I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- HS cần nắm được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
2. Về kỹ năng:
- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của lười biếng, hay nản lòng.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
Tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng . , Lớp 6A2 vắng: ., Lớp 6A3 vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là siêng năng, kiên trì? Cho ví dụ cụ thể?
3. Dạy - học bài mới.
* GV giới thiệu: Tiết học trước các em đã tìm hiểu biết thế nào là siêng năng, kiên trì. Vậy siêng năng kiên trì có ý nghĩa gì và cần rèn luyện như thế nào để có tính siêng năng kiên trì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học (vào bài).
* Hoạt động dạy - học:
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 3 - Bài 2: Siêng năng, kiên trì (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 03 Ngày soạn: 31/08/2013
TIẾT 03 Ngày dạy: 04/09/2013
Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
- HS cần nắm được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống.
2. Về kỹ năng:
- Tự đánh giá được hành vi của bản thân và người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập lao động
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.
3. Về thái độ:
Quý trọng những người siêng năng, kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của lười biếng, hay nản lòng.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
Tư duy phê phán, đánh giá về việc chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và bạn bè.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:., Lớp 6A3 vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ: C Thế nào là siêng năng, kiên trì? Cho ví dụ cụ thể?
3. Dạy - học bài mới.
* GV giới thiệu: Tiết học trước các em đã tìm hiểu biết thế nào là siêng năng, kiên trì. Vậy siêng năng kiên trì có ý nghĩa gì và cần rèn luyện như thế nào để có tính siêng năng kiên trì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài học (vào bài).
* Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi để rút ra ý nghĩa của siêng năng kiên trì:
- N1: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập?
(Đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài, có kế hoạch học tập, gặp bài khó không nản chí, tự giác học và làm bài, không la cà)
- N2: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động?
(Chăm làm việc nhà, không bỏ dở công việc, không ngại khó, miệt mài với công việc, tìm tòi sáng tạo)
- N3: Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động?
(Kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội và bảo vệ môi trường, đến với đồng bào vùng sâu vùng xa xoá đói giảm nghèo và dạy chữ)
- N4: Tìm những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
(Lười biếng, ỷ lại, việc hôm nay để đến ngày mai, ngại khó ngại khổ, mau chán nản, đùn đẩy trốn tránh, nói nhiều làm ít)
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung lẫn nhau, GV nhận xét và cùng HS rút ra:
CTheo em, siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào?
=>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và chốt lại bài học bằng cách cho HS giải thích câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” (nội dung câu tục ngữ muốn nói khổ luyện sẽ thành tài).
Hoạt động 2: Làm bài tâp
* GV yêu cầu HS giải quyết các bài tập tại lớp:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập a/6, cả lớp làm ra nháp
=>GV cùng HS chốt lại các câu trả lời đúng cho bài tập và HS làm vào vở.
2. Ý nghĩa:
- Siêng năng, kiên trì giúp ta thành công trong mọi kĩnh vực cuộc sống.
III. Bài tập.
* Bài a/6:
- Câu thể hiên tính siêng năng kiên trì:
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
- Muốn học giỏi Toán ngày nào cũng làm thêm bài tập
4. Củng cố:
- Cho HS lần lượt kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân.
=> GV cùng HS chốt lại các ý trả lời đúng, đồng thời tuyên dương và động viên để HS tích cực, sau đó GV kết luận bài học.
5. Đánh giá: GV cho HS nhận xét về một số việc làm sau:
- Cứ tới phiên trực nhật là Hà đi học muôn.
- Hiền rất chăm học, học suốt ngày và không bao giờ làm việc nhà.
- Ngoài giờ học, Khánh làm tất cả mọi việc nhưng không việc nào hoàn tất
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Hoàn thiện các bài tập vào vở.
- Sưu tầm thêm các câu ca dao tục ngữ.
- Tìm hiểu về tính tiết kiệm.
- Chuẩn bị giờ sau học bài 3.
7. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- GDCD Tuan 03.doc