G : Gọi học sinh đọc 2 câu chuyện sgk
H : thảo luận nhóm : Sử dụng bảng phụ chia 2 cột
Nhóm 1,2,3
? : Nêu những chi tiết thể hiệnviệc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 tình huống trên ?
? : Việc làm của ông giám đốc cho thấy ông là người như thế nào ?
H : Thảo luận trả lời -> Nhóm khác bổ sung
G : Nhận xét -> Kết luận
I. Đặt vấn đề
1. Đọc : Chuyện ở lớp 9A
Chuyện ở một công ti
2. Tìm hiểu:
Có dân chủ Thiếu dân chủ
- Các bạn sôi nổi thảo luận
- Đề xuất chỉ tiêu cụ thể
-Thảo luận các biện pháp thực hiện những vấn đề chung
Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể
- Thành lập đội thanh niên cờ đỏ
- Công nhân không được bàn bạc góp ý kiến về yêu cầu của giám đốc
- Sức khoẻ côngnhân giảm sút
Công nhân kiến nghị cải thiện lao động, đời sống vật chất, tinh thần, nhưng giám đốc không chấp nhận yêu cầu của công nhân
-Ông giám đốc là người độc đoán chuyên quyền gia trưởng
Biện pháp dân chủ Biện pháp kỉ luật
Nhóm 4,5,6 :
? : Sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỉ luật của lớp 9A ?
H: Thảo luận trả lời -> Nhóm khác bổ sung
G: nhận xét kết luận
?: Từ những nhận xét trên về việc làm của lớp 9A và của ông giám đốc em rút ra bài học gì?
G: Qua việc tìm hiểu nội dung của 2 câu chuyện trên các em đã hiểu được những biểu hiện tốt và chưa tốt của dân chủ và kỉ luật. Hậu quả của thiếu dân chủ và kỉ luật - Mọi người cùng được tham gia bàn bạc
- Y thức tự giác
-Biện pháp tổ chức thực hiện
- Các bạn tuân thủ qui định tập thhể
- Cùng thống nhất hoạt động
- Nhắc nhở, đôn đốc thực hiện kỉ luật
Phát huy tính dân chủ, kỉ luật của thầy giáo và phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây lên hậu quả xấu cho công ti
9 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Bài 3,4 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Bích San, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 28/8/2009
Ngày dạy3/9/2009
Tiết 3 - Bài 3 : dân chủ và kỉ luật
Mục tiêu :
1.Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :
- Thế nào là dân chủ, kỉ luật . Những biểu hiện của dân chủ kỉ luật, ý nghĩa của dân chủ kỉ luật trong nhà trường và xã hội
2. Kĩ năng : Biết giao tiếp ứng xử và thực hiện tốt dân chủ kỉ luật
Biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội, về tính dân chủ kỉ luật
Biết đánh giá bản thân, có kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật
3. Tư tưởng : Có ý thức rèn luyện tính kỉ luật
Học tập gương người tốt việc tốt. Biết phê phán, góp ý những hành vi vi phạm dân chủ kỉ luật
Thiết bị tài liệu dạy học :
Giáo viên chuẩn bị : Bảng phụ
Sưu tầm những tấm gương về tính dân chủ và kỷ luật
Học sinh chuẩn bị : Sưu tầm những mẩu chuyện về dân chủ kỉ luật
Các hoạt động dạy học :
1. Ôn định lớp : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
* Thế nào là tự chủ. Học sinh rèn luyện tính tự chủ như thế nào ? Làm bài tập 3
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Trong tập thể có những việc khó gi aỉ quyết. Trong trường hợp đó cán bộ, thủ trưởng làm gì ? Lấy ý kiến của tập thể, ai có biện pháp giải quyết hãy cùng nhau làm. Đó chính là phát huy dân chủ, phát huy được trí tuệ của mọi người tạo thành sức mạnh trong hoạt động chung, khắc phục khó khăn gặp phải
Ngược lại
Người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền gia trưởng thì sẽ không phát huy được sức mạnh của quần chúng. Nếu mọi người không ý thức được đầy đủ quyền dân chủ thì công việc chung sẽ kém hiệu quả
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề
Hoạt động Thày – Trò Nội dung
G : Gọi học sinh đọc 2 câu chuyện sgk
H : thảo luận nhóm : Sử dụng bảng phụ chia 2 cột
Nhóm 1,2,3
? : Nêu những chi tiết thể hiệnviệc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 tình huống trên ?
? : Việc làm của ông giám đốc cho thấy ông là người như thế nào ?
H : Thảo luận trả lời -> Nhóm khác bổ sung
G : Nhận xét -> Kết luận
I. Đặt vấn đề
1. Đọc : Chuyện ở lớp 9A
Chuyện ở một công ti
2. Tìm hiểu:
Có dân chủ Thiếu dân chủ
- Các bạn sôi nổi thảo luận
- Đề xuất chỉ tiêu cụ thể
-Thảo luận các biện pháp thực hiện những vấn đề chung
Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể
- Thành lập đội thanh niên cờ đỏ
- Công nhân không được bàn bạc góp ý kiến về yêu cầu của giám đốc
- Sức khoẻ côngnhân giảm sút
Công nhân kiến nghị cải thiện lao động, đời sống vật chất, tinh thần, nhưng giám đốc không chấp nhận yêu cầu của công nhân
-Ông giám đốc là người độc đoán chuyên quyền gia trưởng
Biện pháp dân chủ Biện pháp kỉ luật
Nhóm 4,5,6 :
? : Sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỉ luật của lớp 9A ?
H: Thảo luận trả lời -> Nhóm khác bổ sung
G: nhận xét kết luận
?: Từ những nhận xét trên về việc làm của lớp 9A và của ông giám đốc em rút ra bài học gì?
G: Qua việc tìm hiểu nội dung của 2 câu chuyện trên các em đã hiểu được những biểu hiện tốt và chưa tốt của dân chủ và kỉ luật. Hậu quả của thiếu dân chủ và kỉ luật
- Mọi người cùng được tham gia bàn bạc
- Y thức tự giác
-Biện pháp tổ chức thực hiện
- Các bạn tuân thủ qui định tập thhể
- Cùng thống nhất hoạt động
- Nhắc nhở, đôn đốc thực hiện kỉ luật
Phát huy tính dân chủ, kỉ luật của thầy giáo và phê phán sự thiếu dân chủ của ông giám đốc đã gây lên hậu quả xấu cho công ti
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung bài học
?: Em hiểu thế nào là dân chủ, thế nào là kỉ luật?
?: Tại sao phải thực hiện dân chủ kỉ luật?
?: Tác dụng của dân chủ và kỉ luật?
?:Vì sao chúng ta cần phải có dân chủ, kỉ luật. Cần rèn luyện dân chủ kỉ luật như thế nào?
II Bài học
1. Dân chủ kỉ luật:
Dân chủ: sgk
Kỉ luật: sgk
2. Dân chủ để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả
3. Tác dụng: Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức
ý chí và hành động
Tạo cơ hội cho mọi người phát triển
Xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội
4. Rèn luyện tính dân chủ kỉ luật
-Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật. Cán bộ lãnh đạovà các tổ chức xã hội phảI có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ
Hoạt động 4 : Liên hệ khắc sâu kiến thức, luyện tập
?: Nêu các hoạt động xã hội thể hiện tính dân chủ mà em biết?
?: Nêu những việc làm thiếu dân chủ hiện nay của một số cơ quan quản lý nhà nước và hậu quả ?
III. Luyện tập
Bài tập 1: Đáp án đúng : a,c,d Sai: b,đ
4. Củng cố, dặn dò:
Học sinh về nhà học bài cũ, làm bài tập2,3,4
Đọc tìm hiểu trước bài 4: Bảo vệ hoà bình
Ngày soạn 1/9/2009
Ngày dạy 8/9/2009
Tiết 4 - Bài 4 : Bảo vệ hoà bình
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được giá trị của hoà bình và hậu quả tai hại của chiến tranh. Thấy được trách nhiệm bảo vệ hoà bình chống chiến tranh của nhân loại
2. Tư tưởng :
- Giáo dục học sinh yêu hoà bình căm ghét chiến tranh
- Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình chống chiến tranh
3. Kĩ năng : Giáo dục học sinh biết cách cư xử với bạn bè, người xung quanh một cách hoà nhã thân thiện
B. Thiết bị tài liệu dạy học
Giáo viên chuẩn bị :- Phóng to tranh sgk T13,14
- Sưu tầm tranh ảnh tài liệu về chiến tranh và hoà bình
- Bảng phụ, phiếu học tập
Học sinh chuẩn bị : Sưu tầm tranh ảnh về chiến tranh và hoà bình
C. Các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ :
* Trình bày khái niệm về dân chủ và kỉ luật ? Nêu ý nghĩa của phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật ? Làm bài tập 4 sgk
3. Bài mới
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
G : Đưa một số thông tin về thiệt hại trong chiến tranh thứ nhất và thứ hai và cuộc chiến tranh ở Việt Nam
? : Em có suy nghĩ gì về những thông tin trên ?
? : Chúng ta mong ước điều gì ?
G : Hoà bình là khát vọng, là ước nguyện của mỗi người, là hạnh phúc cho mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại. Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng ta nghiên cứu bài hôm nay
Hoạt động 2 : Phân tích thông tin
Hoạt động thày trò
Nội dung
G: Treo ảnh phóng to
? : Em có suy nghĩ gì khi đọc các thông tin và xem ảnh ?
? : Chiến tranh đã gây nên hậu quả gì cho con người ?
? : Chiến tranh gây nên hậu quả gì cho trẻ em ?
?: Từ những hậu hoạ trên chúng ta phải làm gì
? Cần phải làm gì để ngăn trặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình ?
G: Nhân loại ngày nayđang đứng trước vấn đề nóng bỏng liên quan đến cuộc sống của mỗi dân tộc cũng như toàn nhân loại. đó là bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh. Học sinh chúng ta phải hiểu rõ hoà bình đối lập với chiến tranh như thế nào. Thế nào là chiến tranh phi nghĩa, chính nghĩa
H: Thảo luận nhóm :
N1,2 :Nêu sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh ?
Học sinh thảo luận trả lời -> nhóm khác bổ sung ->Giáo viên chốt nội dung ghi trên bảng phụ
N3,4 : Em hãy phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa?
Học sinh thảo luận trả lời ->Nhóm khác bổ sung -> Giáo viên chốt nội dung trên bảng phụ
N5,6 : Cách bảo vệ hoà bình vững chắc là gì?
I. Đặt vấn đề
1. Đọc thông tin sgk T12
2. Quan sát ảnh
- Sự tàn khốc của chiến tranh,
- Giá trị của hoà bình
- Sự cần thiết ngăn trặn chiến tranh và bảo vệ hoà bình
Hậu quả :- CTTG I làm 10 triệu người chết
- CTTG II có 60 triệu người chết nhà cửa làng mạc cầu cống bị phá huỷ
- Trẻ em chết, bị thương, tàn phế, sống bơ vơ thất học
-Ngăn trặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình
- Mít tinh
- Hoà bình : Đem lại cuộc sống bình yên ấm no hạnh phúc, là khát vọng của mọi người
- Chiến tranh gây đau thương chết chóc, đói nghèo bệnh tật thất học, làng mạc,nhà máy..,bị tàn phá. Là thảm hoạ
- Chiến tranh chính nghĩa : Chống xâm lược bảo vệ độc lập tự do, bảo vệ hoà bình
- Phi nghĩa: Chiến tranh xâm lược, phá hoại hoà bình, giết người cướp của
- Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác các quốc gia
- Đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập tự do
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung bài học
?: Thế nào là hoà bình, bảo vệ hoà bình?
?: Em có biểu hiện đó không?
?: ý nghĩa của bảo vệ hoà bình ?
? Nhân loại nói chung vàdân tộc ta nói riêng phải làm gì để bảo vệ hoà bình?
? Biện pháp để bảo vệ hoà bình?
II. Bài học
1. Hoà bình, bảo vệ hoà bình: sgk
2. ý nghĩa : sgk
3. Trách nhiệm : - Nhân loại cần ngăn trặn chiến tranh bảo vệ hoà bình. Lòng yêu hoà bìmh thể hiện mọi nơi mọi lúc giữa con người với con người
- Dân tộc ta đã và đang tham gia tích cực vì sự nghiệp bảo vệ hoà bình và công lí trên thế giới
4. Biện pháp : sgk
Hoạt động 4 : Liên hệ thực tế, luyện tập
? : học sinh làm gì để bảo vệ hoà bình?
- Thực hiện đúng kế hoạch
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động vì hoà bình, chống chiến tranh do trờng lớp, địa phơng tổ chức mít tinh, ủng hộ
- Biết cư xử với bạn bè xung quanh một cách bình đẳng thân thiện
- Sưu tầm tranh ảnh, báo chí về hoà bình
III Luyện tập
Bài tập1: Đáp án đúng : a,b,d,e,h,i
Bài tập2 :Đáp án đúng : a,c
G : Hoà bình là mong muốn của mọi người. Ngày nay xu thế đối thoại đã và đang trở thành xu thế chung của các dân tộc. Tuy nhiên vẫn còn thế lực hiếu chiến đang đe doạ loài người bằng vũ khí hạt nhân, Vì vậy ngăn trặn chiến tranh bảo vệ hoà bình là trách nhiệm lương tâm của mỗi người, mỗi dân tộc, là trách nhiệm của tất cả nhân loại
4. Dặn dò: - Học bài cũ, làm bài tập 3,4 sgk T16
- Đọc tìm hiểu trớc bài 5, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học
------------------------ụ------------------------
File đính kèm:
- GDCD 9.doc