Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1, Bài 1: Chí công vô tư - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Văn Quân

Gv: Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?.(Chứng tỏ ông là người thật sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải - hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung).

* Gọi 1 hs đọc: “ Điều mong muốn của Bác Hồ”.

Gv: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời, sự nghiệp c/ mạng của Hồ Chủ tịch?

 (Cuộc đời và sự nghiệp c/mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của 1 con người đã dành trọn đời mình cho quyền lợi dân tộc, của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất kỳ ở đâu cũng đeo đuổi 1 mục đích: “ làm cho ích quốc, lợi dân”.)

Gv: Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? (Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của nhân dân ta đối với Người, đó là tinh yêu, lòng kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào và sự gắn bó vô cùng gần gũi, thân thiết).

*GV: Qua 2 tấm gương của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.

Vậy em hiểu chí công vô tư là gì?

* HĐ2:(10 phút)Tìm hiểu nội dung bài học.

Gv: Qua định nghĩa, em hãy nêu 1 số biểu hiện của chí công vô tư?

Gv:Trái với phẩm chất đạo đức trên là gì?

Gv:Giả sử Tô Hiến Thành tiến cử Vũ Tán Đường mà không tiến cử Trần Trung Tá thì sẽ như thế nào?

(Không có người tài thực sự để gánh vác công việc chung của đất nước.)

Gv: Vậy theo em, chí công vô tư có 1 ý nghĩa như thế nào đối với lợi ích của tập thể, đất nước ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Tiết 1, Bài 1: Chí công vô tư - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Văn Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1: Bài 1 CHÍ CÔNG VÔ TƯ Ngày soạn: 26/8 A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư, vì sao cần phải chí công vô tư. 2. Kỉ năng: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày. Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư. 3. Thái độ: HS biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư, Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tư lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm. - Đóng vai C. Chuẩn bị của GV Và HS 1. GV: Sách Giáo viên (GV), Sách giáo khoa (SGK)lớp 9.Sưu tầm thêm một số mẩu chuyện, câu nói của các danh nhân hay ca dao tục ngữ nói về phẩm chất chí công vô tư. 2. HS: Xem trước nội dung bài học. D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định tổ chức:( 2 phút) II.Bài cũ:( 5phút) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. III.Bài mới: 1. đặt vấn đề:( 2 phút) Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch là một tấm gương sáng tuyệt vời của một con người đã giành trọn cuộc đời cho quyền lợi dân tộc và cho hạnh phúc nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất kì ở đâu và bao giờ Người cũng theo đuổi mục đích: Làm gì cho ích quốc, lợi dân. Phẩm chất đó là gì ta phải rèn luyện như thế nào để có được phẩm chất đó. 2. Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HĐ1::( 8 phút)HD hs tìm hiểu phần đặt vấn đề -Gọi 1hs đọc truyện“ Tô Hiến Thành một tấm gương về chí công vô tư”. GV: Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc tìm người giải quyết công việc? (Dùng người hoàn toàn chỉ căn cứ vào khả năng của người đó, không nể tình thân). Gv: Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?.(Chứng tỏ ông là người thật sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải - hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung). * Gọi 1 hs đọc: “ Điều mong muốn của Bác Hồ”. Gv: Em có suy nghĩ gì về cuộc đời, sự nghiệp c/ mạng của Hồ Chủ tịch? (Cuộc đời và sự nghiệp c/mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời của 1 con người đã dành trọn đời mình cho quyền lợi dân tộc, của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Đối với Bác, dù làm bất cứ công việc gì, bất kỳ ở đâu cũng đeo đuổi 1 mục đích: “ làm cho ích quốc, lợi dân”.) Gv: Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? (Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của nhân dân ta đối với Người, đó là tinh yêu, lòng kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào và sự gắn bó vô cùng gần gũi, thân thiết). *GV: Qua 2 tấm gương của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư. Vậy em hiểu chí công vô tư là gì? * HĐ2:(10 phút)Tìm hiểu nội dung bài học. Gv: Qua định nghĩa, em hãy nêu 1 số biểu hiện của chí công vô tư? Gv:Trái với phẩm chất đạo đức trên là gì? Gv:Giả sử Tô Hiến Thành tiến cử Vũ Tán Đường mà không tiến cử Trần Trung Tá thì sẽ như thế nào? (Không có người tài thực sự để gánh vác công việc chung của đất nước.) Gv: Vậy theo em, chí công vô tư có 1 ý nghĩa như thế nào đối với lợi ích của tập thể, đất nước ? Gv: Những người như Tô Hiến Thành, Bác Hồ sẽ giành được tình cảm như thế nào từ mọi người? *HĐ3: Thảo luận nhóm ( 8 phút): Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư theo em phải làm gì? Gv:Có người nói : Trong thời đại ngày nay, chí công vô tư phải là người biết “ dĩ hoà vi quý”. Ý kiến của em như thế nào? Gv: Hãy nêu 1 ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của 1 bạn hoặc của những người xung quanh mà em biết? Gv: Hãy tìm 1 số câu tục ngữ ca dao nói về phẩm chất chí công vô tư? ( - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi dòng mặc ai. - Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân..) *HĐ4:( 6 phút) Hướng dẫn làm bài tập. - GV cho hs làm bài tập nhận biết khái niệm.( 2 nhóm thảo luận- chia dọc lớp). - BT2: Treo bảng phụ, học sinh lên đánh dấu và giải thích. BT3: Cho hs đứng tại chỗ trả lời, Gv nhận xét. 1. Chí công vô tư: Là phầm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. * Biểu hiện: - Không thiên vị; vô tư khách quan. - Không nể tình riêng. - Thẳng thắn, công bằng. * Trái lại: Ghen tỵ, đố kỵ, hay thiên vị, không tỏ rõ thái độ. 2. Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư: - Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH. Góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, XH công bằng dân chủ, văn minh. - Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng. 3. Cách rèn luyện: - Để rèn luyện phẩm chất chí công vô tư cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Đồng thời, dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc. . IV. Củng cố:( 2 phút): - GV hệ thống lại toàn bài. - Gọi 1 hs đọc lại phần nội dung bài học. V. Dặn dò:( 2 phút): - Học thuộc bài. - Sưu tầm thêm 1 số câu tục ngữ- ca dao nói về phẩm chất chí công vô tư. - Đọc trước bài “Tự chủ”. Trả lời các câu hỏi cho sẵn ở SGK.

File đính kèm:

  • docGDCD Lop 9 Tiet 1.doc
Giáo án liên quan