Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2010-2011 - Hà Tùng Sang

TỰ CHỦ

A.Mục tiêu:

1.Kiến thức: HS hiểu được thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội, hiểu sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ.

2.Kĩ năng:

-Nhận biết những biểu hiện của tính tự chủ.

-Đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.

-Rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong công việc cụ thể của bản thân.

3.Thái độ: HS có thái độ thích sống tự chủ và tôn trọng những người biết sống tự chủ.

B.Tài liệu, thiết bị:

-Một số ví dụ thực tế về tính tự chủ.

-Sách giáo khoa- sách giáo viên.

-Một số mẩu chuyện trong sách, báo phù hợp với chủ đề.

C.Các hoạt động dạy học:

I.Ổn định tổ chức:

II.Kiểm tra bài cũ:

-Em hiểu như thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư?

-GV kiểm tra việc làm bài tập của HS ở nhà.

III.Bài mới:

-Giới thiệu bài: Nêu ý nghĩa, sự cần thiết của tính tự chủ- để hiểu như thế nào là tính tự chủ. Phương pháp rèn luyện=> Chuyển tiếp bài mới.

 

Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt

 

*Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyện

HS đọc chuyện ở SGK

 

Phân lớp thành 3 nhóm, thảo luận các câu hỏi a, b, c ở SGK.

-Thảo luận cả lớp.

H: Theo em tính tự chủ được thể hiện như thế nào?

 

 

 

*Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học

H: Tính tự chủ biểu hiện như thế nào?

H:Tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào?

 

*Hoạt động 3: Thảo luận, tìm hiểu phương pháp rèn luyện

H:Thảo luận nhóm:

Làm thế nào để trở thành người có tính tự chủ?

Đại diện nhóm trả lời.

-GV chốt các ý chính.

 

*Hoạt động 4: Luyện tập

HS làm việc cá nhân. I.Đặt vấn đề:

1.Một người mẹ

2.Chuyện của N.

 

 

 

Kết luận: Khi con người hành động có suy nghĩ, hiểu rõ ý nghĩa của việc mình làm thì dù có khó khăn trở lại, họ vẫn quyết tâm đạt được mục tiêu của mình.

II.Nội dung bài học:

-Tự chủ là làm chủ bản thân.

-Người tự chủ là người làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống.

-Ý nghĩa:

Giúp con người biết sống, cư xử một cách đúng mực, có đạo đức, có văn hoá.

 

-Phương pháp rèn luyện:

+Suy nghĩ trước khi hành động.

+Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ , lời nói, hành động của mình là đúng hay sai.

III.Bài tập:

-Bài tập 1: a- b- đ- e

-Bài tập 2: HS kể một câu chuyện trong thực tế.

 

 

IV.Dặn dò- bài tập:

-Hiểu thế nào là tính tự chủ. Nêu biểu hiện.

-Làm bài tập 4.

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2010-2011 - Hà Tùng Sang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìm hiểu phương hướng thực hiện, ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội. Ngày tháng năm 2010 Tiết 30- Bài 16: Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân (tiếp) A.Mục tiêu: Xem mục tiêu chung toàn bài ở tiết 29. B.Tài liệu, thiết bị: -Tranh: Nhân dân tham gia xây dựng cơ quan quản lí Nhà nước -Hiến pháp 1992 (Tư liệu tham khảo) C.Tiến trình tiết học: I.ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Lấy ví dụ minh hoạ. III.Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt Lấy ví dụ? (Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội Tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân) Ví dụ? (Góp ý xây dựng, phát triển kinh tế địa phương Góp ý việc làm của cơ quan quản lí Nhà nước trên báo) H:Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội có ý nghĩa như thế nào? (Quyền làm chủ của công dân: -Làm chủ tự nhiên -Làm chủ xã hội -Làm chủ bản thân) H:Nhà nước đảm bảo quyền tham gia quản lí Nhà nước của công dân bằng cách nào? H:Công dân cần phải làm gì? HS cần phải làm gì? 2.Phương thức thực hiện *Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, quản lí xã hội. *Gián tiếp: Thông qua Đại biểu của công dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền quyền giải quyết. 3.ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội của công dân -Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công việc xây dựng và quản lí đất nước. -Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của Nhà nước, xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội. 4.Điều kiện đảm bảo để thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội *Nhà nước: -Qui định bằng pháp luật -Kiểm tra, giám sát việc thực hiện *Công dân: -Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện. -Nâng cao phẩm chất, năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt. *Học sinh: -Học tập, lao động tốt -Tham gia góp ý, xây dựng lớp, chi Đoàn -Tham gia các hoạt động ở địa phương (xây dựng nhà tình nghĩa, tuyên truyền kế hoạch hoá, bài trừ tệ nạn xã hội) IV.Luyện tập: Làm bài tập 2 SGK Đáp án: ý kiến đúng: C V.Hướng dẫn học bài: -Làm bài tập 3, 4, 5, 6 SGK trang 59, 60 -Đọc trước bài 17 -Tìm hiểu luật “Nghĩa vụ quân sự” -Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ Tổ quốc Ngày tháng năm 2010 Tiết 31- Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS hiểu được: -Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc? -Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân? -Trách nhiệm của công dân? 2.Kĩ năng: -Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh ở nơi cư trú và trường học. -Tuyên truyền, vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 3.Thái độ: -Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. -Sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến độ tuổi qui định. B.Tài liệu, thiết bị: -SGK, SGV GDCD 9 -Hiến pháp 1992 -Luật nghĩa vụ quân sự- Bộ luật hình sự năm 1999 C.Tiến trình lên lớp: I.ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: 1.HS lớp 9 có quyền tham gia góp ý về quyền trẻ em không? a.Được quyền tham gia b.Đây là việc của phụ huynh và thầy cô giáo 2.Nêu ví dụ về việc làm trực tiếp, gián tiếp của bố mẹ em thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội. III.Bài mới: *Giới thiệu bài: Dẫn bài “Thơ thần” của Lí Thường Kiệt và câu nói khẳng định chân lí của Bác Hồ “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” để chuyển tiếp trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề HS quan sát ảnh ở SGK -HS giới thiệu tranh, ảnh sưu tầm. Phân lớp thành 4 nhóm- Thảo luận. Nhóm 1: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Nhóm 2: Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Nhóm 3: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì? Nhóm 4: HS cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc? HS cần có trách nhiệm như thế nào trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? GV kết luận: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của công dân. Nghĩa vụ và quyền thiêng liêng đó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật nghĩa vụ quân sự) -GV giới thiệu luật nghĩa vụ quân sự- Hiến pháp 1992- Luật hình sự I.Đặt vấn đề -Các bức ảnh trên giúp ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mọi công dân trong chién tranh cũng như trong hoà bình. -Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. II.Nội dung bài học 1.Bảo vệ Tổ quốc là: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? -Non sông, đất nước ta do cha ông bao đời đổ mồ hôi, xương máu khai phá, bồi đắp. -Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính Tổ quốc ta. 3.Bảo vệ Tổ quốc bao gồm các nội dung: -Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân -Thực hiện nghĩa vụ quân sự -Thực hiện chính sách hậu phương, quân đội -Bảo vệ trật tự an nunh- xã hội 4.Trách nhiệm của học sinh -Học tập, tu dưỡng đạo đức -Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự -Tích cực tham gia phong trào trật tự an ninh trường học, nơi cơ trú -Sẵn sàng làm nhiệm vụ quân sự, vận động người khác làm tốt nghĩa vụ quân sự IV.Bài tập: Làm bài tập 1 SGK (Đáp án a, c, d, đ, e, h, i) Ngày tháng năm 2010 Tiết 32- Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật A.Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS hiểu được: -Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? -Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. -Phương pháp rèn luyện. 2.Kĩ năng: -Biết giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức và tuân theo pháp luật; biết phân biệt hành động đúng sai về đạo đức, pháp luật. -Tuyên truyền, giúp đỡ những người xung quanh sống có đạo đức, có văn hoá, tuân theo pháp luật. 3.Thái độ: Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh. B.Tài liệu, thiết bị: -Những tấm gương về người tốt, việc tốt ở địa phương, sách báo -Một số chuyện kể liên quan đến chủ đề bài học C.Tiến trình bài học: I.ổn định tổ chức II.Kiểm tra bài cũ: 1.Những việc làm nào sau đây là tham gia bảo vệ Tổ quốc? -Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân -Mua trái phiếu xây dựng Tổ quốc -Xây dựng lực lượng dân quốc tự vệ -Tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội -ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 2.Học sinh có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, điều đó được thể hiện bằng những việc làm như thế nào? -GV nhận xét phần trả lời của HS và đánh giá III.Bài mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức cần đạt *Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặt vấn đề Nguyễn Hải Thoại-Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật -1 HS đọc truyện. -Thảo luận cả lớp các câu hỏi ở phần gợi ý *Hoạt động 2: Liên hệ thực tế H: Tìm những tấm gương tốt thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (Bác sĩ Lê Thế Trung- Học sinh Lê Thái Hoàng; nông dân giỏi Nguyễn Cẩm Luỹ) H:Nêu 1 số hành vi sống không có đạo đức, làm việc trái pháp luật? (Vũ Xuân Trường, Trương Văn Cam, Nguyễn Đức Chi tham ô tài sản Nhà nước 165 tỉ đồng; Lã Thị Kim Oanh) *Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học H:Thế nào là sống có đạo đức , tuân theo pháp luật? Thế nào là tuân theo pháp luật? HS so sánh I.Đặt vấn đề Kết luận: Sống và làm việc như anh Thoại là cống hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng, cống hiến cho xã hội, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể, cá nhân, gia đình và xã hội II.Bài học: 1.Sống có đạo đức: -Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức -Chăm lo việc chung cho mọi người -Giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ -Lấy lợi ích xã hội- dân tộc làm mục đích sống 2.Tuân theo pháp luật: Sống và làm việc theo những qui định bắt buộc của pháp luật 3.Mối quan hệ giữa đạo đức- pháp luật -Sống có đạo đức: Tự giác thực hiện -Tuân theo pháp luật: Bắt buộc thực hiện 4.Trách nhiệm của học sinh Rèn đạo đức, tư cách, quan hệ tốt với bạn bè, gia đình, xã hội, thực hiện nghiêm túc pháp luật IV.Củng cố- Hướng dẫn học bài: -Làm bài tập 2 ở SGK -Sưu tầm trong thực tế những ví dụ sống có đạo đức, tuân theo pháp luật Ngày tháng năm2010 Tiết33: ôn tập A.Mục tiêu: -Giúp HS ôn tập, hệ thống các nội dung đã học, trong đó chú ý các nội dung cơ bản ở học kì 2. -Rèn kĩ năng ghi nhớ, khái quát, liên hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày. -Biết vận dụng vào 1 số tình huống cụ thể B.Phương pháp: -Thảo luận qua hệ thống câu hỏi -Nêu vấn đề -Làm việc cá nhân -Đàm thoại C.Nội dung ôn tập: Câu hỏi- Bài tập: 1.Trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, thanh niên có trách nhiệm như thế nào? Liên hệ đến bản thân những việc đã làm tốt? Những mặt cào hạn chế? 2.Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân Việt Nam? Pháp luật nước ta cấm kết hôn trong những trường hợp nào? Nêu 1 số hành vi làm trái với các nguyên tắc của chế độ hôn nhân? 3.Em hiểu như thế nào về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? 4.Thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa như thế nào? 5.Công dân có quyền như thế nào trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Lấy ví dụ? 6.Thanh niên có trách nhiệm gì trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc? Học sinh có những việc làm cụ thể như thế nào trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? 7.Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có quan hệ với nhau như thế nào? Vì sao phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? 8.-Lấy 1 số ví dụ thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? -Lấy 1 số ví dụ thể hiện vi phạm đạo đức và trái qui định pháp luật? Qua đó nêu hiệu quả J Ngày tháng năm2010 Tiết34: Kiểm tra học kì A.Mục tiêu: -Hệ thống, khắc sâu kiến thức cơ bản trong học kì 2 -Rèn kĩ năng ghi nhớ, khái quát, biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày -Thông qua tiết kiểm tra, giáo viên rút ra được những nội dung, kỉ năng mà HS còn yếu để có phương hướng bổ sung trong những năm tới -Rèn thái độ làm bài nghiêm túc B.Đề ra: C.Đáp án, biểu điểm: Có đề, đáp án phôtô kèm theo Ngày tháng năm2010 Tiết 35: Thực hành: ngoại khoá các vấn đề địa phương A.Mục tiêu:

File đính kèm:

  • docGA GDCD 9 Hot.doc
Giáo án liên quan