I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- HS nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
- Biết tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tập thể, xã hội.
2. Về kỹ năng:
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.
- Biết chấp hành tốt nền nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường, quy định chung của đời sống
cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
- Tích hợp tấm gương tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Tư duy phê phán, đánh giá hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.
- Phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 6 - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Ngày soạn: 21/09/2013
TIẾT 06 Ngày dạy: 26/09/2013
Bài 5: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- HS nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật.
- Biết tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, tập thể, xã hội.
2. Về kỹ năng:
- Tự đánh giá được ý thức tôn trọng kỉ luật của bản thân và bạn bè.
- Biết chấp hành tốt nền nếp trong gia đình, nội quy của nhà trường, quy định chung của đời sống
cộng đồng và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cùng thực hiện.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng kỉ luật và tôn trọng những người biết chấp hành tốt kỉ luật.
- Tích hợp tấm gương tôn trọng kỉ luật của Bác Hồ.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Tư duy phê phán, đánh giá hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng kỉ luật.
- Phân tích, so sánh hành vi tôn trọng kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:., Lớp 6A3 vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’
3. Daỵ - học bài mới.
*GV giới thiệu: Ở bất kì cơ quan nào đều có những quy định chung, nếu chúng ta không tuân theo những quy định đó sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, do đó kỉ luật là vấn đề vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy kỉ luật là gì và phải tôn trọng kỉ luật như thế nào?Chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài).
*Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
* Đặt vấn đề: Khai thác thông tin truyện đọc SGK
GV cho HS phân vai đọc truyện (2 vai: Bác Hồ và dẫn truyện), sau đó cho HS đàm thoại theo các câu hỏi:
C Em hãy quan sát bức tranh /12 và giải thích nội dung?
- HS: Tại ngã tư, chú công an đứng nghiêm để chỉ huy và ô tô đỗ đúng vạch quy định khi có tín hiệu đèn đỏ.
=>GV nhấn mạnh: Như vậy, chú lái xe đã tôn trọng luật lệ giao thông.
C Qua chuyện, em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?
- HS: Bác bỏ dép trước khi bước vào chùa, đi theo sự hướng dẫn của các vị sư, đến mỗi gian thờ thắp hương, qua ngã tư gặp đèn đỏ Bác bảo chú lái xe dừng lại – khi đèn xanh bật mới đi
=> GV bổ sung và chốt chuyển ý kết hợp tích hợp: Mặc dù là chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung đặt ra cho mọi người.
*Tìm hiểu nội dung bài học.
GV yêu cầu hS dựa vào thông tin mục II/13 trả lời:
C Em hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật?
C Nêu ví dụ cụ thể về tôn trọng kỉ luật của bản thân em?
- HS: thực hiện đúng nội quy trường học (đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp có trật tự, trong lớp chăm chú học tập, không làm việc riêng), tôn trọng quy định nơi công cộng (giữ trật tự, đổ rác đúng nơi quy định)
C Cho biết ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chuyển ý: Trong cuộc sống, cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhau – đó là sự đảm bảo công bằng giữa quyền lợi chung và riêng với nhau.
* Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau:
- N1: Cho biết mình đã tôn trọng kỉ luật như thế nào?
+ Trong gia đình: ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc ngăn nắp đúng nơi quy định, đi học và về nhà đúng giờ, hoàn thành công việc được giao, có kế hoạch tự học nghiêm túc
+ Trong nhà trường: vào lớp đúng giờ, trật tự nghe giảng, không làm việc riêng trong giờ học, thực hiện đúng nội quy, không vứt rác hay vẽ bẩn lên tường, trực nhật theo phân công
+ Ngoài xã hội: Không hút thuốc lá, có ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông
- N2: Trái với tôn trọng kỉ luật là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
(Vô kỉ luật như đi học muộn, đọc truyện trong giờ học, phóng nhanh vượt ẩu, tham gia sinh hoạt Đội bắt buộc)
- N3: Lấy ví dụ người có tính kỉ luật là tôn trọng và thực hiện tốt pháp luật?
(Một HS có ý thức dừng xe khi có đèn đỏ là tôn trọng kỉ luật, còn pháp luật là bắt buộc em phải dừng nếu không sẽ bị phạt)
- N4: Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về tôn trọng kỉ luật?
(“Nhập gia tuỳ tục”, “phép vua thua lệ làng”, “đất có lề quê có thói”, “nước có vua – chùa có bụt”, “ao có bờ - sông có bến”, “ai có kỉ luật người đó sẽ thắng”).
=> Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
* Hướng dẫn làm bài tập
* GV hướng dẫn cho HS giải quyết các bài tập tại lớp:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập a/13, cả lớp làm ra nháp
=>HS và GV cùng sửa chốt lại các đáp án đúng cho HS làm vào vở.
- GV cho HS lần lượt kể về việc tôn trọng kỉ luật của bản thân theo bài tập c/13.
=> GV chuẩn kiến thức và liên hệ việc thực hiện kỉ luật tại địa phương các em ở.
I. Đặt vấn đề:
Truyện đọc:
“Giữ luật lệ chung”
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm:
Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành quy định chung của tập thể và tổ chức ở mọi lúc mọi nơi.
2. Ý nghĩa:
Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì:
- Gia đình, nhà trường và xã hội có kỉ cương và nề nếp.
- Bảo vệ lợi ích của mọi người.
=>Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của mọi người.
III. Bài tập.
* Bài a/13:
- Hành vi thể hiện tính kỉ luật là đi học đúng giờ, nghỉ học viết đơn, dắt xẽ qua cổng
* Bài c/13:
- Việc làm thể hiện sự tôn trọng kỉ luật của em là đi học chuyên cần, luôn đi bên phải đường, thực hiện đúng nội quy nơi ở
4. Củng cố:
* GV kết luận: Người tôn trọng kỉ luật luôn được mọi người quý mến. Ngược lại, với những hành vi vô kỉ luật chúng ta cần lên án – phê phán và nhắc nhở
5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết:
Có ý kiến cho rằng “việc tôn trọng kỉ luật chung sẽ làm mất quyền tự do cá nhân?”Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về biết ơn.
- Chuẩn bị giờ sau học bài 6.
7. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- GDCD TIET 6 TUAN 6.doc