Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 17: Kiểm tra học kì I - Hồ Thị Tố Trinh

* ĐỀ RA: TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)

Câu 1: Trong những ý kiến sau theo em ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai?. ( Viết chữ Đ vào trước những câu em cho là đúng và chữ S vào trước những câu chưa đúng)

1. Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.

2. Học GDCD, Nhạc, công nghệ, thể dục không cần phải sáng tạo.

3. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động.

4. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

5. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư

6. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.

7. Hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại.

8. Truyền thống tôn sư trọng đạo ở địa phương ta đang dần bị mai một.

9. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả.

10. Trong thời đại mở cửa, hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.

Câu 2: Lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì?. (Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất).

A. Là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

B. Là xây dựng nước Việt nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

C. Là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.

D. Cả 3 nội dung trên.

Câu 3: Hãy điền những cụm từ còn thiều những câu sau cho đúng với nội dung các bài đã học?.

a. Tình hữu nghị giữa các dân tộc là .

b. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là .

c. Bảo vệ hoà bình là

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 17: Kiểm tra học kì I - Hồ Thị Tố Trinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I Ngày soạn:23/12. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức và khắc sâu hơn nữa những kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài một cách có hiệu quả cao nhất. 3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. B. Phương pháp: - Tự luận - Trắc nghiệm. C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: Đề kiểm tra, 2. Học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học, bút và các dụng cụ học tập khác. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: II. Kiểm tra bài củ: Không. * ĐỀ RA: TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) Câu 1: Trong những ý kiến sau theo em ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai?. ( Viết chữ Đ vào trước những câu em cho là đúng và chữ S vào trước những câu chưa đúng) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Học GDCD, Nhạc, công nghệ, thể dục không cần phải sáng tạo. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần có của người lao động. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được. Hoà bình là khát vọng của toàn nhân loại. Truyền thống tôn sư trọng đạo ở địa phương ta đang dần bị mai một. Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả. Trong thời đại mở cửa, hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa. Câu 2: Lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì?. (Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất). Là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được. Là xây dựng nước Việt nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc. Cả 3 nội dung trên. Câu 3: Hãy điền những cụm từ còn thiều những câu sau cho đúng với nội dung các bài đã học?. a. Tình hữu nghị giữa các dân tộc là. b. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là .. c. Bảo vệ hoà bình là.. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM) Câu1 Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?. Nếu làm việc chỉ chú ý đến chất lượng, hiệu quả mà không quan tâm đến năng suất thì hậu quả sẽ ra sao?.Hãy nêu một vài ví dụ cụ thể? Câu 2: Thế nào là người có lí tưởng sống cao đẹp?. Hãy nêu ví dụ về một tấm gương thanh niên Việt Nam ( Trong thời đại ngày nay) sống có lí tưởng và phấn đấu cho lí tưởng đó. Em học ở họ được đức tính gì? Câu 3: Có ý kiến cho rằng:“Thanh niên học sinh phải nổ lực học tập, rèn luyện chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thanh niên phải sống sao cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) Câu 1( 1 điểm) Viết đúng chữ Đ trước những câu: 3,4,7,8; và chữ S trước những câu: 1,2,5,6,9,10 Câu 2:( 0,5 điểm) B Câu 3 (1,5 điểm) a. Quan hệ bạn bè thân thiện giưũa nước này với nước khác. b. là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài cảu dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. c. Giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng đàm phán để giải quyết những mâu thuẩn, xung đột giữa các dân tộc, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM) Câu 1: ( 2,5 điểm) - Nêu được khái niệm. 1 điểm. - Lí giải được nếu thiếu những thứ đó thì hậu quả rất xấu như thua lỗ, phá sản....lấy được ví dụ minh hoạ cụ thể. 1,5 điểm. Câu 2: ( 2,5 điểm) - Nêu được lí tưởng sống cao đẹp . 1 điểm. - Lấy được ví dụ. 0,5 điểm. - Nêu được cách thức học tập. 1 điểm. Câu 3: ( 2 điểm) Khẳng định được ý kiến trên đúng, bản thân tán thành ( 0,5 điểm) Lí giải được và có lập luận chặt chẽ, vận dụng kiến thức bài học giải thích phù hợp. ( 1,5 điểm) IV. Củng cố: - Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. V. Dặn dò. - Tìm đọc các tài liệu về an toàn giao thông. - Xem lại bài tậpvà nội dung ở các bài đã học.

File đính kèm:

  • docGDCD 9 Tiet 17.doc
Giáo án liên quan