- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát hóa,. các thông tin, các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiờn cứu.
+ Nghiờn cứu lý luận về tự học, bồi dưỡng NLTH
+ Nghiờn cứu video quay lại bài giảng E- learning trờn mạng internet, tài liệu, sỏch giỏo khoa Vật lớ 11 và cỏc tài liệu tham khảo nội dung kiến thức Dũng điện trong chất bán dẫn
+ Nghiên cứu chuẩn kiến thức – kĩ năng, chương trỡnh
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra theo bảng hỏi nhằm tỡm hiểu thực trạng tự học của HSvà ứng dụng CNTT, truyền thụng trong dạy tự học mụn Vật lớ ở trường THPT.
+ Phương pháp quan sát các hoạt động của giáo viên, học sinh trong các giờ học, điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh.
+ Phương pháp phỏng vấn giáo viên và học sinh, cỏc nhà quản lý giỏo dục nhằm cú được những thông tin trực tiếp dạy học theo mô hỡnh lớp học đảo ngược, làm sáng tỏ những nhận định khách quan của kết quả nghiên cứu.
+ Nghiờn cứu cỏc sản phẩm của giỏo viờn và học sinh (giỏo ỏn, vở ghi bài, phiếu học tập,.).
3 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 21, Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong luật hôn nhân và gia đình (t2) - Năm học 2012-2013 - Lương Văn Toản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/12/2012
Ngày dạy: 10/01/2013
Tiết 21 - Bài 12
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong luật hôn nhân và gia đình (t2).
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ý nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.
- Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.
- Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình.
3. Thái độ:
- Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân.
- ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân,
II. Chuẩn bị của thầy:
- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Một số bài tập trắc nghiệm.
III. Chuẩn bị của trò:
- Học thuộc bài cũ.
- Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em có quan niệm nh thế nào về tình yêu? tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ chồng trong đời sống gia đình?
HS: trả lời theo nội dung bài học.
GV: Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV : nhắc lại kiến thức tiết 1.
Gới thiệu sơ qua về luật hôn nhân gia đình với những nét chính về tuổi kết hôn, chế độ 1 vợ 1 chồng, ko hôn nhân trực hệ.
HS : nghe và ghi chép lại.
Hoạt động2
Tìm hiểu nội dung bà học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV: Tổ chức cho HS thảo luận.
HS: thảo luận các câu hỏi sau:
? Hôn nhân là gì?
HS: trả lời...
GV: giải thích từ liên kết đặc biệt
GV: nhắc lại thế nào là tình yêu chân chính.
HS: phát biểu theo nội dung bài học:
- Là sự quyến luyến của hai người khác giới
- Sự đồng cảm giữa hai người.
- Quan tâm sâu sắc chân thành.
- Vị tha, nhân ái,
-Thủy chung
GV: yêu cầu HS đọc nội dung phần 2.
? Em hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân nước ta?
HS: ...
GV: Đọc một số điều khoản trong sổ tay hiến pháp 1992.
GV: đưa ra tình huống gia đình ép gả hôn nhân khi con cái không đồng ý.
HS: thảo luận.
? Vậy quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như thế nào?
HS: trả lời
GV: Quy định này là tối thiểu. Do yêu cầu của kế hoạch hóa gia đình, nhà nước ta khuyến khích nam 26, nữ 24 mới kết hôn
? Nhà nước cấm kết hôn trong các trường hợp nào?
HS: trả lời
GV: Kết hợp giải thích: cùng dòng máu, trực hệ, quan hệ 3 đời
GV: Yêu cầu HS đọc khoản 12,13 điều 8 trong SGK.
? Vậy trách nhiệm của thanh niên HS chúng ta trong hôn nhân nh thế nào?
HS:
Hoạt động 3
Hướng dẫn HS làm bài tập
GV: Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập 1 SGK
HS: làm việc cá nhân.
Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến,
GV: Thống nhất ý kiến đúng , đánh giá cho điểm
GV: yêu cầu HS làm bài tập 6,7 sách bài tập tình huống trang 44
GV: Phát phiếu học tập.
HS: trao đổi thảo luận
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm: (SGK)
2. Những quy định của pháp luật nước ta.
a. Những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, 1 vợ, 1 chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân không phân biệt dân tộc tôn giáo, người nước ngoaì và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ.
b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
* Được kết hôn:
- Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên
- Kết hôn tự nguyện và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
*. Cấm kết hôn:
- Người đang có vợ hoặc chồng; mất năng lực hành vi dân sự; cùng dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố mẹ kế với con riêng; giữa những người cùng giới tính
- Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
3.Trách nhiệm của thanh niên HS
Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, ko vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân
Bài 1 SGK
Đáp án đúng: D,Đ, G, H, I, K
Bài 6,7
4. Củng cố - Dặn dò:
GV: đưa ra các tình huống:
Tình huống 1: Hòa bị gia đình ép gả chồng khi mới 16 tuổi.
TH2: Lan và Tuấn yêu nhau, kết hôn khi cả hai vừa tốt nghiệp THPT, không đỗ đại học và không có việc làm
HS: nhận xét bổ sung.
GV: Đánh giá kết luận động viên HS
- Về nhà học bài , làm bài tập.
- Đọc và trả lời trước nội dunng câu hỏi.
File đính kèm:
- GD CD9 tuan 21.doc