3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:
a. Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên; nữ từ 18 tuổi trở lên
- Do 2 bên nam nữ tự nguyện và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b.Cấm kết hôn trong những trường hợp sau:
+ Những người đang có vợ hoặc chồng.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Những người cùng dòng máu trực hệ và giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
¬+ Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng
+ Giữa những người cùng giới tính.
- Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ ngang nhau, tôn trọng danh dự, nghề nghiệp của nhau.
4. Trách nhiệm của công dân:
- Chúng ta phải có thái độ tôn trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.
- Không vi phạm quy định của PL về hôn nhân.
2 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 22, Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân (T2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 22: Bài 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN( T2)
Ngày soạn:
Ngµy d¹y:
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng; ý nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật, tác hại của hôn nhân trái pháp luật.
2. Kĩ năng: HS Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.
Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và tuyên truyền trong gia đình, cộng đồng để mọi người cùng thực hiện tốt.
3. Thái độ: HS biết tôn trọng các quy định của pháp luật về hôn nhân. Có cuộc sống lành mạnh, nghiêm túc với bản thân và thực hiện đúng luật hôn nhân gia đình.
B. Phương pháp:
Kích thích tư duy,
Giải quyết vấn đề,
Thảo luận nhóm..
C. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV: Sách GV, SGK GDCD lớp 9, Luật hôn nhân và gia đình...
2. HS: Xem nội dung bài học
D. Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định tổ chức:( 2 phút)
II.Bài cũ:( 5 phút)
1. Hôn nhân là gì?. Thế nào là hôn nhân đúng PL?.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:(2 phút) Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
*HĐ1:(22 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Giới thiệu qua về luật hôn nhân và gia đình ( hoặc cho HS đọc phần TLTK ở sgk/42).
Gv: Để được kết hôn cần có những điều kiện nào?
( Quy định này là tối thiểu. Do yêu cầu của KHHGĐ nhà nước khuyến khích nam 26 tuổi,nữ 22 tuổi mới kết hôn)
Gv: Cấm kết hôn trong trường hợp nào?
Gv: Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng?
Gv: Vì sao pháp luật có những quy định chặt chẽ như vậy? Những quy định đó có ý nghĩa như thế nào?
(Để bảo vệ những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân .Để bảo vệ sức khoẻ công dân, bảo vệ nòi giống và những truyền thống đạo đức dân tộc.)
Gv: Ở địa phương em đã thực hiện đúng quy định của PL trong hôn nhân chưa? Nếu chưa, kể 1 vài trường hợp vi phạm.
Gv:Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện hôn nhân trong gia đình là gì?
* HĐ3:(10 phút) Luyện tập
Gv: HD học sinh làm bài tập 2,3,6,7,8 sgk/43,44.
Gv: Nêu những câu CD, TN, DN nói về quan hệ gia đình. ( Con dại, cái mang...; Của chồng, cồng vợi..)
3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:
a. Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi trở lên; nữ từ 18 tuổi trở lên
- Do 2 bên nam nữ tự nguyện và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b.Cấm kết hôn trong những trường hợp sau:
+ Những người đang có vợ hoặc chồng.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
+ Những người cùng dòng máu trực hệ và giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
+ Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng
+ Giữa những người cùng giới tính.
- Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ ngang nhau, tôn trọng danh dự, nghề nghiệp của nhau..
4. Trách nhiệm của công dân:
- Chúng ta phải có thái độ tôn trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.
- Không vi phạm quy định của PL về hôn nhân.
IV.Củng cố( 2 phút):
- GV hệ thống lại ND bài học.
V. Dặn dò( 2 phút):
- Học bài
- Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về hôn nhân.
File đính kèm:
- GDCD 9 Tiet 22.doc