Hoạt động 2: Tiếp tục tìm hiểu bài học.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin còn lại của phần bài học để rút ra bài học.
? Nêu ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo ?
? Chúng ta cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo ntn
=>HS trả lời và bổ sung, GV chốt lại: Năng động và sáng tạo là cả một quá trình rèn luyện.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
*GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi?
-Nhóm1: Tìm những biểu hiện thể hiện tính năng động, sáng tạo trong lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày?
* Trong lao động: chủ động, dám nghĩ – dám làm, tìm ra cái mới và cách làm mới ->năng suất và hiệu quả cao để đạt mục đích tốt đẹp.
* Trong học tập: có phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì tìm ra cái mới, linh hoạt xử lý tình huống.
* Trong sinh hoạt: lạc quan, tin tưởng, có ý thức vươn lên, có lòng tin, kiên trì làm việc.
-Nhóm2: Tìm những tấm gương hoặc câu chuyện về năng động, sáng tạo ?
*Galilê – nhà thiên văn học nổi tiếng người Ý tiếp tục nghiên cứu thuyết của Côpecních bằng chiếc kính thiên văn tự sáng chế.
*Trạng nguyên Lương Thế Vinh đời Lê Thánh Tông say mê khoa học – lúc cáo quan về ông gần gũi với nông dân, thấy cần đo đạc ruộng đất chính xác ->Lúi húi đo vẽ các thửa ruộng ->tìm ra quy tắc tính toán(trạng Lường)
-Nhóm3: Tìm các câu ca dao – tục ngữ nói về năng động, sáng tạo?
* “Cái khó ló cái khôn”, “Học một biết mười”, “Miệng nói tay làm”,“Siêng làm thì có – siêng học thì hay”, “Tuổi trẻ không năng động, già hối hận”, “Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của thiên tài”,“Non cao cũng có đường trèo– đường dẫu hiểm nghèo vẫn có lối đi”, “Đừng phá cửa có thể mở nó nhẹ nhàng bằng chìa khoá”.
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét và chốt lại: Năng động, sáng tạo là một đức tính tốt đẹp của mọi người trong học tập, lao động và cuộc sống.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố.
*GV hướng dẫn HS làm các bài tập tại lớp.
-Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài tập 1/29-30 vào vở
-> HS nhận xét, GV chuẩn xác kiến thức.
-Gọi các cặp HS (2 em) đọc và trả lời tình huống bài 2/30
->GV nhận xét các hành vi và nhấn mạnh: HS cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đó là kết quả của quá trình rèn luyện tính tích cực của mỗi người để tìm ra cách học tập tốt và vận dụng linh hoạt vào cuộc sống.
-Gợi ý cho HS làm bài 6/31: Dạng bài khó ->nhờ thầy cô, cha mẹ, bạn bè. giảng giải và phân tích (1 tuần).
3 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 12: Năng động, sáng tạo (tt) - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Ngày soạn: 10/11/2012
TIẾT 12 Ngày dạy: 12/11/2012
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (tt)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Phân biệt các biểu hiện năng động, sáng tạo và không năng động, sáng tạo.
- Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo.
- Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo.
2. Kỹ năng:
Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
3. Thái độ:
- tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục:
- Kĩ năng tư duy sáng tạo trong lao động, học tập và rèn luyện.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các tấm gương học tập, lao động, rèn luyện năng động, sáng tạo trong thực tiễn.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những suy nghĩ, thái độ, hành vi, thói quen trì trệ, thụ động trong học tập, lao động, rèn luyện.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
- Thế nào là năng động, sáng tạo? Biểu hiện của năng động, sáng tạo?
3. Bài mới.
*GV giới thiệu:
Tiết học trước các em đã biết năng động, sáng tạo là một đức tính tốt đẹp của mọi người trong học tập – lao động và cuộc sống. Vậy cần rèn luyện như thế nào để có phẩm chất này? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung bài học.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tiếp tục tìm hiểu bài học.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin còn lại của phần bài học để rút ra bài học.
? Nêu ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo ?
? Chúng ta cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo ntn
=>HS trả lời và bổ sung, GV chốt lại: Năng động và sáng tạo là cả một quá trình rèn luyện.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
*GV chia nhóm cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi?
-Nhóm1: Tìm những biểu hiện thể hiện tính năng động, sáng tạo trong lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày?
* Trong lao động: chủ động, dám nghĩ – dám làm, tìm ra cái mới và cách làm mới ->năng suất và hiệu quả cao để đạt mục đích tốt đẹp.
* Trong học tập: có phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì tìm ra cái mới, linh hoạt xử lý tình huống.
* Trong sinh hoạt: lạc quan, tin tưởng, có ý thức vươn lên, có lòng tin, kiên trì làm việc...
-Nhóm2: Tìm những tấm gương hoặc câu chuyện về năng động, sáng tạo ?
*Galilê – nhà thiên văn học nổi tiếng người Ý tiếp tục nghiên cứu thuyết của Côpecních bằng chiếc kính thiên văn tự sáng chế.
*Trạng nguyên Lương Thế Vinh đời Lê Thánh Tông say mê khoa học – lúc cáo quan về ông gần gũi với nông dân, thấy cần đo đạc ruộng đất chính xác ->Lúi húi đo vẽ các thửa ruộng ->tìm ra quy tắc tính toán(trạng Lường)
-Nhóm3: Tìm các câu ca dao – tục ngữ nói về năng động, sáng tạo?
* “Cái khó ló cái khôn”, “Học một biết mười”, “Miệng nói tay làm”,“Siêng làm thì có – siêng học thì hay”, “Tuổi trẻ không năng động, già hối hận”, “Sáng tạo là chứng chỉ duy nhất của thiên tài”,“Non cao cũng có đường trèo– đường dẫu hiểm nghèo vẫn có lối đi”, “Đừng phá cửa có thể mở nó nhẹ nhàng bằng chìa khoá”.
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét và chốt lại: Năng động, sáng tạo là một đức tính tốt đẹp của mọi người trong học tập, lao động và cuộc sống.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố.
*GV hướng dẫn HS làm các bài tập tại lớp.
-Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bài tập 1/29-30 vào vở
-> HS nhận xét, GV chuẩn xác kiến thức.
-Gọi các cặp HS (2 em) đọc và trả lời tình huống bài 2/30
->GV nhận xét các hành vi và nhấn mạnh: HS cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo vì đó là kết quả của quá trình rèn luyện tính tích cực của mỗi người để tìm ra cách học tập tốt và vận dụng linh hoạt vào cuộc sống.
-Gợi ý cho HS làm bài 6/31: Dạng bài khó ->nhờ thầy cô, cha mẹ, bạn bè... giảng giải và phân tích (1 tuần).
3. Ý nghĩa:
-Là phẩm chất can thiết của người lao động
-Giúp ta vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích.
-Làm nên kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và XH.
4. Cách rèn luyện:
-Rèn luyện tính siêng năng, cần cù,
-Biết vượt qua khó khăn, thử thách,
-Tìm ra cách tốt nhất và khoa học để đạt mục đích.
III. Bài tập:
* Bài 1/29 – 30:
-Năng động, sáng tạo: b, đ, e, h.
-Còn lại là không năng động, sáng tạo.
* Bài 2/30: Hành vi đúng b, c, d.
4. Củng cố: GV kết luận:
- HS cần học hỏi và phát huy tính năng động, sáng tạo như Bác Hồ đã dạy “Phải nâng cao tác phong độc lập suy nghĩ, với bất cứ vấn đề gì phải đặt câu hỏi Vì sao và phải suy nghĩ kĩ càng”.
5. Đánh giá: Em hiểu gì về nội dung câu cadao sau:
Non cao cũng có lối chèo
Đường dẫu ngoằn ngoèo cũng có lối đi
(Ca dao)
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo các nội dung, hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Sưu tầm tấm gương năng động, sáng tạo thời kì đổi mới.
- Chuẩn bị bài mới.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GDCD 9 tuan 12.doc