I Mục tiêu bài học:
1 Kiến thức:
Hiểu những biểu hiện của tự chăm sóc và rèn luyện thân thể. Ý nghĩa của tự chăm sóc và rèn luyện thân thể
2Tư tưởng:
Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bản thân
3Kĩ năng:
Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục thể thao
II Kiến thức trọng tâm:
Thế nào là tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
Ý nghĩa của tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
III Tài liệu phương tiện:
SGK, SGV GDCD6.
Tranh ảnh về các hoạt động thể dục thể thao.
IV Các hoạt động dạy học chủ yếu:
61 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Trường THCS Bình Hòa Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công dân?
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại toàn bài.
I.Truyện đọc:
II.Nội dung bài học:
SGK/58
4. Củng cố:
G: Cho hs sắm vai tình huống đã chuẩn bị sẵn.
H: Tự liên hệ.
Nhận xét, rút ra bài học cho bản thân.
G: Nhận xét, giáo dục hs.
5.Dặn dò:
Học bài từ bài 11 đến bài 18 tiết sau ôn tập.
Học bài, làm các bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài mới, bài:
- Đọc truyện đọc.
- Trả lời câu hỏi phần gợi ý.
- Tìm hiểu nội dung bài học.
-Làm bài tập SGK.
Tuần:14 Ngày dạy:
Tiết:14 Lớp dạy:
Bài:9
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA.
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu nội dung và ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa; hiểu mối quan hệ giữa qui mô gia đình và chất lượng đời sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
2.Tư tưởng:
- Hình thành ở học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.
3. Kĩ năng:
- Giúp học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình, biết tránh những thói xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
II/ Kiến thức trọng tâm:
- Khái niệm về gia đình văn hóa.
III/ Tài liệu phương tiện:
SGK, SGV GDCD 7.
Tranh ảnh về gia đình.
Phiếu thảo luận.
Đạo cụ sắm vai.
IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.KTBC:
Khoan dung là gì? Tại sao chúng ta cần sống khoan dung với mọi người? Cho một ví dụ về lòng khoan dung không phù hợp? 10đ.
2.GTBM:
G: Gia đình Mai đang chuẩn bị bữa cơm tối, bỗng bác Tư , tổ trưởng khu phố đến trao cho gia đình Mai giấy chứng nhận “ Gia đình văn hóa”. Mai thắc mắchỏi mẹ “ Gia đình văn hóa là gì hở mẹ?”. Mẹ Mai mỉm cười.
Để giải đáp thắc mắc của Mai, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa.
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1:Khai thác truyện đọc:
G: Gọi 1- 2 học sinh đọc truyện đọc “ Gia đình văn hóa” trong SGK.
H: Đọc truyện.
G: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút trả lời các câu hỏi sau:
Gia đình cô Hòa có mấy người? Thuộc mô hình gia đình nào?
Đời sống tinh thần trong gia đình cô Hòa ra sao?
Gia đình cô Hòa đối xử với bà con hàng xóm láng giềng như thế nào?
Gia đình cô Hòa đã thực hiện nghĩa vụ công dân như thế nào?
H: Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký.
Tiến hành thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
G: Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm:
G: Từ tìm hiểu truyện đọc gia đình cô Hòa em đã tìm hiểu. Hãy cho biết để đạt được “ gia đình văn hóa”, gia đình cô đã đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
H: Tự liên hệ.
G: Em hiểu thế nào là gia đình văn hóa?
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học phần a.
G: Ngoài gia đình văn hóa còn có những loại gia đình nào mà em biết trong cuộc sống hằng ngày mà em thường gặp? Cho ví dụ?
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, bổ sung.
Để xây dựng được gia đình văn hóa thì mọi người trong gia đình cần phải có trách nhiệm như thế nào?
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học phần b SGK.
I. Đặt vấn đề:
Gia đình cô Hòa thật sự là gia đình văn hóa.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm về gia đình văn hóa:
SGK/28.
- Gia đình không giàu có nhưng mọi người yêu thương, hòa thuận, con cái ngoan ngoãn, chăm học chăm làm.
- Gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu( trong làm ăn, trong quan hệ xóm giềng, cư xử với nhau)
- Gia đình bất hòa, thiếu nề nếp.
- Gia đình bất hạnh ví quá đông con và nghèo túng
2. Nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình:
SGK/28.
4.Củng cố:
G: Nhắc lại tiêu chuẩn của 1 gia đình văn hóa?
H: Tự liên hệ.
G: Cho hs làm bài tập b, c SGK/ 29.
H: Làm bài tập.
G: Nhận xét, giáo dục học sinh.
5. Dặn dò:
Học bài .
Chuẩn bị phần tiếp theo:
Tìm hiểu nội dung bài học còn lại.
Làm bài tậpcòn lại. Chuẩn bị tiết mục sắm vai.
Tuần: 15 Ngày dạy:
Tiết:15 Lớp dạy:9a
Bài:9
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA( tiếp theo).
I/ Mục tiêu bài học: chung tiết 14
II/ Kiến thức trọng tâm:
- Ý nghĩa củ gia đình văn hóa.
- Trách nhiệm của học sinh.
III/ Tài liệu phương tiện: chung tiết 14.
IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.KTBC:
Cho biết thế nào là gia đình văn hóa? Gia đính em đã đạt những tiêu chuẩn nào của gia đình văn hóa?10đ
2.GTBM: Giới thiệu trực tiếp.
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1: Tự liên hệ và rút ra bài học rèn luyện:
G: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ thảo luận trong thời gian 3 phút trả lời các câu hỏi sau:
Tiêu chuẩn cụ thể về việc xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương em hiện nay là gì?
Việc đẩy mạnh xây dựng gia đình văn hóa ở địa phương em hiện nay có ý nghĩa như thế nào đối với địa phương nói riêng và đối với cả nước nói chung?
H: Chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư ký.
Tiến hành thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Chốt lại nội dung bài học.
HĐ2: Liên hệ thực tế:
G: Cho biết thực trạng của một số gia đình hiện nay chưa được công nhận là gia đình văn hóa?
H: Tự liên hệ.
G: Cho biết nguyên nhân thực trạng trên?
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại.
Gia đình của em hiện nay có thật sự hạnh phúc chưa?
H: Tự liên hệ.
G: Bản thân em cần thấy có những trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng gia đình mình thành gia đình văn hóa?
H: Tự liên hệ.
G: nhận xét, chốt lại nội dung bài học.
HĐ 3: Luyện tập:
G: Cho hs làm bài tập d SGK/29.
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại nội dung bài học.
Hãy đọc ca dao, tục ngữ nói lên tình cảm trong gia đình.
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại, giáo dục học sinh.
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung bài học:
3. Ý nghĩa: SGK/28.
- Gia đình coi trọng tiền bạc, không quan tâm giáo dục con, không có tình cảm, vợ chồng bất hòa không thủy chung, bạo lực trong gia đinh, đua đòi ăn chơi.
- Cơ chế thị trường, chính sách mở cửa, ảnh hưởng tiêu cực của nền văn hóa ngoại lai, tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, quan niệm lạc hậu.
4. Trách nhiệm của công dân, học sinh: SGK/28.
4.Củng cố:
G: Cho hs sắm vai tình huống đã chuẩn bị sẵn.
H: Sắm vai tình huống đã chuẩn bị.
Nhận xét, rút ra nội dung bài học cho bản thân.
G: Nhận xét, giáo dục học sinh.
5. Dặn dò:
Học bài, làm các bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài mới.
Đọc truyện đọc, trả lời câu hỏi SGK phần gợi ý.
Tìm hiểu nội dung bài học.
Làm bài tập SGK.
Tìm hiểu các nghề truyền thống ở địa phương em.
Tuần:16 Ngày dạy:
Tiết:16 Lớp dạy:9a
Bài:10
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền tốt đẹp của gia đình, dòng họvà ý nghĩa của nó; hiểu bổn phận trách nhiệm của mỗi người trong việcgiữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
2.Tư tưởng:
- Học sinh biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; biết ơn các thế hệ đi trước và mong muốn làm rạng rỡ truyền thống gia đình, dòng họ.
3. Kĩ năng:
- Giúp học sinh phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình cần phát huy và những tập tục lạc hậu cần phải xóa bỏ; phân biệt được hành vi đúng, sai đối với truyền thống của gia đình, dóng họ; biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
II/ Kiến thức trọng tâm:
.Khái niệm về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Ý nghĩa của việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
III/ Tài liệu phương tiện:
SGK, SGV GDCD 7 .
Tranh, ảnh về các làng nghề truyền thống.
Phiếu học tập
IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.KTBC:
Theo em những gia đình sau đây có ảnh hưởng như thế nào đối với con cái? (10đ)
- Gia đình bị phá vỡ( bố mẹ li thân hoặ li hôn).
- Gia đình giàu có.
- Gia đình nghèo khó.
- Gia đình có cha, mẹ làm ăn bất chính.
2.GTBM:
G: Cho hs xem tranh ảnh, băng hình về truyền thống của các gia đình, dòng họ.
Nhấn mạnh về ý nghĩa của các truyền thống ấy.
Giới thiệu nội dung bài 10: giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1:Khai thác truyện đọc:
G: Gọi hs đọc truyện đọc trong SGK.
H: Đọc truyện.
G: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút trả lời các câu hỏi sau:
1. Sự lao động cần cù quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình trong truyện đọc thể hiện qua những chi tiết nào?
2. Kết quả mà gia đình đó đạt được là gì?
3. Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “ tôi” đã giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của gia đình?
H: Chia nhóm, chọn nhóm trưởng, thư ký.
Tiến hành thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Việc làm của gia đình trong truyện đọc thể hiện đức tính gì?
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, giáo dục học sinh.
HĐ 2: Liên hệ thực tế:
G: Em hãy kể những tuyền thống tốt đẹp của gia đình mình?
H: Tự liên hệ.
G: Có phải tất cả những truyền thống đều cần phải lưu giữ và phát huy hết hay không?
H: Tự liên hệ.
G: Khi được nghe nói đến truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ làm ta có cảm giác như thế nào?
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại.
HĐ 3: Khai thác nội dung bài học:
G: Cho hs đọc nội dung bài học trong SGK.
H: Đọc SGK.
Nêu lên thắc mắc của mình.
G: giải thích thắc mắc, chốt lại nội dung bài học.
Cho hs làm bài tập c SGK/32.
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại ý đúng.
I. Đặt vấn đề:
- Đan tre, mây nứa, đệm, hiếu học, lao động cần cù.
- Cần tiếp thu cái mới, gạt bỏ những cái lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ, không phù hợp.
II. Nội dung bài học:
SGK/ 31.
4.Củng cố:
G: Cho hs giải thích câu tục ngữ:
Cây có cội, nước có nguồn.
Chim có tổ, người có tông.
Giấy rách phải giữ lấy lề.
H: Tự liên hệ.
G: Bản thân em đã làm được những việc gì thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
H: Tự liên hệ.
G: Nhận xét, chốt lại toàn bài.
Giáo dục học sinh.
5. Dặn dò:
Học bài từ bài 1 đến bài 10 tiết sau ôn tập.
File đính kèm:
- GIAO AN 0809.doc