Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9I,K - Bài 1+2 - Năm học 2009-2010

Gv Yêu cầu học sinh đọc truyện trong sách giáo khoa.

Thảo luận các câu hỏi

Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận

Nhóm 1:

? Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó , em hiẻu gì về Tô Hiến Thành?

Nhóm 2:

? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh?

-> đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau, giáo viên chốt lại nội dung chính.

? Những việc làm trên của Bác và Tô Hiến Thành thể hiện đức tính gì?

? Từ việc tìm hiểu trên em hiểu thế nào là chí công vô tư?

? Hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của bạn , một thầy cô giáo hoặc những người xung quanh mà em biết ?

- Ông Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ là căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác đuợc công việc chung của đất nước chứ không vì nể tình thân. Điều đó chứng tỏ ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung.

- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời của một con người đã dành trọn đời mình cho quyền lợi dân tộc. Đối với Bác dừ làm bất cứ công việc gì, bất kỳ ở đâu và bao giờ người cũng chỉ theo đuổi 1 mục đích là “ làm cho ích quốc, lợi dân”

-> Chí công vô tư.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9I,K - Bài 1+2 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội công bằng, dân chủ công minh. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng. 3. Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư người HS cần : - Có thái độ ủng hộ ,quý trọng người chí công vô tư - Dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân , thiếu công bằng trong giải quyết công việc . - Siêng năng, kiên trì , tiết kiệm , sống giản dị , tôn trọng lẽ phải , liêm khiết . ( Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm câu hỏi sau) Nhóm1: ? Phẩm chất chí công vô tư được biểu hiện như thế nào? Em hãy kể một câu chuyện để làm rõ biểu hiện đó ? Nhóm 2: ? Trái với chí công vô tư là gì? cho ví dụ, nếu chí công vô tư mà chỉ thể hiện ở lời nói thì có được không? Hãy phân biết được người chí công vô tư và người giả danh chí công vô tư? Nhóm3: Có người cho rằng chí công vô tư là xuất phát từ lợi ích chung và quên đi lợi ích cá nhân. Điều đó đúng hay sai vì sao? Giáo viên kết luận. ? Những việc làm của ông Tô Hiến Thành và Bác Hồ đã đem lại lợi ích gì? ? Mọi người đã có tình cảm như thế nào đối với Bác Hồ và ông Tô Hiến Thành ? Qua đó chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Giáo viên tổ chức trò chơi Nội dung bài tập 3 – Trang 6 SGK Gọi 1HS đọc đề bài sau đó phát cho mỗi em 3 mảnh giấy màu : đỏ ,xanh , vàng và quy định : màu đỏ im lặng , màu xanh đồng tình ,màu vàng phản đối . Khi quản trò đọc nội dung từng câu yêu cầu các em giở mảnh giấy màu mình chọn , sau cùng cho các em giải thích vì sao mình lại chọn như vậy . ? Qua thái độ của các em ở bài tập 3 , để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư người HS cần phải làm gì ? ? Để trở thành người chí công vô tư cần rèn luyện những phẩm chất đạo đức nào ? ? Các phẩm chất này đã học chưa , học ở lớp nào ? Biểu hiện: Bằng thái độ, lời nói việc làm. Phân biệt: + Người chí công vô tư: Công bằng vô tư, hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung trong giải quyết công việc. + Người giả danh chí công vô tư : Nói thì có vẻ chí công vô tư nhưng hành động và việc làm lại thể hiện tham lam, ích kỉ,. - Sai vì giữa việc kiên trì tự phấn đấu để đạt được lợi ích cá nhân chính đáng khác với những hành động vu lợi cá nhân, tham lam, ích kỉ vì thế cần biết đặt lợi ích cá nhân trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích của xã hội và cộng đồng. -> HS đọc đề bài tham gia trò chơi và giải thích , nhận xét lẫn nhau . - Lớp 6,7,8. -> chủ đề : sống cần kiệm liêm chính chí công vô tư . Hoạt động 2: Bài Tập (7 Ph) Bài 1. - d,e: chí công vô tư. Vì Lan và Nga giải quyết công việc xuất phát vì lợi ích chung - a,b,c,đ : không . Bài 2. - Tán thành: d,đ - Không tán thành: a,b,c. GV: Gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập. GV: cho HS làm bài, sau đó nhận xét. Có thể cho điểm với một số bài làm tốt. Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình và sau đó lên bảng làm. Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà (3 Ph) Học nội dung bài học. Học bài cũ và làm bài tập 2 trong sgk . Thực hành rèn luyện phẩm chất chí công vô tư . Sưu tầm các tấm gương truyện kể về chí công vô tư . Chuẩn bị bài 2 tự chủ . Đọc trước ở nhà và trả lời các câu hỏi trong sgk Tìm các câu chuyện hay tấm gương thể hiện tính tự chủ của những người xung quanh. Tìm hiểu bộ máy nhà nước ở địa phương em. Ngày soạn: 30 - 8 - 2009 Ngày giảng : 31 - 8 - 2009 Lớp : 9I,K Tiết 2 - Bài 2 : Tự chủ A. Mục tiêu bài học Giúp HS hiểu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và Xã Hội. - Sự cần thiết phải rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ. - ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.: 2. Kĩ năng: HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ . 3. Thái độ: -HS biết quý trọng những hành vi thể hiện người sống tự chủ . - Có biện pháp , kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác. B. Phương pháp Thảo luận nhóm, sắm vai. Tổ chức trò chơi, nêu và giải quyết vấn đề. Liên hệ bản thân, tập thể, liên hệ thực tế, xây dựng kế hoạch và biện pháp C. Phương tiện dạy học: GV: Nghiên cứu giáo án, tranh ảnh băng hình, giấy, bút dạ. HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài. D.Các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ: 1/ Thế nào là chí công vô tư . Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào? 2/ Là học sinh em cần phải làm gì để rèn luyện phẩm Lấy vd về phẩm chất chí công vô tư? 2. Bài mới Giới thiệu bài : Đặt vấn đề vào bài bằng câu chuyện Anh Trần Ngọc Tuấn, 25 tuổi bị điếc và chỉ nói được vài từ đơn giản nhưng rất khó khăn. Anh đã biên soạn hơn 1000 kí hiệu chuyên ngành may thêu với đầy đủ hình ảnh minh họa giúp người khiếm thính dễ dàng hiểu được. Từ năm 2001, anh là hội trưởng chi hội người điếc Hà Nội. Chủ nhật nào anh cũng dạy van hóa miễn phí cho các hội viên nghèo. Anh được bầu làm người tàn tật, trẻ mồ côi nhà tài trợ tiêu biểu toàn quốc.( Báo Hà Nội) ? Qua câu chuyện về anh Trần Ngọc Tuấn, em có suy nghĩ gì? Việc làm của anh thể hiện đức tính gì? nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1 : Tìm hiểu Đặt vấn đề (7 Ph) I. Đặt vấn đề: I. Đặt vấn đề 1. Một người mẹ 2. Chuyện của N Giáo viên cử 2 học sinh có giọng đọc tốt đọc lại 1 lần 2 câu chuyện trên. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: ? Nỗi bất hạnh đến với gia đình nhà bà Tâm như thế nào? ? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình? ? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì? Nhóm 2: ? Trước đây N là học sinh có những ưu điểm gì? ? Những hành vi sai trái của N sau này là gì? ? Vì sao N lại có 1 kết cục xấu như vậy? Nhóm 3: ? Qua 2 câu chuyện về bà Tâm và N, em rút ra bài học gì? ? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lí như thế nào? -> Học sinh nhận xét bổ xung – giáo viên chốt và kết luận chuyển ý ? Từ việc thảo luận trên em hãy cho biết. Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì? nhận xét ý kiến, giáoviên tổng kết ý kiến. ? Từ việc tìm hiểu trên em hiểu thế nào là tự chủ ? 1- Học sinh đọc câu chuyện “ Một người mẹ” 1- Học sinh đọc câu chuyện “ Chuyện của N” - Con trai bà Tâm nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS. - Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con. - Bà giúp đỡ những người bị HIV/AIDS khác một cách tích cực. - Bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ, gần gũi chăm sóc họ. - Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình. - Là học ngoan và học khá. - N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy. N trốn học, thi trượt tốt nghiệp. N bị nghiện, trộm cắp. - N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân, gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội. -> Bà Tâm là người có đức tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan, chán nản. Còn N không có tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh. - Trách nhiệm của chúng em là động viên, gần gũi, giúp đỡ các bạn hòa hợp với lớp, với cộng đồng để họ trở thành người tốt. - phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N. - Đức tính tự chủ.-> Học sinh tự do trình bày quan điểm cá nhân, cả lớp nghe Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (30 Ph) ii. Nội dung bài học: 1.Thế nào là tự chủ. Tư chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống. 2) Biểu hiện: -Thái độ bình tĩnh tự tin. - Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình. 3) ý nghĩa: - Tự chủ là 1 đức tính quý giá. - Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hóa. - Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn thử thách và cám dỗ. 4) Rèn luyện tính tự chủ như thế nào: - Suy nghĩ trước khi nói và hành động. - Xem xét thái độ, lời nói hành động, việc làm của mình đúng hay sai. -Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa. ? Từ việc tìm hiểu trên em hiểu thế nào là tự chủ ? Gv: ghi vắn tắt lên bảng: Đưa ra câu hỏi thẩo luận ? Trái với biểu hiện của tính tử chủ là ntn? Gv: Tất cả những biểu hiện này chúng ta đều phải sửa chữa. ? Tính tự chủ có ý nghĩa ntn với từng cá nhân và XH? Gv : Đưa ra câu hỏi thẩo luận nhóm : Nhóm 1: Khi có người làm điều gì đó khiến bạn không hài lòng, bạn sẽ xử sự ntn? Nhóm 2: Khi có người rủ bạn điều gì sai trái như trốn học, trốn lao động , hút thuốc lá .... bạn sẽ làm gì? Nhóm 3: Bạn rất mong muốn điều gì đó nhưng cha mẹ chưa dáp ứng được bạn làm gì? Nhóm 4: Vì sao cần có thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác ? Gv: Tổng kết lại cách ứng xử đúng cho từng trường hợp. ? Như vậy các em đã có thể rút ra được cách rèn luyện tính tự chủ cho mình ntn? Cho HS sắm vai Xử lí tình huống, giúp học sinh biết được những biểu hiện của tính tự chủ. giáo viên nhận xét, bổ sung. giáo viên nhận xét và kết luận. ? Theo em tự chủ có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ minh họa. ? Em cần phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ. Giáo viên cho học sinh thảo luận tình huống, lớp nhận xét, bổ sung. Hs: - Nổi nóng, to tiếng, cãi vã, gây gổ. - Có những hành vi tự phát như : văng tục, cư xử thô lỗ. + Tính bột phát trong giải quyết công việc. + Thiếu cân nhắc, chín chắn. khi gặp những việc mình không vừa ý. + Hoang mang sợ hãi, chán nản trước khó khăn. + Sa ngã, bị cám dỗ, bị lợi dụng. + Nói tục, chửi bậy, xử xự thiếu văn hóa. HS sắm vai + Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học. -> Học sinh bày tỏ ý kiến cá nhân, cả lớp góp ý, trao đổi, -> Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân lấy ví dụ minh họa, Hoạt động 2: Bài Tập (7 Ph) II. Bài tập Bài 1. Đáp án: Đồng ý với: a,b,d,e. Bài 2. Gải thích câu ca dao : “Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” 1 vài HS giải thích Bài 1: ( SGK- trang 8 ) - Đáp án đúng: a, b, d, e. Bài2: -Câu ca dao có ý nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng không thay đổi ý định Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà (3 Ph) - Làm bài tập 2,3 trang 8 SGK, - Câu chyện về tính tự chủ. - Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tự chủ. - Chuẩn bị bài : Dân chủ và kỉ luật

File đính kèm:

  • docGDCD9(1).doc