I- MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
1) Về kiến thức:
Học sinh cần đạt:
- Vai trò quyết định của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
- Khái niệm, các bộ phận hợp thành và vai trò của từng yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động.
2) Về kỹ năng:
- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ liên kết giữa những nội dung chủ yếu của bài.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, giải thích một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến bài học.
74 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 1 đến tiết 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư thế nào để tăng cường quốc phòng - an ninh.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận những câu hỏi sau để tìm hiểu về chính sách quốc phòng - an ninh.
? Em hiểu Chính sách quốc phòng - an ninh như thế nào ?
? Vì sao trong tình hình hiện nay, chúng ta phải tăng cường quốc phòng - an ninh?
? Quốc phòng và an ninh có vai trò như thế nào ?
HS: Thảo luận, trả lời các câu hỏi.
GV: Kết luận phân tích thêm.
Lấy 1 số dẫn chứng về các sự kiện ở Hàm Yên - Tuyên Quang; vụ Nguyễn Văn Lý ở Huế, Khơ me; Tây Nguyên ...
GV: Theo em các nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì ?
HS trả lời: Gọi 1 - 2 HS
GV: Kết luận.
Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ to lớn, đòi hỏi cần phải thấy rằng: Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nhưng trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu văn kiện Đại hội Đảng IX (trang 181)
HS: Đọc văn kiện.
GV: Kết luận ý cơ bản.
Yêu cầu HS liên hệ bản thân
1) Chính sách quốc phòng và an ninh, vai trò của nó.
- Chính sách quốc phòng và an ninh là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
- Ngày nay chúng ta đang sống trong hoà bình nhưng không được lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN bởi các thế lực vẫn đang thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình" vì vậy:
- Vai trò của quốc phòng và an ninh vô cùng quan trọng, đó là: Trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2) Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của quốc phòng - an ninh rất rộng lớn song có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Bảo vệ vững chắc độc lập - chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn XH và nền văn hoá.
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
- Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.
3) Phương hướng, biện pháp cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng va an ninh.
* Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chúng ta phải:
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
- Kết hợp quốc phòng với an ninh.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng với an ninh.
- Xây dựng Quân đội nhân dân với Công an nhân dân.
- Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với quốc phòng và an ninh.
4) Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.
Mỗi HS đều cần phải có trách nhiệm đó là:
- Tin tưởng vào chính sách quốc phòng với an ninh của Đảng và Nhà nước.
- Thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
- Chấp hành pháp luật, giữ gìn trật tự an ninh và bí mật quốc gia.
- Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Tham gia các hoạt động trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh ở nơi cư trú.
4) Củng cố:
GV gợi ýđể HS tự liên hệ về tình hình thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh ở địa phương mình
5) Hướng dẫn tự học.
- Làm bài tập SGK
- Soạn trước bài 16.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 32:
Bài 16. chính sách đối ngoại
I- Mục tiêu bài giảng:
1) Kiến thức:
Hiểu được:
- Vai trò, nhiệm vụ nguyên tắc và những phương hướng, biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
2) Kỹ năng:
Vận dụng được chính sách đối ngoại trong hoạt động của mình
3) Thái độ, hành vi:
Tin tưởng vào chính sách đối ngoại có thái độ đúng đắn trước những diễn biến của tình hình thế giới.
II- phương tiện dạy học:
SGK, SGV, Văn kiện ĐH Đảng IX , tranh ảnh liên quan đến bài học.
III- tiến trình bài giảng:
1) Tổ chức lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
Em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của chính sách quốc phong và an ninh?
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
GV:
? Theo em, chính sách đối ngoại là gì ?
HS: Gọi 1, 2 HS trả lời.
GV: Kết luận, giảng giải
? Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, chính sách đối ngoại có vai trò như thế nào ?
? Với vai trò quan trọng như vậy, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay như thế nào ?
* Văn kiện ĐH Đảng IX (trang 212)
GV: Uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ của HS.
Kết luận
Thảo luận nhóm.
GV: Chia nhóm thảo luận theo các nguyên tắc, yêu cầu HS trình bày vào phiếu học tập.
HS: Từng nhóm trình bày ý kiến.
GV: Hướng dẫn HS đọc văn kiện và đưa ra kết luận về các nguyên tắc cơ bản.
GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu văn kiện ĐH Đảng IX (trang 242)
Sau đó đặt câu hỏi để tìm hiểu.
? Theo em, tại sao chúng ta phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực?
? Yêu cầu trong việc chủ động hội nhập đó như thế nào ?
? Em kể tên 1 số nước XHCN, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống, các tổ chức quốc tế mà nước ta có quan hệ ngoại giao ?
HS: Gọi từng HS trả lời từng vấn đề.
GV: Kết luận.
GV: Gọi HS phát biểu về những suy nghĩ của chính mình đối với chính sách đối ngoại.
HS: Liên hệ bản thân.
GV: Uốn nắn những suy nghĩ lệch lạc sau đó kết luận.
1) Chính sách đối ngoại và vai trò của nó.
Chính sách đối ngoại là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước trong quan hệ với các nước khác nhau hay các tổ chức quốc tế nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển của nhân loại.
- Chính sách đối ngoại có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo ra các điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị trí nước ta trên trường quốc tế.
2) Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại:
- Tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - XH, công nghiệp hoá - HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.
- Góp phần tích cực đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
3) Những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại.
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
- Bình đẳng cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
4) Phương hướng, biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.
* Quan điểm chỉ đạo chính sách đối ngoại là: Giữ vững độc lập, tự chủ, rộng mở, địa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập, phát triển.
* Xuất phát từ yêu cầu đó phương hướng, biện pháp trong chính sách đối ngoại là:
- Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương, đa phương với các nước vùng lãnh thổ.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước XHCN và các nước láng giềng.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển, các nước trong phong trào không liên kết.
- Thúc đẩy quan hệ đã dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế.
- Tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác với các Đảng cộng sản và công nhân, các phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới.
5) Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại.
- Tin tưởng và chấp hành chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Luôn quan tâm đến tình hình thế giới.
- Chuẩn bị những điều kiện để tham gia vào các công việc như rèn luyện nghề ...
4) Củng cố:
Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3
5) Hướng dẫn tự học.
- Làm bài tập SGK
- Soạn và chuẩn bị cho bài ngoại khoá.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 33:
Ngoại khoá về vấn đề phòng chống ma tuý
I- Mục tiêu bài giảng:
Giúp HS nhận thức đúng về công tác phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, tuổi trẻ cần biết về ma tuý.
Phát động phong trào truy tìm "địa chỉ đen" cung cấp sự hiểu biết về ma tuý và các tệ nạ XH cho HS.
Tuyên truyền sâu rộng trong HS về tác hại của ma tuý, cách phòng tránh...
II- phương tiện dạy học:
Tài liệu Hội nghị tổng kết 5 năm công tác phòng, chống ma tuý Tỉnh Tuyên Quang.
III- tiến trình bài giảng:
1) Tổ chức lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài trước, và kiểm tra chuẩn bị tài liệu của học sinh cho bài ngoại khoá.
3) Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu một số tài liệu liên quan, sau đó giúp HS tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về công tác phòng chống ma tuý.
- Học sinh đọc, nghe, tìm hiểu về công tác phòng chống ma tuý, sau đó viết bài thu hoạch.
- Yêu cầu HS tuyên truyền rộng rãi về công tác phòng chống ma tuý ở địa phương.
4) Củng cố:
Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3
5) Hướng dẫn tự học.
- Làm bài tập SGK
- Soạn và chuẩn bị cho bài ngoại khoá.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 34: Hướng dẫn ôn tập học kỳ Ii
I- Mục tiêu bài giảng:
1) Kiến thức:
- Hệ thống hoá các kiến thức đã học.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản.
2) Kỹ năng:
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các đơn vị kiến thức.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
3) Thái độ: Có ý thức độc lập suy nghĩ, phản ứng nhanh với các tình huống trong cuộc sống.
II- phương tiện dạy học:
SGK, đề cương ôn tập
III- tiến trình bài giảng:
1) Tổ chức lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Thu bài thu hoạch ngoại khoá.
3) Bài mới:
Củng cố lại các kiến thức cơ bản học kỳ II: Các chính sách lớn ở nước ta hiện nay bao gồm:
Bài 12: Chính sách dân số và giải quyết việc làm.
Bài 13: Chính sách tài nguyên và BVMT.
Bài 14: Chính sách GD-ĐT, KH-CN, văn hoá.
Bài 15: Chính sách quốc phòng và an ninh.
Bài 16: Chính sách đối ngoại.
Tất cả các chính sách trên đều phải chuẩn bị được các kiến thức cơ bản sau:
- Chính sách đó là gì ?
- Chính sách đó có vị trị, vai trò như thế nào ?
- Tình hình hiện nay ở nước ta hiện nay ?
- Mục tiêu của từng chính sách.
- Nhiệm vụ của từng chính sách.
- Phương hướng, biện pháp của từng chính sách ?
- Trách nhiệm của công dân đối với mỗi chính sách XH đó ?
- Liên hệ thực tiễn các hoạt động của địa phương em trong việc thực hiện các chính sách đó.
4) Hướng dẫn học ở nhà:
Chuẩn bị tốt bài để thi học kỳ II đạt kết quả cao.
File đính kèm:
- Giao am GDCD 11 0910.doc