Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9A,9B - Học kì I - Năm học 2019-2010

Hoạt Động 1: (2/ )Giới thiệu bài

GV giới thiệu

GV: Học song bài các em cần nắm được:

Thế nào là Tự chủ?

ý nghĩa của tính tự chủ?

Là học sinh em phải làm gì để rèn luyện tính đó?

Hoạt Động 2: (14/ )Tìm hiểu phần đặt vấn đề.

HS: Đọc 2 câu truyện trong SGK ( Tr6,7)

GV: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.

GV: Nêu vấn đề, nhiệm vụ, cách thức tổ chức hoạt động nhóm:

 - Nhóm lớn ( 4 nhóm ).

 - Thời gian: 10 phút

 - Nhiệm vụ:

Nhóm 1: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình.

Nhóm 2: Theo em bà Tâm là người như thế nào.

Nhóm 3: N là một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào, vì sao

như vậy.

Nhóm 4: Theo em, tính tự chủ được biểu hiện như thế nào.

HS: Thảo luận nhóm, trình bày ý kiến.

HS: Các nhóm khác nhận xét bổ xung.

GV: Nhận xét chung, chốt lại ý chính.

 

 

Hoạt Động 3: (10/ )Tìm hiểu nội dung bài học.

GV: Thế nào là Tự chủ.

HS phát biểu,h/s khác nhận xét.

GV: Nhận xét , kết luận.

 

 

GV: Tìm những biểu hiện của đức tính tự chủ?

HS phát biểu,h/s khác nhận xét.

GV: Nhận xét , kết luận.

 

 

 

 

GV: Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì?

HS phát biểu,h/s khác nhận xét.

GV: Nhận xét , kết luận.

 

 

GV: Là học sinh em phải làm gì để rèn luyện tính tự chủ.

HS phát biểu,h/s khác nhận xét.

GV: Nhận xét , kết luận.

HS: Đọc nội dung bài học SGK

 

Hoạt động 4: (8/ )Luyện tập:

HS: làm bài tập 1 – SGK ( Tr 8 )

HS: trình bày ý kiến của mình

HS: khác nhận xét.

GV: nhận xét quan điểm đúng , sai vì sao

 

HS: Làm bài tập 4 – SGK ( Tr 8 ).

GV gọi 3 -4 em tự nhận xét.

HS: khác nhận xét.

GV: Nhận xét chung, chốt lại ý đúng

 

 

 

 

 

 

I. Đặt vấn đề:

1/ Một người mẹ

2/ Chuyện của N

 

 

N1 N2 N3 N4

- Bà Tâm đã bình tĩnh, nén chặt nỗi đau để chăm sóc con

- Bà còn tích cực giúp đỡ mọi người bị nhiễm HIV/AIDS Bà Tâm là người làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua được đau khổ.

 

 - Do bạn bè xấu rủ rê tham gia vào việc tập hút thuốc, uống rượu bia.

-Vì bố mẹ cưng chiều và do mải chơi nên đã trượt tốt nghiệp và xa đà .) - Sự bình tĩnh, tự tin để điều chỉnh mọi sự cám dỗ và biết cư xử đúng mực trong mọi tình huống.

 

 

II. Bài học:

1/ Thế nào là Tự chủ:

- Tự chủ là làm chủ bản thân. Làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm.biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

 

 

2/ Biểu hiện của tính tự chủ:

- Thái độ tự tin, bình tĩnh.

- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra đánh giá bản thân mình.

 

3/ ý nghĩa của tự chủ:

 -Tự chủ là một đức tính quý giá, nó giúp con người biết sống một cách đúng đắnvà biết cư xử có đạo đức.

 

4/ Rèn luyện tính tự chủ ntn?

- Cần phải suy nghĩ trước khi hành động.

- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.

 

III/ Luyện tập:

Bài 1 – SGK ( Tr 8 )

 

- Tán thành các ý a,b,d,e. Vì đó chính là biểu hiện của tính tự chủ.

 

Bài 4 – SGK ( Tr 8 )

3. Củng cố: 3/

Giải thích câu ca dao:

“ Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”

HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét.

GV: Nhận xét, kết luận: Câu ca dao có ý nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình.

GV: Tự chủ là một đức tính quý giá.

4. Hướng dẫn học ở nhà: 2/

GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 và 3 trong SGK – ( Tr 8 )

Đọc trước bài: Dân Chủ và Kỉ Luật

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9A,9B - Học kì I - Năm học 2019-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến thức, thông qua hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra bằng cách trả lời câu hỏi, chọn hành vi đúng trong từng tình huống cụ thể. 3. Về Thái Độ: Có nhận thức đúng đắn trước những hành vi, thái độ, chuẩn mực đạo đức đã học. Từ đó biết học tập, rèn luyện theo những tấm gương, hành vi tốt, tránh xa, phê phán những quan điểm, thái độ, chuẩn mực đạo đức chưa tốt. II/ Phương Tiện dạy học: 1. Thầy: Giáo án,SGK, SGV – GDCD9, bảng phụ. 2. Trò: Vở ghi, SGK. III/ các hoạt động dạy học chủ yếu: a. Kiểm tra bài cũ: (5/) Mơ ước của em về tương lai là gì? Em đã và sẽ làm gì để đạt tới mơ ước đó? b. Bài mới: Hoạt Động Của Thầy Và Trò Ghi bảng Hoạt động 1: Chí công vô tư: ( 5/) GV: Thế nào là chí công vô tư? HS: phát biểu,h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét , kết luận. GV: Tác dụng của chí công vô tư? HS phát biểu,h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét , kết luận. GV: Là học sinh em phải làm gì để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư? Hoạt động 2: Dân chủ kỉ luật (5/) GV: Em hiểu thế nào là dân chủ, Thế nào là tính kỉ luật, Làm gì để rèn luyện tính dân chủ kỉ luật? HS: Trả lời cá nhân, h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới (7/) GV: Em hãy cho biết một số chính sách của Đảng ta đối với hòa bình hữu nghị? HS phát biểu, h/s khác nhận xét GV: nhận xét, kết luận. GV: Là học sinh em phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị? HS phát biểu,h/s khác nhận xét. GV: Nhận xét , kết luận. GV: Nhận xét chung, chốt lại ý chính, cần nhấn mạnh , chỉ ra cho học sinh thấy những việc làm tốt cần làm và những việc nên tránh. Hoạt động 4: Bảo vệ hoà bình (7/) GV: Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình? GV và HS đàm thoại câu hỏi. HS: Suy nghĩ trả lời. HS khác nhận xét. GV: kết luận bổ sung GV: Hiện nay xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và các quốc gia đang diễn ra, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh chúng ta. Vì vậy, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại. Hoạt động 5: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (6/) GV: Dân tộc Việt Nam có những truyền thống gì? GV: Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? HS: Làm bài tập vào phiếu học tập. HS: Các em khác nhận xét. GV: Nhận xét đưa ra đáp án đúng. Bài 1: Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? a) Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc; b) Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa; c) Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống; d) Không tôn trọng những người lao động chân tay; đ) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác; e) Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; g) Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh của chống giặc ngoại xâm của dân tộc; h) Thích xem phim, kịch, nghe nhạc Việt Nam; i) Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo; k) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật; l) Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc. Hoạt động 6: Năng động, sáng tạo (5/) Bài 1- SGK- Trang 29, 30: Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện tính năng động sáng tạo, hoặc không năng động sáng tạo? HS: Làm bài tập vào phiếu học tập. HS: Trình bày miệng bài tập. H/s khác nhận xét. GV: Nhận xét 1/ Chí công vô tư: - Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng.... - Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội.... - Có thái độ ủng hộ, quý trọng người có phẩm chất chí công vô tư, phê phán.. 2/ Dân chủ kỉ luật: - Là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội... - Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội... - Mọi người tự giác chấp hành kỉ luật, học sinh vâng lời bố mẹ thực hiện tốt quy định của trường lớp.... 3.Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới: - Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè nước ngoài. - Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng trong cuộc sống hàng ngày. - Quan hệ tốt đẹp, bền vững với Lào, Campuchia... - Thành viên hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) - Quyên góp, ủng hộ ..... - Tích cực tham gia lao động, hoạt động nhân đạo. - Chia sẻ nỗi đau với các bạn mà nước họ bị khủng bố, xung đột. 4. Bảo vệ hoà bình: - Dân tộc ta là một dân tộc yêu chuộng hoà bình và đã chịu nhiều đau thương mất mát do mấy cuộc chiến tranh gay go, ác liệt để bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc, bởi vậy nhân dân ta càng thấu hiểu giá trị của hoà bình. 5. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: - Yêu nước,đoàn kết , đạo đức, lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, phong tục tập quán tốt đẹp...... - Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.... - Tự hào truyền thống của dân tộc , phê phán, ngăn ngừa những việc làm phá hoại truyền thống của dân tộc. Bài 1: - Các ý đúng là: a , c , e , g , h , i 6. Năng động, sáng tạo: Bài 1- SGK- (Trang 29, 30): - Hành vi thể hiện năng động, sáng tạo: b, đ, e, h. - Hành vi thể hiện không năng động, sáng tạo: a, d, c, g. c. Củng cố:(2/) GV: Nhắc lại một số nội dung vừa ôn tập. d. Hướng dẫn về nhà:(3/) - Học sinh ôn tập tiếp Ngày giảng: 9A: ..../...../2009 9B:....../..../2009 Tiết 18 Thi học kỳ I I- Mục đích yêu cầu - Kiểm tra đánh giá những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 10. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra. - Rèn luyện ý thức tự giác làm bài II- Mục tiêu cần đạt: 1- Nhận biết: - Học sinh biết được những hành vi, biểu hiện của tính dân chủ, Năng động sáng tạo, Bảo vệ hoà bình, Lý tưởng sống của thanh niên thông qua các bài đã học. 2- Thông hiểu: - Học sinh hiểu được thế nào là là Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết được các hành vi thể hiện truyền thống đó. 3- Vận dụng: - Học sinh vận dụng kiến thức của bài học để xác định lý tưởng sống của mình và có hướng phấn đấu để thực hiện lý tưởng đó. Phần I: Thiết lập ma trận hai chiều: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Dân chủ 1 (0,5) 1 (0,5) Năng động sáng tạo 1 (0,5) 1 (0,5) Bảo vệ hoà bình 1 (0,5) 1 (0,5) Kế thừa và phát huy truyền thống ... 1 (0,5) 1 (2) 2 (2,5) Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả 1 (0,5) 1 (0,5) Lý tưởng sống của thanh niên 1 (0,5) 1 (3) 2 (3,5) Chí công vô tư 1 (2) 1 (2) Tổng 5 (4) 3 (3) 1 (3) 9 (10) Phần II: Biên soạn đề kiểm tra. I- Trắc nghiệm khách quan:( 3 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu có nội dung, hành vi thể hiện: Câu 1: Tính dân chủ: A- Nhà trường cho học sinh học tập nội quy của trường; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy. B- Ông Bính - Tổ trưởng tổ dân phố - Quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn. C- Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch. D - Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quy định của trọng tài. Câu 2: Năng động, sáng tạo: A - Học một biết mười. B - Há miệng chờ sung. C - Mồm miệng đỡ chân tay. D - Làm đi không bằng làm lại. Câu 3: Lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày: A – Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. B – Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. C – Bắt mọi người phải phục tùng mình. D – Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế. Câu 4: Sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: A – Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa. B – Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật. C – Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. D – Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác. Câu 5: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: A – Hà thường sắp xếp thời gianvà kế hoạch học tập một cách hợp lí, vì vậy đã đạt được kết quả cao trong học tập. B – Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề bài, Nam đã vội làm ngay. C - Mồm miệng đỡ chân tay. D – Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân. Câu 6: Lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên: A – Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường. B – Luôn khắc phục khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. C – Không chịu phấn đấu, rèn luyện bản thân. D – Học sinh nhỏ tuổi chưa cần phấn đấu nhiều trong học tập. II. Trắc nghiệm tự luận: (7điểm) Câu 1: (2 điểm) Thế nào là Chí công vô tư? ý nghĩa của phẩm chất đó? Câu 2: (2 điểm) Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp gì? Câu3:(3điểm) Ước mơ sau này của em là gì? Em đã và sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó Đáp án thang điểm Phần I – Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm): Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Đáp án A a d c a b Phần I – Trắc nghiệm Tự luận ( 7 điểm): Câu 1: ( 2 điểm): - Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. (1 điểm) - Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, góp phần làm cho đất nước thêm giầu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Người có phẩm chất này sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng. (1 điểm) Câu 2: ( 2 điểm): - Là những giá trị tinh thần ( những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (1 điểm) - Những truyền thống của dân tộc Việt Nam: (1 điểm) Tôn sư trọng đạo Hiếu học Cần cù lao động Kính trên nhường dưới Câu 3: ( 3 điểm): - Học sinh nói lên được ước mơ chính đáng của mình để thực hiện được lý tưởng của thanh niên ngày nay là: xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (1,5 điểm) - Phải ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lý tưởng đó. (1,5 điểm)

File đính kèm:

  • docGDCD 9(2).doc
Giáo án liên quan