I-Mục tiêu:
1- Kiến thức:
-Hiểu được thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để pht triển tốt.
-Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rn luyện thn thể.
-Nêu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân.
-Hiểu được môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khỏe con người.
2- Kĩ năng:
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và của người khác.
-Biết đưa ra cách xử lý ph hợp trong cc tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
-Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó.
-Biết nhận xét, đánh giá hành vi làm trong sạch hay làm ô nhiieexm môi trường.
3- Thái độ:
-Có ý thức tự chăm sóc sức khoẻ, rn luyện thn thể.
-Tích cực tham gia các hoạt động làm trong sạch môi trường sống ở gia đình, trường học và khu dân cư.
*KNS
-Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện sức khỏe.
-Kĩ năng lập kế hoạch rn luyện sức khỏe.
-Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân
66 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc bài giảng,về nhà không học bài dẫn đến kết quả học tập kém.
2- Trong học tập :đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài, có kế hoạch học tập, bài khó không nản chí, tự giác hojc
- Trong lao động :Chăm làm việc nhà, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không ngai khó, tìm tòi sáng tạo
3- Ăn mặc giản dị, giữ gìn quần áo, sách vở để có thể dùng được lâu dài.Tiết kiệm tiền ăn sáng.Tiết kiệm điện nước ở nhà, ở trường. Sắp xếp thời gian để vừa học tốt, vừa phụ giúp được việc nhà.
4- Dù trong quá trình giao tiếp không vừa lòng nhau thì phải ứng xử như thế nào để chứng tỏ mình là người có đạo đức, có văn hóa.
5- Trong gia đình rất cần có sự tôn trọng kỷ luật.Kỷ luật của gia đình thể hiện nề nếp, gia phong của gia đình đó.
- Ngủ dậy sớm đúng giờ,đi học về nhà đúng giờ, không la cà, đồ đạc để ngăn nắp, đúng nơi qui định, tự giác hoàn thành công gia đình.
6- Ngày 20-11 lả ngày nhà giáo Việt Nam, ngày các thế hệ học sinh ghi nhớ, tri ân công lao của thầy cô giáo đã và đang dạy mình để thể hiện lòng biết ơn.
7- Bảo vệ thiên nhiên :Tổ chức trồng cây, không vứt rác bừa bãi, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn nước
-Phá hoại thiên nhiên :Đốt rừng làm nương rẫy, săn bắt động-thực vật quí hiếm, làm ô nhiễm nguồn nước, vứt rác bừa bãi
8- Biết sống và quan tâm vì ngươiø khác. Chống lối sống ích kỷ. Tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
9- Lịch sự, tế nhị đều chỉ hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu của xã hộiNhuuwng tế nhị là muốn nói đến sựu khéo léo, nghệ thuật của hành vi giao tiếp ứng xử.
10- Mỗi người cần phải có ước mơ, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định, tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
11- Học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, có đủ điều kiện học lên THPT, sau đó lên Đại học hoặc ra trường tham gia lao động sản xuất.
1- Đây là việc làm sai, là hành vi đáng phê phán vì không biết tôn trọng kỷ luật chung, không biết bảo vệ môi trường.
2- Để có sức khỏe tốt, sức khỏe là vốn quí của con người. Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan vui vẻ.
3- H chăm học là rất tốt, nhưng không bao giờ tham gia các hoạt động tập thể thì không thể phát triển toàn diện được.
4- Thành lấy tiền chơi điện tử là tiêu tiền không hợp lý và chưa tiết kiệm, vì nếu nhịn ăn sáng lâu ngày sẽ bị ốâm, đau và tốn thêm tiền của cha mẹ.
Tên bài soạn: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG.
BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
Ngày soạn:
Tuần: 18
Tiết theo PPCT: 18
I- Mục tiêu:
1- Kiến thức:
-Nêu được nội dung của hệ thống báo hiệu đường bộ.
-Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và các nhóm biển báo hiệu đường bộ thông dụng trên đường.
-Hiểu được ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông.
-Hiểu được ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu đường bộ.
2- Kĩ năng:
-Biết thực hiện đúng theo hướng dẫn của đèn tín hiệu giao thông và biển báo hiệu đường bộ.
-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
3- Thái độ:
-Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
-Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
II- Chuẩn bị của GV và HS:
1- Giáo viên:
-Tranh ảnh về đèn tín hiệu giao thông và 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ. về hành vi thực hiện đúng hoặc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Luật giao thông đường bộ. Bài tập tình huống.
-Tài liệu Giáo dục trật tự an toàn giao thông và tài liệu Giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
2- Học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh về hành vi thực hiện đúng hoặc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
III- Tổ chức các hoạt động dạy và học:
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ: /
3- Tiến hành bài học:
a) Phương pháp giảng dạy:
-Thảo luận nhóm, đàm thoại, động não.
-Phân tích và xử lý tình huống.
b) Các bước của hoạt động:
Hoạt động của GV và HS :
HĐ1- Giới thiệu bài: (5 phút)
-GV: Nêu câu hỏi cho HS động não:
-Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta cần phải làm gì ?
-Hệâ thống báo hiệu giao thông gồm những gì ?
-HS: Suy nghĩ và trả lời cá nhân.
-GV: Nhận xét, chốt lại ý chính.
-GV: Giới thiều bài mới.
HĐ2- Đèn tín hiệu giao thông (10 phút)
-HS hiểu được ý nghĩa của các kiểu đèn tín hiệu giao thông.
-GV: Cho HS cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
-Khi đi đường, em thấy có những kiểu đèn tín hiệu giao thông nào ?
-Đèn tín hiệu giao thông được lắp đặt như thế nào ?
-Em hãy cho biết ý nghĩa của các đèn tín hiệu giao thông.
-Đèn tín hiệu giao thông thường được đặt ở đâu ?
-HS: Cùả lớp thảo luận và trả lời cá nhân.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
HĐ3- Biển báo hiệu đường bộ: (13 phút)
-HS hiểu được ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu đường bộ.
-GV: Treo tranh có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ cho HS quan sát.
-GV: Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
N1- Có mấy nhóm biển báo hiệu đường bộ ? Tên của các nhóm là gì ?
N2- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển báo cấm.
N3- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển báo nguy hiểm.
N4- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển hiệu lệnh.
N5- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển chỉ dẫn.
N6- Mô tả và nêu ý nghĩa của biển phụ.
-HS: Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình.
-HS: Các nhóm khác nhận xẻ, bổ sung.
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
HĐ4- Luyện tập: (10 phút)
-Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi thực hiện đúng và chưa đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
-GV cho học sinh phân tích tình huống và đưa ra cách ứng xử phù hợp.
* GV: Nêu các tình huống:
a) Quân rủ một số bạn đi vào đường ngược chiều để về nhà cho gần.
b) Tan học, Dũng và các bạn rủ nhau đá bóng dưới lòng đường.
c) Hôm đi tham quan đền Sóc, một số bạn thò đầu ra ngoài để ngắm cảnh khi ngồi trên ô tô.
d) Hoàng cùng các bạn chạy xe đạp dàn hàng ngang và đùa giỡn trên đường.
-GV: cho cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
a)Hành vi của các bạn trong tình huống là đúng hay sai ? Vì sao ?
b)Hành vi đó sẽ gây ra hậu quả gì ?
c)Nếu chứng kiến những việc làm đó, em sẽ ứng xử như thế nào ?
-HS: Cùả lớp thảo luận và trả lời cá nhân.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
* GV: Treo tranh có một số hình ảnh tham gia giao thông và yêu cầu HS quan sát, nhận xét hành vi nào thực hiện đúng luật giao thông và hành vi nào vi phạm luật giao thông ?
-HS: Quan sát tranh và trả lời cá nhân.
-HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-GV: Kết luận, chốt lại ý chính.
4- Củng cố: (5 phút)
-Nêu ý nghĩa của các kiểu đèn tín hiệu giao thông.
-Hãy mô tả và nêu ý nghĩa của các nhóm biển báo hiệu đường bộ.
-GV: Em hãy nêu một số ví dụ về những trường hợp vi phạm luật an toàn giao thông của em hoặc các bạn em khi đi đường ?
5- Dặn dò: (2phút)
HS ôn kỹ lại các kiến thức đã học để chuẩn bị thi kiểm tra HKI.
Nội dung chính
-Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
-Hệâ thống báo hiệu giao thông gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
-Có 3 kiểu đèn tín hiệu giao thông: Đỏ, vàng, xanh, có dạng hình tròn.
-Được lắp theo thứ tự: Đỏ, vàng, xanh từ trên xuống hoặc từ trái sang phải.
-Đèn đỏ: Cấm đi.
-Đèn vàng: Dừng lại trước vạch dừng.
-Đèn xanh: Được đi.
-Đèn tín hiệu giao thông thường được đặt ở ngã ba hoặc ngã tư, nơi có nhiều xe tham gia giao thông.
1- Có 5 nhóm biển báo hiệu đường bộ: Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và biển phụ.
2- Biển báo cấm: Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen: Báo điều cấm.
3- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ, hình vẽ màu đen: Báo điều nguy hiểm cần đề phòng.
4- Biển hiệu lênh: Hình trón, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng: Báo điều phải thi hành.
5- Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh lam: Chỉ hướng đi hoặc các điều cần biết.
6- Biển phụ: Hình chữ nhật hoặc hình vuông: Dùng để thuyết minh, bổ sung cho 4 loại biển báo trên hoặc được sử dụng độc lập.
a)Hành vi của các bạn trong tình huống là sai vì các hành vi đó vi phạm những quy định về trật tự an toàn giao thông.
b)Những hành vi đó làm cản trở giao thông, có thể gây tai nạn cho chính bản thân mình và cho người khác.
c)Nếu chứng kiến những việc làm đó, em sẽ giải thích và khuyên các bạn chấp hành đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông.
HS liên hệ thực tế với các hành vi vi phạm luật giao thông mà các em gặp hằng ngày khi tham gia giao thông trên đường.
TUẦN 17
ÔN TẬP
File đính kèm:
- GA.HK I. L6.doc