A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.
- Từ truyền thống của lực lượng vũ trang, rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Giáo viên: Giáo án của giáo, sổ ghi đầu bài, sổ điểm danh, GDQP 10 – NXBGD, 2001, sơ đầu bài giảng 1, một số trận đánh tiêu biểu của tổ tiên, phấn và que chỉ sơ đồ.
+ Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến bài học: những sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật điển hình để minh chứng cho các bài học.
+ Phương tiện dạy học
- Học sinh:
+ Chuẩn bị đọc trước nội dung bài học.
+ Vận dụng kiến thức các môn học khác đã học ở cấp Trung học cơ sở, nhất là môn Lịch sử để nghiên cứu khi học bài này.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Câu hỏi: Hãy nêu những truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?.
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Hình thành trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc của dân tộc, Công an nhân dân đã có những truyền thống vẻ vang. Ngay nay, khi cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Công an nhân dân là một lực lượng nòng cốt quan trọng góp phần vào sự nghiệp chung của cả dân tộc.
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Khối 10 - Tiết 8, Bài 2: Lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 8
Tiết PPCT: 8
Ngày soạn:
Tên bài giảng:
BÀI 2. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI VÀ
CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
-----o0o-----
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam.
- Từ truyền thống của lực lượng vũ trang, rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn.
2.Thái độ tình cảm, tư tưởng
Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam, từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng quân đội và công an.
B. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Giáo viên: Giáo án của giáo, sổ ghi đầu bài, sổ điểm danh, GDQP 10 – NXBGD, 2001, sơ đầu bài giảng 1, một số trận đánh tiêu biểu của tổ tiên, phấn và que chỉ sơ đồ.
+ Chuẩn bị nội dung, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan đến bài học: những sự kiện lịch sử tiêu biểu, nhân vật điển hình để minh chứng cho các bài học.
+ Phương tiện dạy học
- Học sinh:
+ Chuẩn bị đọc trước nội dung bài học.
+ Vận dụng kiến thức các môn học khác đã học ở cấp Trung học cơ sở, nhất là môn Lịch sử để nghiên cứu khi học bài này.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
a. Kiểm tra bài cũ (4 phút):
Câu hỏi: Hãy nêu những truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?.
b. Giới thiệu bài mới (1 phút): Hình thành trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc của dân tộc, Công an nhân dân đã có những truyền thống vẻ vang. Ngay nay, khi cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Công an nhân dân là một lực lượng nòng cốt quan trọng góp phần vào sự nghiệp chung của cả dân tộc.
c. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh liên quan về hoạt động của lực lượng công an
- Có thể chiếu phim tư liệu: “Cuộc chiến 10000 ngày”
- Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào thời gian nào?
- Vậy theo các em lực lượng công an được thành vào thời gian nào?, có cùng thời gian với thời gian thành lập quân đội hay không?
- Giáo viên kết luận và giải thích thêm gắn với những sự kiện lịch sử sẽ giúp học sinh nắm được nội dung.
+ Sở Liêm phóng
+ Sở Cảnh sát
+ Ti Liêm phóng, Cảnh sát.
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 - 1954
+ Đầu năm 1947, Nha Công an Trung ương gồm nhiều cơ quan?
+ Cần giới thiệu khái quát về các cơ quan của Nha Công an Trung ương
+ 15/1/1950, Công an nhân dân Việt Nam có ba tính chất: “dân tộc, dân chủ, khoa học”.
- Em hãy kể tên những gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ thuộc lực lượng công an trong thời kì này?
- Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975).
+ Giáo viên ghi ra 4 giai đoạn, chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút Sau đó cử đại diện nhóm trả lời
- Giáo viên kết luận
+ 1954 – 1960: sơ lược
+ 1961 – 1965: sơ lược
+ 1965 – 1968: nêu sơ lược chiến tranh cục bộ, nhấn mạnh Tết Mậu Thân diễn ra ở Sài Gòn vì nơi đây có sự tham gia đông đảo của lực lượng công an. Vì Quân đội muốn vào tấn công, ngoài sự hỗ trợ của quần chúng thì còn có lực lượng tình báo, an ninh, công an.
+ 1969 – 1973: sơ lược, nêu ví dụ
+ 1973 – 1975: nhấn mạnh sự tham gia của lực lượng an ninh, tình báo, Công an trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1975.
- Sự phát triển của lực lượng công an trong thời kì này như thế nào?
+ Giáo viên nhận xét, lấy ví dụ thực tế tại địa phương (nếu có).
+ Cho xem ảnh hoạt động của Công an. Dẫn chứng về những thành tích của lực lượng công an trong việc đập tan âm mưu chống phá của các thế lực thù địch
+ Những huân chương cao quý
- Ngày 22/12/1944.
- Học sinh thảo luận và nhớ lại những kiến thức lịch sử đã học và trả lời.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Võ Thị Sáu.
- Học sinh chia thành 4 nhóm
+ 1954 – 1960: chống đế quốc Mĩ, tham gia trong phong trào Đồng Khởi
+ 1961 – 1965: chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
+ 1965 – 1968: chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
+ 1969 – 1973: chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
+ 1973 – 1975: chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
- Phát triển mạnh về tổ chức, gần gũi với nhân dân, truy quét nhiều loại tội phạm nguy hiểm, giữ vững an ninh xã hội.
- Ngày càng hiện đại về trang bị, cơ sở vật chất
B. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Thời kì hình thành
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết bảo vệ chính quyền cách mạng, an ninh nên lực lượng công an được thành lập ngày 19/8/1945.
2. Thời kì xây dựng và trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (1945 – 1975)
a/. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
- Năm 1947 Nha Công an Trung ương bao gồm: Văn phòng, Ti Điệp báo, Ti chính trị, Bộ phận An toàn khu, sau đó thêm cơ quan Tình báo Quân đội (1950).
- Góp phần đưa đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
b/. Thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975).
- Giai đoạn 1954 – 1960: ổn định an ninh, phục vụ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và cuộc đấu tranh ở miền Nam
- Giai đoạn 1961 – 1965: xây dựng lực lượng, bảo vệ thành quả cách mạng, góp phần đánh bị chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.
- Giai đoạn 1965 – 1968: góp phần đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ.
- Giai đoạn 1969 – 1973: góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
- Giai đoạn 1973 – 1975: phối hợp cùng quân đội trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
3. Thời kì đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến nay).
- Đổi mới tổ chức, hoạt động, nghiệp vụ, đập tan mọi âm mưu, tủ đoạn của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Với những thành tích vẻ vang, lực lượng công an đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều huân chương cao quý.
d. Sơ kết bài học.
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam: đoàn kết nội bộ, tự lực tự cường, đoàn kết quốc tế.
Củng cố - dặn dò: Các đồng chí về chuẩn bị nội dung bài tiếp theo: Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.
File đính kèm:
- Giao an tiet 8.doc