Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Nga

- GV gọi HS đọc 2 chuyện ở phần đặt vấn đề.

? Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên?

? Hãy phân tích sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kĩ luật của lớp 9A?

? Hãy nêu tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kĩ luật của tập thể lớp 9A dưới sự chỉ đạo của thấy giáo chủ nhiệm?

? Việc làm của ông giám đốc ở chuyện thứ 2 đã có tác hại ntn? Vì sao?

- GV gọi 1 HS đọc toàn bộ nội dung bài học.

? Dân chủ là gì? Kĩ luật là gì?

? Vì sao phải dân chủ và kĩ luật?

? Thực hiện tốt dân chủ và kĩ luật sẽ có ý nghĩa gì?

- GV cho HS làm BT 1 SGK.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 1.Đặt vấn đề:

“Chuyện của lớp 9A” và “Chuyện ở 1 công ty”

-Ở câu chuyện 1: GVCN triệu tập cán bộ.

- Ở câu chuyện 2: ông giám đốc công ty triệu tập công nhân đối với các yêu cầu của ông

->Sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và kĩ luật của lớp 9A rất phù hợp, theo nguyên tắc nhất định đb khi GVCN lớp gợi ý các vấn đề thì đều có sự thống nhất cao.

->TD: Mọi khó khăn đã được khắc phục, kế hoạch đã được thực hiện trọn vẹn.

Cuối năm học, lớp 9A đã được tuyên dương là 1 tập thể xuất sắc toàn diện, phát huy dân chủ tốt, có tính kĩ luật cao.

->Tác hại: Việc làm của ông giám đốc đã làm việc SX bị giảm sút và công ty bị thua lỗ nặng nề. Vì ông là một người làm việc thiếu dân chủ, quan liêu, cưỡng ép công nhân, quân phiệt

2. Nội dung bài học:

- Dân chủ là mọi người làm chủ công việc của tập thể và XH

Kĩ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức XH.

-Dân chủ là để mọi người thể hiện

Kĩ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ.

 

-Thực hiện tốt dân chủ và kĩ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người

- Mọi người cần tự giác chấp hành kĩ luật, cán bộ lãnh đạo và cá tổ chức XH phải có trách nhiệm tạo đk để mọi người được phát huy dân chủ.

3. Luyện tập:

BT 1:

-a, c, d thể hiện tính dân chủ vì 3 câu đó đã có sự thống nhất cao của tập thể.

-b: thiếu dân chủ vì đó là sự quyết định của cá nhân.

-đ: thiếu kĩ luật vì các cầu thủ tự do không tuân thủ thi đấu bóng đá và sự điều khiển của trọng tài.

 

 

 

IV/. Củng cố và luyện tập:

HS nhắc lại nội dung bài học, làm BT 1 SGK.

V/. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc nội dung bài học. Hoàn thành BT 2, 3, 4 SGK

- Đọc, tìm hiểu bài 4 “Bảo vệ hoà bình”

- Em hãy giải thích ý nghĩa câu” Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 4: Tiết 4 Bài 4 BẢO VỆ HOÀ BÌNH

Ngày giảng:

A/ Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: HS hiểu được giá trị của hoà bình và hậu quả tai hại của chiến tranh, từ đó thấy được trách nhiệm bảo vệ hoà bình chống chiến tranh của toàn nhân loại.

2. Về hành vi: Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình chống chiến tranh do lớp trường, địa phương tổ chức.

 Biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách hoà nhã, thân thiện.

3. Về thái độ. Yêu hoà bình, ghét chiến tranh.

B/ Nội dung:Khái niệm chiến tranh, hoà bình , bảo vệ hoà bình.

- Giá trị của hoà bình, hậu quả của chiến tranh đối với cuộc sống con người.

- Sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh.

C/ Tài liệu và phương tiện: SGK, SGV GDCD 9

 Tranh ảnh, các bài báo thơ, bài hát về chiến tranh và hoà bình hay các hoạt động bảo vệ hoà bình chống chiến tranh.

D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 I. Ổn định tổ chức: 91: 92: 93: 94:

 II. Bài cũ: 1. Thế nào là dân chủ? Thế nào là kỷ luật? Dân chủ và kỷ luật có quan hệ với nhau ntn?Vì sao phải thực hiện tốt dân chủ và kỷ luật?

III. Bài mới. Hoà bình là khát vọng, là ước nguyện của mỗi người, là hạnh phúc cho mỗi gia đình mỗi dân tộc và toàn nhân loại. Hạnh phúc biết bao khi thế giới này không có chiến tranh. vậy hoà bình là gì, biểu hiện của nó ntn , mỗi chúng ta phải có trách nhiệm ntn? Bài học hôm nay chúng ta sẽ rõ hơn.

GV gọi hs đọc các thông tin ở phần đặt vấn đề. Chia nhóm hs thảo luận.

-Em có suy nghĩ gì khi xem các ảnh và đọc các thông tin trên?

-Chiến tranh gây ra những hậu quả ntn?

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cần phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình?

 

Gv: ngày nay các thế lực phản động vẫn đang âm mưu phá hoại hoà bình gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là tr nhiệm của các quốc gia, các dân tộc và toàn nhân loại.

-HS làm bt1 sgk để tìm biểu hiện của lòng yêu hoà bình.

-em hãy nêu sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh?

 Hoà bình

+Đem lại cuộc sống bình yện tự do.

+nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

+là khát vọng của loài người.

-Như vậy cách bảo vệ vững chắc nhất là xd mqh bình đẳng, hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia. Đấu tranh chống xâm lược bảo vệ độc lập tự do.

- Thế nào là hoà bình?

- Lòng yêu hoà bình được biểu hiện ntn?

 

 

 

 

-Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình?

 

 

 

 

Gv gọi hs đọc lại nội dung bài học.

? Những hoạt động nào sau đây bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh.

 

 

 

 

 

Bản thân em và các bạn nên làm những việc gì để góp phần bảo vệ hoà bình?

 1. Đặt vấn đề.

-Sự tàn khốc của chiến tranh giá trị của hoà bình và sự cần thiết ngăn chặn chiế tranh bảo vệ hoà bình.

-Hậu quả của chiến tranh:

+ CTTG lần 1:làm 10 triệu người chết.

+ CTTG lần 2:có 60 triệu người chết.

+ 1900->2000:chiến tranh đã làm:

 .2 tr trẻ em bị chết.

 .6 tr trẻ em thương tích tàn phế.

 .20 tr trẻ em sống bơ vơ.

 .300.000 trẻ em tuổi thiếu niên buộc phải đi lính cầm súng giết người.

-xây dựng mqh tôn trọng thân thiện giữa con người với con người.

- xây dựng mqh hiểu biết, bình đẳng, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

 

 

 

 

 

-a, b,d,e,h,i là những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày

 

 

 

 Chiến tranh.

+gây đau thương, chết chóc.

+đói nghèo, bệnh tật không được học hành,tp nhà cửa làng mạc bị tàn phá.

+là thảm hoạ của loài người.

 

 

2. Nội dung bài học:

 

-khái niệm: (SGK)

-biểu hiện:+giữ gìn cuộc sống bình yên.

+dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.

+không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

-Trách nhiệm của toàn nhân loại:

+cần phải ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

+dân tộc ta đã và đang tham gia tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hoà bình và công lí trên thế giới.

3.Luyện tập:

+Đấu tranh ngăn ngừa CT và CT hạt nhân.

+xd mqh hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

+giao lưu văn hoá giữa các nước với nhau.

+ quan hệ tổ chức thân thiện tôn trọng giữa người với người.

-đi bộ vì hoà bình.

-vẽ tranh vì hoà bình

-viết thư cho bạn bè quốc tế

-ủng hộ nạn nhân chất độc màu gia cam

-kêu gọi mọi người hành động vì trẻ em

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Học kì I - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thanh Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T xh. d.Lí tưởng của thanh niên ngày nay: -Phấn đấu thực hiện mục tiêu xd nước VN độc lập, dân giàu, nước mạnh -trước mắt thực hiện thắng lợi CNH, HĐH theo định hướng XHCN. *Học sinh: -Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lí tưởng sống đó. -rèn luyện đạo đức, lối sống, tham gia các hoạt động XH 3.Luyện tập; *BT: trả lời tình huống -ý kiến bạn Nam đúng -ý kiến bạn Thắng sai *BT: tất cả các biện pháp trên đều tực hiện lí tưởng sống. Tóm lại: Trung thành với lí tưởng XHCN là đòi hỏi đặt ra nguyên tắc đối với thanh niên. Đó không chỉ là đạo đức, tình cảm mà thực sự là 1 quá trình rèn luyện để trưởng thành. Chúng ta phải kính trọng, biết ơn và học tập thế hệ cha anh, chủ động xd cho mình lí tưởng, cống hiến cao nhất cho sự nghiệp phát triển của XH. Vì vậy, tự giác có ý thức công dân cao cả, nhiệt tình, yêu nước và yêu CNXH. Với học vấn và văn hoá được nhà trường trang bị thanh niên chúng ta hạnh phúc được góp sức mình vào công việc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN. IV.Củng cố: hs đọc lại nội dung bài học. V/. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung bài học Hoàn thành bài tập Tìm hiểu ma tuý, Sida và cáh phòng tránh để hôm sau ngoại khoá. Tiết 15-16 ngoại khoá Chủ đề: Hoà bình - Hữu nghị - Hợp tác A/ Mục tiêu bài học: - Học sinh nắm,hiểu được ý nghĩa của Hoà bình - Hữu nghị - Hợp tác - Củng cố , mở rộng , khắc sâu kiến thức các em đã học. B/ lên lớp 1. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới: 1. Cho học sinh trình bày kết quả đã sưu tầm Nhóm 1: Tranh ảnh tư liệu với nội dung, hoà bình Chống chiến tranh Nhóm 2: Tranh ảnh, tư liệu với nội dung: Hợp tác cùng phát triển Nhóm 3: Tranh ảnh, tư liệu với nội dung: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Học sinh quan sát, cảm nhận kết quả sưu tầm của các tổ. 2. Đại diện nhóm trình bày ý tưởng của nhóm theo nội dung đã trình bày. - Học sinh trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - Giáo viên: Khái quát Ghi điểm những bài có ý tưởng hay 3. Ban cán sự lớp tổng hợp kết quả sưu tầm của nhóm thành một tập san 3. Dặn dò: ( Chuẩn bị cho tiết sau) 1/ Viết bài thu hoạch tổng hợp với chủ đề. Cảm nhận của em đối với vấn đề: Hoà bình – Hữu nghị và hợp tác trong thời đại ngày nay. T2 cho học sinh trình bày theo nhóm 2/ Chuẩn bị tốt bài: Ôn tập học kỳ I. Tiết 17 ôn tập học kỳ I A/ Mục tiêu cần đạt: Củng cố, khắc sâu, hệ thống hoá kiến thức đã học. Rèn luyện thực hành các nội dung đã học. Xây dựng động cơ, hành động đúng đắn. B/ lên lớp 1. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 2. Bài mới: Giáo viên đưa câu hỏi, tình huống: HS xây dựng bài, trình bày ý kiến HS góp ý – bổ sung GV: khái quát Bài 1: Chí công vô tư: T: Tại sao nói, chí công vô tư là một phẩm chất tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của mỗi người? T: những ai rèn luyện đức tính chí công vô tư a: Những người có chức quyền b: Cán bộ công nhân viên Nhà nước c: Theo ý em là:. Bài 2: Tự chủ T: Hãy kể lại một việclàm tự chủ của em và nêu hậu quả, bài học kinh nghiệm của bản thân rút ra từ việc làm đó? T: Nêu ý nghĩa của câu TN: ăn có nhai, nói có nghĩ ăn có chừng, chơi có độ Bài 3: Dân chủ và kỷ luật T: Tôn trọng kỷ luật có làm chúng ta mất tự do không? Vì sao? T: Hãy cho biết mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật? T: Giải thích câu TN: Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước Bài 4: Bảo vệ hoà bình: T: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới xuất hiện tình trạng “ Chiến tranh lạnh” Em hãy cho biết “ Chiến tranh lạnh” là gì và hậu quả của nó? T: Nêu những hành vi biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày . học sinh chúng ta cần phải làm gì để biểu hiện lòng yêu hoà bình?. - Giáo viên đọc các tư liệu về chiến tranh. “ Những con số không thể nào quên”. Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. T: Từ câu “ Bốn bề đều là anh em”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết câu: “ Quan sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em”. Em hãy nêu ý nghĩa của câu nói trên? Bài 6: Hợp tác cùng phát triển: T: Viết tên gọi đầy đủ của các tổ chức sau: - WHO ; UNESCO - UNDP ; UNICEF. - FAO ; WTO......... T: Tính đến tháng 12/2002 Việt Nam đã có quan hệ thương mại với bao nhiêu quốc gia và khu vực lãnh thổ. Bài T: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. T: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? T: Kể các truyền thống tốt đẹp của dân tộc? T: Nêu một việc làm cụ thể để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc? - Giáo viên đưa câu hỏi và tình huống - Học sinh xây dựng bài – nhận xét - Giáo viên khái quát * Dặn dò: - Xem lại các kiến thức đã ôn tập - Chuẩn bị tốt, kiểm tra học kỳ Tiết 18: Kiểm tra học kì 1 A. Mục đích yêu cầu; - giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. - Rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: đề + đáp án bài kiểm tra. - Học sinh: giấy, bút. C. Tiến trình lên lớp: Gv nhắc nhở, phát đề học sinh làm bài. Đề ra:Đề 1 Câu 1: (3 điểm) Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 2: (3 điểm) Cho tình huống: Cuối năm học, Dũng bàn: muốn ôn thi đỡ vất vả cần chia ra mỗi người làm đáp án mỗi môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra ai cũng đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao. Nếu em là bạn Dũng, em sẽ ứng xử như thế nào? Câu 3: (4 điểm) Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài “Lí tưởng sống của thanh niên” ? Là học sinh lớp 9, em cần làm gì để có lí tưởng sống đúng đắn. Đề ra:Đề 2. Câu 1: (3 điểm) Thế nào là năng động, sáng tạo? Tính năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện nay? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 2: (3 điểm) Cho tình huống: Minh thường mang bài tập của môn khác ra làm trong lúc cô giáo đang giảng bài môn mà bạn ấy cho là không quan trọng. Có bạn khen đó là cách làm việc có năng suất. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao. Nếu em là bạn cùng lớp, em sẽ ứng xử như thế nào? Câu 3: (4 điểm) Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài “Lí tưởng sống của thanh niên” ? Là học sinh lớp 9, em cần làm gì để có lí tưởng sống đúng đắn. Đáp án và biểu điểm chấm bài kiểm tra. đề 1: Câu 1: (3.0 điểm) -ý 1: 1.0 điểm: Học sinh nêu được khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. -ý 2: 1,5 điểm. Phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ vững bản sắc dân tộc Việt Nam. -ý 3: 0,5 điểm. Hs lấy được ví dụ minh hoạ. Câu 2: (3.0 điểm) Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Không tán thành cách làm đó của Dũng. 0.5 điểm. - Giải thích: 1,5 điểm: Việc làm đó của Dũng tưởng như tiết kiệm được thời gian làm việc có năng suất nhưng thực ra lại không có năng suất. Vì: mỗi người chỉ làm một đáp án nên đây không phải là việc làm có năng suất. đây là việc làm xấu nó biểu hiện sự đối phó, đói trá với cô giáo. - ý 3: 1 điểm. Nếu là bạn Dũng em sẽ khuyên bạn nên làm đáp án các môn vì có như vậy mình mới tự học tự nghiên cứu qua đó sẽ thuộc và hiểu rõ bài hơn. Câu 3: (4.0 điểm) ý 1: 2 điểm; suy nghĩ: + Là thanh niên trong thời đại nào cũng phải sống có lí tưởng đúng đắn. + Vì lí tưởng sống đúng đắn là động lực thúc đẩy con người tự hoàn thiện mình và đóng góp cho quê hương đất nước. + Lí tưởng của mỗi cá nhân phải phù hợp với lí tưởng của dân tộc, của Đảng. - ý 2: 2 điểm. Là học sinh lớp 9 cần phải: ra sức học tập để có tri thức. Tìm hiểu và xác định lí tưởng sống đúng đắn. Rèn luyện sức khoẻ, phẩm chất, năng lực cần thiết. ..................................................................................... đề 2: Câu 1: (3.0 điểm) -ý 1: 1.0 điểm: Học sinh nêu được khái niệm: Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ dám làm. Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cáhc giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. -ý 2: 1,5 điểm. Năng động sáng tạo là phẩm chất rất cần thiết của con người trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và xã hội. -ý 3: 0,5 điểm. Hs lấy được ví dụ minh hoạ. Câu 2: (3.0 điểm) Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: - Không tán thành cách làm đó của Minh. 0.5 điểm. - Giải thích: 1,5 điểm: Việc làm đó của Minh tưởng như tiết kiệm được thời gian làm được nhiều việc nhưng thực ra lại không có chất lượng, hiệu quả.. Minh không nghe giảng sẽ không hiểu bài dẫn đến học kém đi. Trong học tập môn nào cũng quan trọng. - ý 3: 1 điểm. Nếu là bạn cùng lớp em sẽ phân tích cho bạn hiểu tác hại của việc làm đó và khuyên bạn nên chấm dứt. Nếu Minh khôpng nghe thì báo với cô giáo để cô can thiệp và giúp đỡ. Câu 3: (4.0 điểm) ý 1: 2 điểm; suy nghĩ: + Là thanh niên trong thời đại nào cũng phải sống có lí tưởng đúng đắn. + Vì lí tưởng sống đúng đắn là động lực thúc đẩy con người tự hoàn thiện mình và đóng góp cho quê hương đất nước. + Lí tưởng của mỗi cá nhân phải phù hợp với lí tưởng của dân tộc, của Đảng. - ý 2: 2 điểm. Là học sinh lớp 9 cần phải: ra sức học tập để có tri thức. Tìm hiểu và xác định lí tưởng sống đúng đắn. Rèn luyện sức khoẻ, phẩm chất, năng lực cần thiết. .....................................................................................

File đính kèm:

  • docgdcd9 ki 1 0910nga.doc
Giáo án liên quan