Hoạt động 3: Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau:
-Nhóm1: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ảnh hưởng gì đến sự hình thành nhân cách của mỗi người và sự phát triển của mỗi đất nước?
-Nhóm2: Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
(Tự hào, bảo vệ, giữ gìn, cần lên án thái độ và hành vi chê bai hay phủ nhận truyền thống - bảo thủ trì trệ, ca ngợi chủ nghĩa tư bản hoặc thích hàng ngoại, đua đòi)
-Nhóm3: Kể các truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phát huy?
(Thờ cúng tổ tiên, áo dài Việt Nam, ẩm thực, đoàn kết, yêu nước, hiếu học, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, giao lưu văn hoá với các nước, tổ chức festival âm nhạc)
=>GV giảng: Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực và thể hiện sự lành mạnh gọi là phong tục.
? Theo em, những yếu tố nào được coi là tiêu cực?
(Tập quán lạc hậu, nếp nghĩ - lối sống tuỳ tiện, coi thường pháp luật, tư tưởng địa phương hẹp hòi, tục lệ ma chay cưới xin lễ hội lãng phí, mê tín dị đoan)
=>GV nhấn mạnh: Đây là những truyền thống không tốt cần loại bỏ và gọi là hủ tục.
-Nhóm4: Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
(“Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”, “Bắt giặc phải có gan - chống thuyền phải có sức”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”)
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt chuyển ý: Học hỏi nhưng cần chọn lọc, tránh chạy theo mốt - phủ nhận quá khứ, chọn lọc nhưng tránh loại bỏ cái cũ, không để truyền thống bị mai một hoặc lãng quên.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố.
*GV hướng dẫn HS giải quyết một số bài tập tại lớp:
-Gọi HS đọc và giải quyết tại chỗ yêu cầu của bài tập 1/25.
=>GV cùng HS sửa và chốt lại các ý đúng cho bài tập.
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3/26, cả lớp làm ra nháp.
=>GV cùng HS sửa và chốt lại các ý đúng cho bài tập 2.
-Cho HS lần lượt kể những việc làm của em góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và địa phương.
*Sau đó, GV chia lớp thành 2 nhóm (theo 2 dãy) tổ chức cho HS thi hát các làn điệu dân ca của quê hương mình và mọi miền đất nước (5’).
=>GV chọn 2 HS ở 2 nhóm làm trọng tài và chấm điểm, kết thúc (5’) đội nào hát được nhiều bài hơn đội đó thắng.
3. Ý nghĩa:
4. Trách nhiệm CD – HS:
-Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp.
-Tự hào và giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
-Phê phán và ngăn chặn hành vi làm tổn hại truyền thống
III. Bài tập.
*Bài 1/25 – 26:
-Đáp án a, c, e, g, h, i, l.
*Bài 3/26: Đồng ý với a, b, c, e.
*Bài 4/26:
-Chăm học chăm làm.
-Thích mặc đồ của dân tộc mình.
-Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa
3 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 10: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Năm học 2012-2013 - Lê Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Ngày soạn: 27/10/2012
TIẾT 10 Ngày dạy: 29/10/2012
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Kỹ năng:
Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Thái độ:
Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục:
- Kĩ năng xác định giá trị của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong sự phát triển của đất nước.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, về các hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc do nhà trường và địa phương tổ chức.
- Kĩ năng trình bày suy của bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Kĩ năng đặt mục tiêu và rèn luyện bản thân phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
III. Hoạt động dạy - học.
1. Ổn định.
2. Bài cũ:
- Nêu khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của việc hợp tác cùng phát triển?
- Chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong vấn đề hợp tác?
3. Bài mới.
*GV giới thiệu:
Truyền thống dân tộc được giới thiệu trong bài là giá trị tinh thần, được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống là bảo tồn và giữ gìn những giá trị tốt đẹp, đồng thời giao lưu học hỏi và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại để làm giàu cho truyền thống của dân tộc mình.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) yêu cầu HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau:
-Nhóm1: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ảnh hưởng gì đến sự hình thành nhân cách của mỗi người và sự phát triển của mỗi đất nước?
-Nhóm2: Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
(Tự hào, bảo vệ, giữ gìn, cần lên án thái độ và hành vi chê bai hay phủ nhận truyền thống - bảo thủ trì trệ, ca ngợi chủ nghĩa tư bản hoặc thích hàng ngoại, đua đòi)
-Nhóm3: Kể các truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phát huy?
(Thờ cúng tổ tiên, áo dài Việt Nam, ẩm thực, đoàn kết, yêu nước, hiếu học, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, giao lưu văn hoá với các nước, tổ chức festival âm nhạc)
=>GV giảng: Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực và thể hiện sự lành mạnh gọi là phong tục.
? Theo em, những yếu tố nào được coi là tiêu cực?
(Tập quán lạc hậu, nếp nghĩ - lối sống tuỳ tiện, coi thường pháp luật, tư tưởng địa phương hẹp hòi, tục lệ ma chay cưới xin lễ hội lãng phí, mê tín dị đoan)
=>GV nhấn mạnh: Đây là những truyền thống không tốt cần loại bỏ và gọi là hủ tục.
-Nhóm4: Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
(“Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”, “Bắt giặc phải có gan - chống thuyền phải có sức”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”)
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt chuyển ý: Học hỏi nhưng cần chọn lọc, tránh chạy theo mốt - phủ nhận quá khứ, chọn lọc nhưng tránh loại bỏ cái cũ, không để truyền thống bị mai một hoặc lãng quên.
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố.
*GV hướng dẫn HS giải quyết một số bài tập tại lớp:
-Gọi HS đọc và giải quyết tại chỗ yêu cầu của bài tập 1/25.
=>GV cùng HS sửa và chốt lại các ý đúng cho bài tập.
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3/26, cả lớp làm ra nháp.
=>GV cùng HS sửa và chốt lại các ý đúng cho bài tập 2.
-Cho HS lần lượt kể những việc làm của em góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và địa phương.
*Sau đó, GV chia lớp thành 2 nhóm (theo 2 dãy) tổ chức cho HS thi hát các làn điệu dân ca của quê hương mình và mọi miền đất nước (5’).
=>GV chọn 2 HS ở 2 nhóm làm trọng tài và chấm điểm, kết thúc (5’) đội nào hát được nhiều bài hơn đội đó thắng.
3. Ý nghĩa:
4.. Trách nhiệm CD – HS:
-Bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp.
-Tự hào và giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
-Phê phán và ngăn chặn hành vi làm tổn hại truyền thống
III. Bài tập.
*Bài 1/25 – 26:
-Đáp án a, c, e, g, h, i, l.
*Bài 3/26: Đồng ý với a, b, c, e.
*Bài 4/26:
-Chăm học chăm làm.
-Thích mặc đồ của dân tộc mình.
-Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa
4. Củng cố:
-Là công dân của đất nước trong thời kì đổi mới, chúng ta phải có lòng tự hào dân tộc, biết bảo vệ và giữ gìn truyền thống mà cha ông để lại, góp phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
5. Đánh giá:
Gv hướng dẫn làm bài tập tình huống trong sách bài tập.
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Năng động, sáng tạo.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GDCD 9 tuan 10.doc