong phần Ôn tập chương II
File đính kèm:
- Tiet32.doc