Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng - Năm học 2012-2013

I. Tổ chức giảng bài :(10-15 phút)

1. Tập hợp lớp kiểm tra.

- Tập hợp lớp, kiểm tra sĩ số, kiểm tra trang bị vật chất, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ.

2. Phổ biến một số quy định.

- Tập chung chú ý lắng nghe bài giảng, không mất trật tự, không làm việc riêng.

- Ra ngoài phải xin phép giáo viên, có ý kiến phải giơ tay xin phát biểu.

- Trang phục: quần áo thể dục, đi giầy thể thao.

3. Kiểm tra bài cũ.

 - Gọi một vài học sinh lên thực hiện động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ.

4. Công bố ý định giảng bài.

 - Nêu tên bài: Đội Ngũ Từng Người Không Có Súng.

 - Mục đích, yêu cầu :

 + Mục đích: Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng.

 + Yêu cầu :

 Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng.

 Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng.

 Có ý thức tổ chức kỉ luật,sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 - Nội dung, trọng tâm

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra trang bị vật chất, trang phục, chỉnh đốn hàng ngũ. Phổ biến một số quy định. - Tập chung chú ý lắng nghe bài giảng, không mất trật tự, không làm việc riêng. - Ra ngoài phải xin phép giáo viên, có ý kiến phải giơ tay xin phát biểu. - Trang phục: quần áo thể dục, đi giầy thể thao. Kiểm tra bài cũ. - Gọi một vài học sinh lên thực hiện động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ. Công bố ý định giảng bài. - Nêu tên bài: Đội Ngũ Từng Người Không Có Súng. - Mục đích, yêu cầu : + Mục đích: Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng. + Yêu cầu : Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng. Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng. Có ý thức tổ chức kỉ luật,sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Nội dung, trọng tâm * Nội dung: : VIII) Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái. IX) Động tác ngồi xuống, đứng dậy. X) Động tác chạy đều, đứng lại. *Trọng tâm: VIII) Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái. IX) Động tác ngồi xuống, đứng dậy. X) Động tác chạy đều, đứng lại. - Thời gian : 45 phút( 1 tiết). - Tổ chức, phương pháp : * Tổ chức: - Lấy học sinh lớp 10 làm đơn vị giới thiệu nội dung bài giảng. - Trao đổi giáo viên – học sinh. * Phương pháp: Để học sinh nắm vững nội dung chính : - Đối với Giáo viên: : Sử dụng phương pháp giảng giải, giới thiệu, minh họa qua các ví dụ thực tế. - Đối Với Học sinh: + Nghe và ghi chép các nội dung cơ bản mà giáo viên trình bày, trả lời những vấn đề mà giáo viên đặt ra. + Mạnh dạn trao đổi, tự tin trình bày ý kiến của mình. II. Thực hành giảng nội dung: (30-35phút). Nội dung Thời gian Hoạt  động của Người dạy và Người học Vật chất VIII) Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái. * Ý nghĩa: Giúp di chuyển vị trí ở cự li ngắn(Từ 5 bước trở lại) và điều chỉnh đội hình được trật tự thống nhất. Động tác “Tiến” a. Khẩu lệnh : - “Tiến X Bước - Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Tiến X Bước” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. b. Động tác : - Khi nghe dứt động lệnh “Bước”: chân trái bước lên cách chân phải 60cm rồi đến chân phải bước tiếp theo (độ bước giống đi đều), hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Khi tiến đủ số bước quy định thì đứng lại, chân phải (trái) đưa lên đặt sát gót chân trái (phải) thành tư thế đứng nghiêm. Động tác “Lùi” a. Khẩu lệnh : - “Lùi X Bước –Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Lùi X Bước” là dự lệnh , “Bước” là động lệnh. b. Động tác : - Khi nghe dứt động lệnh “Bước”: Chân trái lùi trước rồi đến chân phải(độ bước giống đi đều), hai tay vẫn ở tư thế đứng nghiêm. Khi lùi đủ số bước qui định thì đứng lại, đưa chân phải (trái )về đặt sát chân trái (phải) thành tư thế đứng nghiêm. 3. Động tác “Qua phải” a. Khẩu lệnh : - “Qua Phải X Bước –Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Qua Phải X Bước” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. b. Động tác : - Nghe dứt động lệnh “Bước”: chân phải bước sang phải rộng bằng vai (tính 2 mép ngoài 2 gót chân) sau đó kéo chân trái về trở thành tư thế đứng nghiêm, rồi chân phải mới bước tiếp bước khác, bước đủ số bước qui định thì dừng lại. 4. Động tác “Qua trái”. a. Khẩu lệnh : - “Qua Trái X Bước –Bước” có dự lệnh và động lệnh. “Qua Trái X Bước” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. b. Động tác : - Nghe dứt động lệnh “Bước”: Chân trái bước sang trái rộng bằng vai (tính 2 mép ngoài 2 gót chân) sau đó kéo chân phải về trở thành tư thế đứng nghiêm, rồi chân trái mới bước tiếp bước khác, bước đủ số bước qui định thì dừng lại. Chú ý : - Cự ly trên 5 bước phải làm động tác đi đều hoặc chạy đều - Tiến lùi độ dài mỗi bước như đi đều. - Khi bước thân người phải ngay ngắn. - Không nhìn xuống để bước. 5 - 8 phút 1.Giáo viên: - Dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải.Tiến hành làm mẫu động tác theo 3 bước: aLàm nhanh – giúp học sinh nắm được khái quát động tác. aLàm chậm có phân tích ( vừa nói vừa thực hiện động tác). aLàm tổng hợp để hoàn chỉnh động tác. - GV nêu những điểm chú ý của từng động tác. 2.Học sinh : Lắng nghe, tập trung quan sát giáo viên thực hiện động tác. - HS luyện tập theo 3 bước. + Bước 1: Từng cá nhân trong tiểu đội tự nghiên cứu động tác. + Bước 2: Tập chậm theo các cử động. + Bước 3: Luyện tập tổng hợp. 1.Giáo viên: - Dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải.Tiến hành làm mẫu động tác theo 3 bước: aLàm nhanh – giúp học sinh nắm được khái quát động tác. aLàm chậm có phân tích ( vừa nói vừa thực hiện động tác). aLàm tổng hợp để hoàn chỉnh động tác. - GV nêu những điểm chú ý của từng động tác. 2.Học sinh : Lắng nghe, tập trung quan sát giáo viên thực hiện động tác. - HS luyện tập theo 3 bước. + Bước 1: Từng cá nhân trong tiểu đội tự nghiên cứu động tác. + Bước 2: Tập chậm theo các cử động. + Bước 3: Luyện tập tổng hợp. Giáo án, sách giáo khoa QP-AN lớp 10 IX) Động tác ngồi xuống, đứng dậy. *Ý nghĩa : - Để vận dụng trong khi học tập nghe nói chuyện ở ngoài trời hoặc trong hội trường (không có ghế) được thống nhất trật tự. 1. Động tác “Ngồi Xuống” a. Khẩu lệnh : -“Ngồi Xuống” không có dự lệnh b. Động tác : - Khi nghe dứt động lệnh “Ngồi Xuống”, làm 2 cử động: Cử động 1 : - Chân trái đứng nguyên, chân phải bắt chéo qua chân trái, bàn chân phải đặt sát bàn chân trái, gót chân phải đặt ngang ½ bàn chân trái về trước. Cử động 2 : - Ngồi xuống, 2 chân bắt chéo nhau, hai đầu gối mở rộng bằng vai hoặc 2 chân mở rộng bằng vai (hai bàn chân và 2 đầu gối mở rộng bằng vai). Hai tay cong tự nhiên, hai khuỷu tay đặt lên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải nắm tự nhiên, mu bàn tay hướng lên trên, khi mỏi thì đổi tay phải nắm cổ tay trái. 2. Động tác “Đứng Dậy” a. Khẩu lệnh : - “Đứng dậy” không có dự lệnh b. Động tác : - Khi nghe dứt động lệnh “Đứng Dậy”, làm hai cử động: Cử động 1 : - Người đang ở tư thế ngồi, hai chân bắt chéo nhau (nếu ngồi hai chân mở rộng bằng vai thì phải trở về tư thế ngồi hai chân bắt chéo nhau), hai bàn tay nắm chống xuống đất (mu bàn tay hướng về trước), phối hợp với chân đẩy người đứng thẳng dậy. Cử động 2 : - Đưa chân phải về vị trí cũ đặt sát chân trái thành tư thế đứng nghiêm Chú ý : - Ngồi ngay ngắn, không di chuyển vị trí. - Đứng dậy, không cúi người, không chống tay về trước 5 - 8 phút 1.Giáo viên: - Dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải.Tiến hành làm mẫu động tác theo 3 bước: aLàm nhanh – giúp học sinh nắm được khái quát động tác. aLàm chậm có phân tích ( vừa nói vừa thực hiện động tác). aLàm tổng hợp để hoàn chỉnh động tác. - GV nêu những điểm chú ý của từng động tác. 2.Học sinh : Lắng nghe, tập trung quan sát giáo viên thực hiện động tác. - HS luyện tập theo 3 bước. + Bước 1: Từng cá nhân trong tiểu đội tự nghiên cứu động tác. + Bước 2: Tập chậm theo các cử động. + Bước 3: Luyện tập tổng hợp. Giáo án, sách giáo khoa QP-AN lớp 10 X) Động tác chạy đều, đứng lại. 1. Động tác chạy đều. * Ý nghĩa: Áp dụng trong trường hợp để di chuyển cự li xa (trên 5 bước) được nhanh chóng, trật tự và thống nhất. a. Khẩu lệnh: - “Chạy đều – Chạy” b. Động tác: Nghe dự lệnh: “Chạy đều”, hai bàn tay nắm lại, đầu ngón tay cái đặt lên bên ngoài đốt thứ hai cúa ngón tay giữa, hai tay co lên sát sườn, cổ tay ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp vào trong người. Nghe dứt động lệnh “Chạy” thực hiện hai cử động: Cử động 1: Dùng sức bật của chân phải, chân trái bước lên một bước cách chân phải 75 cm tính từ hai gót chân (đối với quân nhân là 85 cm), đặt mũi bàn chân xuống, sức nặng toàn thân dồn vào mũi bàn chân trái, đồng thời tay phải đánh ra phía trước, cẳng tay chết vào trong người, nắm tay thẳng với đường khuy áo túi ngực bên phải. Tay trái ra sau, không quá thân người. Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 75 cm, tay trái đánh ra phía trước như tay phải, tay phải đánh về phía sau như tay trái (ở cử động 1). Với tốc độ 170 bước trên phút. * Chú ý: - Chạy bằng mũi chân - Tay đánh ra phía trước chếch đúng độ cao, không ôm bụng. - Thân người ngay ngắn, mắt nhìn thẳng. 2. Động tác đứng lại. * Ý nghĩa: Khi đang chạy đều dừng lại được trật tự và thống nhất mà vẫn giữ được đội hình a. Khẩu lệnh: “ Đứng lại – Đứng”. Dự lệnh và động lệnh đều rơi vào chân phải. b. Động tác: Nghe dứt động lệnh “Đứng” làm 4 cử động. Cử động 1: Chân trái bước lên bước thứ nhất, vẫn chạy đều Cử động 2: Chân phải bước lên bước thứ hai, vẫn chạy đều nhưng giảm tốc độ. Cử động 3: Chân trái bước lên bước thứ 3, bàn chân đặt chếch sang trái một góc 22,50, rồi dừng lại hai tay vẫn đánh. Cử động 4: Chân phải đưa lên đặt gót chân sát gót chân trái, đồng thời hai tay đưa về thành tư thế chuẩn bị chạy đều, rồi trở về tư thế nghiêm. * Chú ý: - Mỗi bước chạy ở từng cử động ngắn dần và giảm tốc độ. - Cử động 4 không lao người về trước. 5 - 8 phút 1.Giáo viên: - Dùng phương pháp thuyết trình, giảng giải.Tiến hành làm mẫu động tác theo 3 bước: aLàm nhanh – giúp học sinh nắm được khái quát động tác. aLàm chậm có phân tích ( vừa nói vừa thực hiện động tác). aLàm tổng hợp để hoàn chỉnh động tác. - GV nêu những điểm chú ý của từng động tác. 2.Học sinh : Lắng nghe, tập trung quan sát giáo viên thực hiện động tác. - HS luyện tập theo 3 bước. + Bước 1: Từng cá nhân trong tiểu đội tự nghiên cứu động tác. + Bước 2: Tập chậm theo các cử động. + Bước 3: Luyện tập tổng hợp. Giáo án, sách giáo khoa QP-AN lớp 10 Luyện Tập. Tiểu đội 1: ở vị trí A Tiểu đội 2: ở vị trí B Tiểu đội 3: ở vị trí C Tiểu đội 4: ở vị trí D - Theo chỉ huy của giáo viên và các tiểu đội trưởng: 1 tiếng còi các tổ tự tập luyện 2 tiếng còi thôi tập về tập trung hàng 15-20 phút 1.Giáo viên: Phân chia tiểu đội thực hiện . 2.Học sinh : Thực hiên để thuần thục động tác hơn. - Đội hình từng tiểu tập luyện. €€€€€ ( Tiểu đội 1) € € € GV € € € (Tiểu đội2) (Tiểu đội3) €€€€€ (Tiểu đội 4) Kết thúc giảng bài. 1.Hệ thống nội dung. 2.Giải quyết các thắc mắc của học sinh. 3.Hướng dẫn học sinh ôn tập và đọc tài liệu ở nhà. 4. Nhận xét buổi học. 5.Kiểm tra vật chất, dụng cụ. 6. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docQPAN 10 DOI NGU TUNG NGUOI KHOMG SUNG.doc