I/ Mục tiêu bài học
- Hiểu được ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Thấy được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân và trách nhiệm của bản thân trong học tập.
- Phân biệt được những biểu hiện đúng hoặc không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, thực hiện đúng những quy định, nhiệm vụ học tập của bản thân; siêng năng, cố gắng cải tiến phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.
- Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập và yêu thích việc học.
II/ Chuẩn bị
- Tìm hiểu Hiến pháp năm 1992 (Điều 59).
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (Điều 10)
- Luật giáo dục (Điều 9), luật Phổ cập giáo dục (Điều 1).
20 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Trường trung học cơ sở Gia Thuy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1992) trang 53.
4. Củng cố:
Nêu những quy định của Pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, nhân phẩm.
5. Hướng dẫn: Tìm VD minh hoạ đến hành vi bị xúc phạm đến thân thể, sức khoẻ, danh dự người khác.
IV- Rút kinh nghiệm
Ngày...tháng ...năm 200
DUYệT của bdh
Tuần 29
Ngày soạn:
Tiết 29:
Bài 16: (Tiếp)
Quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
I - Mục tiêu bài học:
- HS hiểu những quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; hiểu đó là tài sản quý nhất của con người, cần phải giữ gìn, bảo vệ.
- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không xâm hại người khác.
- Có thái độ quý trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
II – Chuẩn bị:
GV: - Hiến pháp 1992.
- Bộ luật hình sự 1999
HS: - Bút dạ giấy khổ to.
III – Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: Nêu những vi phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm con người.
3. Bài mới.
1. Kỹ năng nhận biết và ứng xử các tình huống liên quan đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
+ Tuấn vi phạm đến danh dự của bạn.
+ Cần biết phản kháng và thông báo, tìm sự giúp đỡ của người có trách nhiệm.
2. Rèn luyện kỹ năng ứng xử để thực hiện các quyền trong bài học.
VD: - Đánh bạn
- Xúc phạm bạn
- Gây gổ
- Đùa dai, trêu chọc bạn...
- Đi xem hội do đông có người bị ngã nguy cơ xảy ra tai nạn. Em làm thế nào?
- Do tức nhau 2 bạn đánh nhau, đứng trước bạn em xử lý ra sao?
- 1 lá thư nặc danh em nhặt được. Thấy nội dung nói xấu bạn mình, em làm thế nào?
* Hoạt động 1: Phát triển kỹ năng nhận biết
- GV: Nêu tình huống bài tập b/54 SGK.
- GV: Đặt câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm câu hỏi.
? Trong tình huống trên, ai vi phạm pháp luật và vi phạm điều gì?
? Theo em Hải có thể có những cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất?
* Hoạt động 2:
- HS thảo luận câu hỏi sau:
? HS nêu những VD về xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
? Nêu cách ứng xử của em về hành vi trên.
- GV nêu các tình huống
- HS nêu tình huống ứng xử.
- Gọi em khác nhận xét GV Kết luận.
+ Có thể tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ. Bằng các tình huống nêu trên, gọi HS lên nhận câu hỏi và trả lời, HS khác nhận xét.
4. Củng cố:
Nêu 1 vài trường hợp vi phạm đến danh dự cuae em? Trước những tình huống đó em ứng xử như thế nào?
5. Hướng dẫn: Làm bài tập a, c, d, đ SGK
IV- Rút kinh nghiệm
Tuần 30
Ngày soạn:
Tiết 30:
Bài 17:
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
I- Mục tiêu bài học:
- Giúp HS hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.
- Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân; Biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đễn chỗ ở của người khác; Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
- Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác; Có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như chỗ ở của người khác.
II – Chuẩn bị:
- Điều 73, 74 Hiến pháp 1992.
- Điều 62, 63, 115 Bộ luật tố tụng Hình sự 1988.
- Điều 124 Bộ luật Hình sự 1999.
III- Tiến hành dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hãy nêu 1 số VD về việc ci phạm quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể?
3. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Tìm hiểu nội dung bài học.
- Bà Hoà mất cái quạt bàn, mất con gà mái đẻ. Bà nghĩ chỉ có nhà T bắt lấy trộm. Bà chửi suốt ngày, chạy sang khám nhà bà T.
+ Cả 2 trường hợp Bà Hoà có quyền được vào khám nhà T.
+ Chỉ trường hợp thứ 2 bà Hoà có quyền...
+ Cả 2 trường hợp bà Hoà không có quyền
- Điều 73 Hiến pháp 1992/56.
- Bộ luật Hình sự 1999 Điều 124/56
(ý 3)
+ Báo chính quyền địa phương.
+ Dùng tình cảm hỏi, nếu Bà T tự giác...
- Nội dung bài học SGK
3. Luyện tập.
- Bài tập b/56
Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân:
+ Nhà bạn A đi vắng, bạn B vào nhà cầm cái cuốc về làm
- Bài tập đ/56
* Hoạt động 1:
*Hoạt động 2:
- HS tìm hiểu tình huống SGK.
- Thảo luận câu hỏi a, b, c phần gợi ý.
a. Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hoà. Trước sự việc như vậy, Bà Hoà đã có suy nghĩ gì và đã hành động như thế nào?
b. Theo em Bà Hoà hành động như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
}HS đưa ra ý kiến khác nhau.
- Để xác định ý kiến nào đúng
- HS tìm hiểu quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân.
? Vậy 3 ý trên, ý nào trả lời đúng?
c. Bà Hoà nên làm như thế nào để xác định được nhà Bà T lấy trộm tài sản của nhà mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?
- GV: Chốt lại những ý chính (ND bài học)
- HS đọc nội dung bài học.
* Hoạt động 3:
- Hướng dẫn HS giải Bài tập trong SGK.
- Gọi HS đọc các tình huống đưa ra cách xử lý.
- HS nhận xét.
- Cách khác: Cho HS sắm vai rèn luyện cách ứng xử.
4. Củng cố:
? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? (ND bài học ý b).
5. Hướng dẫn: - Làm bài tập còn lại.
- NGhiên cứu bài 18.
IV- Rút kinh nghiệm
Tuần 31
Ngày soạn:
Tiết 31:
Bài 18:
Quyền được bảo đảm an toàn
và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
I - Mục tiêu bài học:
- Giúp HS hiểu và nắm được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong Hiến pháp nước ta.
- Phân biệt hành vi vi phạm Pháp luật, hành vi thể hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- ý thức trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
II – Chuẩn bị : - Hiến pháp 1992 điều 73
- Bộ luật Hình sự 1999 điều 125...
III – Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- Hãy nêu 1 tình huống vi phạm bất khả xâm phạm về chỗ ở? (ở bạn em, những người xung quanh).
3. Bài mới.
I. Giới thiệu bài.
II. Tìm hiểu nội dung bài học.
1. Tình huống.
- Phượng không được đọc thư của Hiền. Vì đó không phải là thư của Phượng.
- Không đồng ý làm như vậy là không đúng, lừa dối bạn.
- Ngăn cản không cho bạn đọc thư.
2. Nội dung bài học.
- Điều 73 Hiến pháp 1992...
Được bảo đảm an toàn, bí mật.
- Không ai được chiếm đoạt, hoặc tự ý mở thư, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại.
(Xem phần tư liệu SGK/58)
III. Luyện tập. Củng cố
- Bài tập: a, b, c, đ.
*Hoạt động 1:
- Đưa tình huống: Nhặt được thư của người khác thì em sẽ làm gì giới thiệu bài mới.
* Hoạt động 2:
- HS đọc và tìm hiểu tình huống.
- Thảo luận nhóm 3 câu hỏi gợi ý.
a. Theo em Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao?
b. Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư rồi dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao?
c. Nếu là Loan em sẽ làm thế nào?
Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cho HS tìm hiểu Điều 73 Hiến pháp 1992.
- HS thảo luận câu hỏi sau: (Rút ra ND chính của bài)
? Quyền được bảo đảm an toàn quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định như thế nào?
? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân như thế nào?
? Nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?
* Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập SGK.
- GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét từng nội dung bài tập.
- Cô giáo chủ nhiệm kiểm tra thư của HS hoặc cha mẹ bóc thư, nghe điện thoại của con...
4. Củng cố: GV nêu tình huống , gọi HS nhận xét những tình huống trên.
5. Hướng dẫn: - Học kỹ phần nội dung bài học
- Ôn tập các nội dung đã học để thực hành ngoại khoá...
IV – Rút kinh nghiệm:
Tuần 32
Ngày soạn:
Tiết 32:
Bài :
Thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố hệ thống hoá kiến thức đã học về quyền trẻ em, quyền công dân, thực hiện trật tự an toàn giao thông, quyền và nghĩa vụ học tập, quyền được Pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm...
- Rèn luyện cho HS thực hiện tốt quyền công dân, có tinh thần trách nhiệm với đất nước.
II- Chuẩn bị:
GV soạn; HS tìm hiểu bài học.
III- Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra:
- Quyền được bảo đảm an toàn quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là như thế nào?
- Người vi phạm Pháp luật về an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín bị Pháp luật xử lý như thế nào?
3. Bài mới.
1. Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong trường hợp sau:
- Thấy 1 người lớn đánh đập 1 bạn nhỏ.
- Thấy bạn của em lười học.
- Em thấy 1 số bạn nơi em ở chưa biét chữ.
2. Theo em HS cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?
3. Kể tên 1 số loại biển báo khác vè trật tự an toàn giao thông?
4. Tìm hiểu quy định vượt tránh nhau trên đường?
5. Em hãy đọc câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập?
6. Đánh dấu x vào ô trống phù hợp ý kiến của en về những điều sau:
- Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể.
- Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội.
- Mọi việc xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác đều là vi phạm Pháp luật.
- Khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng không để mọi người biết.
7. Hãy nêu dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp bị xâm hại thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
- GV đưa câu hỏi HS trả lời GV nhận xét qua từng cách ứng xử.
- HS trao đổi nhóm.
- Gọi đại diện trả lời nhóm khác nhận xét.
- HS vẽ mô tả biển báo quy định.
- Các nhóm trình bày - nhận xét.
- HS sưu tầm, đọc.
- Danh ngôn A. Phơrăngxơ
Kiến thức là chìa khoá vạn năng mở tất cả các cửa.
- Niu tơn nói: Học, học nữa, học mãi.
- Gọi HS trả lời
- HS khác nhận xét.
4. Củng cố: - GV nhận xét, rút ra bài học.
5. Hướng dẫn: Ôn tập nội dung đã học.
IV- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GIAO AN CONG DAN 6(3).doc