Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tiết)

I. Mục tiêu bài học.

 1. Về kiến thức:

 - HS nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh.

 - Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai.

 2. Về kĩ năng:

 - HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó.

 3. Về thái độ:

- Quyết tâm thực hiện mục đích xác định.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng đặt mục tiêu trong học tập.

III. Tiến trình dạy – học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Trường THCS Lê Hồng Phong - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh (tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 Ngày soạn: 18/11/2013 TIẾT 14 Ngày dạy: 21/11/2013 Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (T1) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - HS nêu được thế nào là mục đích học tập của học sinh. - Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai. 2. Về kĩ năng: - HS biết xác định mục đích học tập đúng đắn cho bản thân và những việc cần làm để thực hiện được mục đích đó. 3. Về thái độ: - Quyết tâm thực hiện mục đích xác định. II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài: - Kĩ năng đặt mục tiêu trong học tập. III. Tiến trình dạy – học. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:., Lớp 6A3 vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu biểu hiện của tự giác tích cực trong hoạt động tập thể và xã hội? - Để trở thành người có tính tự giác và tích cực, em phải làm gì? 3. Dạy - học bài mới: *GV giới thiệu: “Người công nhân lao động trong nhà máy, xí nghiệp phấn đấu đạt năng suất để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và có thu nhập cho bản thân, người nông dân lam lũ cày cấy mong mùa màng bội thu”... Khi làm việc họ nhằm đạt mục đích mà đã xác định trước, cuộc sống và công việc của con người rất đa dạng và phức tạp nhưng đều có mục đích khác nhau. Vậy mục đích học tập của học sinh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học. *Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Đặt vấn đề: Khai thác truyện đọc. * GV cho HS phân vai đọc truyện SGK/26 (2 vai: dẫn truyện, bạn Tú), sau đó cho HS đàm thoại theo các câu hỏi phần gợi ý: CNêu biểu hiện về tự học và kiên trì vượt khó trong học tập của bạn Tú ? -HS: Sau giờ học trên lớp tự học ở nhà, tìm cách giải cho bài Toán, say mê học tiếng Anh và giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh... CTrong học tập Tú đã gặp những khó khăn gì ? - HS: Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân... CBạn Tú đã ước mơ gì ? - HS: Ước mơ trở thành nhà Toán học, CĐể đạt ước mơ, Tú đã suy nghĩ và hành động như thế nào ? -HS: Tự học, rèn luyện, kiên trì vượt khó khăn để học tập tốt, không phụ lòng cha mẹ và thầy cô, CVì sao Tú đạt thành tích cao trong học tập ? - HS: Vì Tú đã cố gắng học tập và rèn luyện tốt. CBạn Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì? - HS: Để đạt mục đích học tập, CEm học tập được những gì ở bạn Tú? - HS: Sự độc lập suy nghĩ và say mê tìm tòi trong học tập. => GV chuẩn xác và chốt lại: Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định mục đích học tập cho mình và phải có kế hoạch để mục đích trở thành hiện thực. * Thảo luận nhóm và liên hệ thực tế. *GV cho HS thảo luận nhóm (3’) theo các câu hỏi: - N1: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? =>Hướng trả lời: Học tập tốt, rèn luyện tốt để trở thành con ngoan trò giỏi ->phát triển toàn diện ->có ích cho gia đình và xã hội ->phấn đấu là công dân tốt, lao động tốt để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. -N2: Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân - gia đình và xã hội? =>Hướng trả lời: - Mục đích cá nhân: vì tương lai của bản thân, vì danh dự của mình, thể hiện sự kính trọng với cha mẹ – thầy cô và tương lai sẽ có hạnh phúc. - Mục đích gia đình: mang lại danh dự cho gia đình và là niềm tự hào của dòng họ, là con ngoan – có hiếu – có ích cho gia đình và không phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ. - Mục đích xã hội: Làm giàu cho quê hương, xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc XHCN và phát huy truyền thống dân tộc. - N3: Tìm việc làm đúng thể hiện mục đích học tập? => Hướng trả lời: Có kế hoạch, tự giác, học đều các môn, có phương pháp học tập -> vận dụng vào cuộc sống, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và xã hội. - N4: Em đã học tập như thế nào để đạt mục đích đề ra? =>Hướng trả lời: Muốn học tập tốt cần phải có ý chí và nghị lực, có tính tự giác và sáng tạo trong học tập. =>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét và chốt bài học. CEm hãy phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai? + Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước; hai mục đích này phải gắn liền với nhau. + Mục đích học tập sai là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (VD: điểm số) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức; chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân (VD: để có nhiều tiền, sống sung sướng) I. Đặt vấn đề: Truyện đọc: “Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó”. II. Nội dung bài học: 1. Mục đích học tập của HS: - Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và người công dân tốt. - Trở thành con người chân chính để tự lao động và góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 2. Phân biệt mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai: + Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước. + Mục đích học tập sai là chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân. 4. Củng cố: * GV chốt lại tiết 1: - Trong cuộc sống, ai cũng có ước mơ và lí tưởng để đạt mục đích, nhưng vấn đề là muốn đạt được nó thì phải làm gì? 5. Đánh giá: - GV đưa tình huống: Để đạt được mục đích của mình, em sẽ làm gì? 6. Hoạt động tiếp nối: - Chuẩn bị giờ sau (tìm hiểu tiếp bài học và làm bài tập). 7. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docGDCD 6 Tuan 14.doc
Giáo án liên quan