II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là cộng đồng dân cư?
- Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
2. Xây dựng nếp sống văn hóa như thế nào?
- Giữ gìn trật tự an ninh
- Vệ sinh môi trường xanh- sạch-đẹp
- Xây dựng tình đoàn kết xóm làng
- Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.
- Phòng chống tệ nạn xã hội.
-> Làm cho đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú.
3. Ý nghĩa của của việc xây dựng nếp sống văn hóa.
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
4. Học sinh phải làm gì để xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
- Tránh những việc làm xấu.
- Tham gia những hoạt động vừa sức mình do thôn xóm tổ chức.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
* Việc làm đúng của gia đình.
- Thực hiện đúng chủ trương đường lối của nhà nước.
- Ủng hộ đồng bào lũ lụt, đồng bào nghèo.
- Thăm hàng xóm ốm đau, hoạn nạn.
- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn.
* Việc làm sai của gia đình.
- Mẹ còn đi xem bói.
- Chưa tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám ma.
* Bản thân em:
- Chưa chăm học.
- Vứt rác bừa bãi.
2. Bài tập 2.
- Những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hoá: a, c, d, đ, g, i, k, o.
- Những biểu hiện không xây dựng nếp sống văn hoá: b, e, h, l, m, n.
3. Bài tập 3.
4 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 11: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2012
Ngày dạy: 03/11/2012
Tiết 11
GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG
VĂN HOÁ Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng.
2. Kĩ năng: HS thực hiện được các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá tại cộng đồng dân cư.
3. Thái độ: Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.
II. Chuẩn bị.
1. GV:SGK,SGV.
2. HS: Soạn bài
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức. 1’
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- Gọi HS đọc nội dung mục 1.
? : Những hiện tượng tiêu cực, thiếu văn hoá đã nêu ở mục 1 là gì.
?: những hiện tượng đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của người dân?
- Gọi HS đọc nội dung mục 2.
? : Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá?
?: Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng?
* Hoạt động nhóm
- GV nêu vấn đề:
+ Nêu những biểu hiện có văn hóa và không có văn hóa nơi em đang sinh sống?
+ Hãy đề xuất biện pháp để khắc phục những biểu hiện thiếu văn hoá nơi em sinh sống?
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
- GV: Như vậy xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân và sự phát triển, giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc ta.
* Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu nội dung bài học.
? : Em hiểu thế nào là cộng đồng dân cư?
?: Muốn xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư chúng ta phải làm gì?
?: Xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư có ý nghĩa như thế nào?
?: HS làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư?
* Hoạt động 3. Luyện tập
?: Em hãy tự nhận xét bản thân và gia đình em đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng?
?: Những biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hoá? Biểu hiện nào là không xây dựng nếp sống văn hóa?
?: Em có nhận xét gì về nếp sống văn hóa nơi gia đình em ở? Lấy một vài ví dụ về những việc mà theo em là góp phần xây dựng nếp sống văn hóa và ngược lại?
I. Đặt vấn đề.
1. Tảo hôn, sinh nhiều con, li hôn
- Trẻ em không được đi học
- Mê tín dị đoan
- Các tệ nạn xã hội
- Ma chay linh đình
-> Nguyên nhân sinh ra đói nghèo.
2. Làng sạch sẽ, dùng nước sạch
- Trẻ em được đi học, phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ.
- Ốm đến trạm xá
- Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
- An ninh trật tự được đảm bảo
- Xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu
- > Người dân yên tâm sản xuất, đời sống văn hóa tinh thần được nâng cao.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là cộng đồng dân cư?
- Cộng đồng dân cư là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực, giữa họ có sự liên kết, hợp tác cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
2. Xây dựng nếp sống văn hóa như thế nào?
- Giữ gìn trật tự an ninh
- Vệ sinh môi trường xanh- sạch-đẹp
- Xây dựng tình đoàn kết xóm làng
- Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan.
- Phòng chống tệ nạn xã hội.
-> Làm cho đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú.
3. Ý nghĩa của của việc xây dựng nếp sống văn hóa.
- Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
4. Học sinh phải làm gì để xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
- Tránh những việc làm xấu.
- Tham gia những hoạt động vừa sức mình do thôn xóm tổ chức.
III. Luyện tập.
Bài tập 1.
* Việc làm đúng của gia đình.
- Thực hiện đúng chủ trương đường lối của nhà nước.
- Ủng hộ đồng bào lũ lụt, đồng bào nghèo.
- Thăm hàng xóm ốm đau, hoạn nạn.
- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn.
* Việc làm sai của gia đình.
- Mẹ còn đi xem bói.
- Chưa tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám ma.
* Bản thân em:
- Chưa chăm học.
- Vứt rác bừa bãi.
Bài tập 2.
- Những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hoá: a, c, d, đ, g, i, k, o.
- Những biểu hiện không xây dựng nếp sống văn hoá: b, e, h, l, m, n.
3. Bài tập 3.
4. Củng cố: 3’
?: Bản thân em đã làm gì để góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư?
5. Hướng dẫn về nhà: 1’
- Làm bài tập 4.
- Soạn bài: Tự lập.
File đính kèm:
- DGCD BAI 11 LOP 8.doc