I- Mục tiêu bài:
1. Kiến thức: Hiểu biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hàng ngày. Lịch sự, tế nhị là biểu hiện của văn hoá trong giao tiếp. Hiểu được lợi ích của lịch sự, tế nhị trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị tránh những hành vi sỗ sàng, ngôn ngữ thô tục; biết tự kiểm tra hành vi của bạn thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.
3. Thái độ: Có mong muốn rèn luyện để trở thành người lịch sự tế nhị trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội; mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.
II- Tài liệu và phương tiện:
- Chuẩn bị 1 số tình huống.
- Giấy thảo luận nhóm, đóng vai theo tình huồng (26 SGK)
- Những câu tục ngữ, ca dao về lịch sự, tế nhị.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 9 (1 tiết): Lịch sự - Tế nhị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: 9/2008
Bài 9(1 tiết):
LÒCH SÖÏ - TEÁ NHÒ
I- Mục tiêu bài:
1. Kiến thức: Hiểu biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hàng ngày. Lịch sự, tế nhị là biểu hiện của văn hoá trong giao tiếp. Hiểu được lợi ích của lịch sự, tế nhị trong cuộc sống.
2. Kĩ năng: Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị tránh những hành vi sỗ sàng, ngôn ngữ thô tục; biết tự kiểm tra hành vi của bạn thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.
3. Thái độ: Có mong muốn rèn luyện để trở thành người lịch sự tế nhị trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội; mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.
II- Tài liệu và phương tiện:
- Chuẩn bị 1 số tình huống.
- Giấy thảo luận nhóm, đóng vai theo tình huồng (26 SGK)
- Những câu tục ngữ, ca dao về lịch sự, tế nhị.
III- Các hoạt động chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: sĩ số, vệ sinh, sách, vở, đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ (5ph):
+ HS1: Sống chan hoà có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Em hãy nêu những biểu hiện chưa biết sống chan hoà với mọi người?
Trả lời: - Sống chan hoà giúp ta tự đánh giá, tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng, xã hội.
- Biểu hiện chưa biết sống chan hoà: Thiếu cởi mở, sống cách biệt; Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng; Không dám phát biểu vì sợ phát biểu sai bạn cười; Không quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp.
+ HS2: Phương hướng rèn luyện của em để sống chan hoà với mọi người?
Trả lời: - Phải chân thành, cởi mở, vui vẻ, biết nhường nhịn nhau.
- Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
- Thường xuyên quan tâm tới công việc của lớp, của Đội tổ chức.
- Không lợi dụng lòng tốt của nhau; không đố kị, ghen ghét, giấu dốt, nói xấu nhau.
- Biết đấu tranh với những thiếu sót của nhau nhưng phải tế nhị để bạn bè dễ tiếp thu.
3. Giới thiệu bài mới: (5ph) Phương pháp sắm vai: 2hs đóng 2 vai đối lập nhau về cách ứng xử
Tình huống: Có một cuộc điện thoại gọi đến nhà, lúc đó chỉ có một mình em ở nhà và em nhận điện thoại. Ví dụ:
♦ HS1: A lô! Ai đó?
+ Khách: Mẹ cháu có nhà không, cho bác găp mẹ cháu tí !
+ HS1: Không! Mẹ cháu đi làm!...
♦ HS2: A lô! Dạ! Cháu xin nghe!
+ Khách: Mẹ cháu có nhà không, cho bác găp mẹ cháu tí !
+ HS2: Thưa bác, mẹ cháu không có nhà ạ! Bác có điều gì nhắn lại mẹ cháu không ạ?...
Hỏi: Em có cảm tình với cách giao tiếp của bạn thứ nhất hay bạn thứ hai? Vì Sao?
Trả lời: Em có cảm tình với cách giao tiếp của bạn thứ hai vì bạn đó rất từ tốn, nhẹ nhàng, lễ độ ngay từ đầu dù chưa biết ai là người gọi đếnĐó cũng là một trong những biểu hiện của Lịch sự, tế nhị → Bài 9:
Tg
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
10ph
15 ph
4 ph
● HĐ 1: Phương pháp đàm thoại, KTTD → Thế nào là lịch sự, tế nhị?
* HS đóng vai đọc tình huống sgk-26: 4 nhân vật: người dẫn truyện, thầy Hùng, 1HS nói to, bạn Tuyết.
* Tóm tắt tình huống: Khi thầy Hùng đang nói, ba, bốn bạn chạy vào lớp, có bạn chào, có bạn không chào, có bạn chào rất to:
H1: Hành vi của các bạn nói trên thể hiện điều gì? (HS trả lời, gv ghi các ý kiến lên bảng, sau đó chốt lại theo từng loại hành vi → mục tiêu từng phần a,b,c):
+ Bạn không chào? Thể hiện sự vô lễ: Vào học muộn không xin lỗi, không thực hiện nội qui HS, vào lớp lúc thầy đang nói là thiếu lịch sự, tế nhị.
+ Bạn chào rất to? Cũng là người không biết giữ phép tắc, thiếu lịch sự, không tế nhị
+ Bạn Tuyết: đứng nép ngoài cửa, nghe thầy nói hết câu mới bước ra trước cửa đứng nghiêm chào thầy và nói lời xin lỗi: Xin lỗi thầy, em đến chậm, xin thầy cho em vào lớp ạ.
▪ Đứng nghiêmxin lỗi → Thể hiện sự khiêm tốn, kính trọng thầy → có hiểu biết, và biết giữ đúng phép tắc trong mối quan hệ thầy trò, phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc.Những hành vi như vậy gọi là lịch sự.
H2: Em hiểu thế nào là lịch sự? (ý a- sgk-26)
▪ đứng nép ngoài cửa nghe thầy nói hết câuXin thầy vào lớp → Thể hiện sự khiêm tốn, sự khéo léo trong cử chỉ, ngôn ngữ. Những cử chỉ lời nói đó là thể hiện sự tế nhị.
H3: Em hiểu thế nào là tế nhị? (ý b- sgk-27).
GVKL: Cách ứng xử của bạn Tuyết rất đáng khen ngợi và học tập vì bạn đã thể hiện rõ là người rất lịch sự, tế nhị trong giao tiếp.
H5: So sánh sự giống và khác nhau giữa lịch sự và tế nhị?
H6: Vậy, em hãy khái quát: Những biểu hiện của lịch sự, tế nhị? (HS ghi ý c- sgk-27).
● HĐ 2: Phương pháp thảo luận nhóm → Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
* Chia lớp làm 5 nhóm, thảo luận 3 phút với 5 câu hỏi:
N1: Tìm 3 biểu hiện của lịch sự, tế nhị (ở trong trường, gia đình và xã hội). Nêu ý nghĩa của những biểu hiện đó?
N2: Tìm 3 biểu hiện của thiếu lịch sự, tế nhị (ở trong trường, gia đình và xã hội).. Nêu ảnh hưởng của những biểu hiện đó?
N3: Trong tình huống sgk- 26, em thử đoán xem thầy Hùng sẽ cư xử như thế nào?
N4: Khi bị ba mẹ mắng oan, em sẽ có thái độ như thế nào?
N5: +Em có cảm nghĩ gì khi được người khác cư xử lịch sự, tế nhị với mình?
+ Thử nêu tâm trạng của em khi bị người khác cư xử thiếu lịch sự, tế nhị với mình?
* HS dán kết quả lên bảng, đai diện nhóm lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Lớp bổ sung. GV chốt lại: Như vậy, chúng ta ai cũng thich những hành vi, cử chỉ, lời nói lịch sự, tế nhị →
H7: Vậy, lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cuộc sống? (HS ghi ý 2).
H8: Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người lịch sự, tế nhị? (về ngôn ngữ? trang phục? thái độ? cử chỉ?GV gợi ý thêm và HS tự ghi vở).
* GVKL: Trường ta đã có nhiều phong trào thi đua để dạy tốt, học tốt, phong trào “Làm xanh, sạch, đẹp trường em”Vậy theo em, trường ta cần có phong trào nào để xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự?
- Nói lời hay, làm việc tốt.
- Sống thanh lịchNét đẹp tuổi học trò.
- Lịch sự, tế nhị với bạn khác giới.
- Lịch sự, tế nhị trong đời sống học đường
► Làm được như vậy là chúng ta đã hưởng ứng tích cực phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động từ năm học này !
I- Tìm hiểu tình huống:
(sgk tr 26+27)
II- Nội dung bài học
1- Thế nào là lịch sự, tế nhị?
a) Lịch sự là gi? (ý a-sgk)
Lịch sự là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với qui định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
b) Tế nhị là gì? (ý b-sgk)
Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết, có văn hóa.
c) Biểu hiện của lịch sự tế nhị: (ý c-sgk)
+ Lời nói, cử chỉ, hành vi giao tiếp: đúng chuẩn mực, thể hiện sự hiểu biết những phép tắc, qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.
+ Tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
2- Lịch sự, tế nhị có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
- Tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau.
- Được mọi người trân trọng, yêu mến, tin tưởng.
- Bản thân tự tin hơn trong cuộc sống.
- Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người
3- Phương hướng rèn luyện? (HS tự ghi)
- Học tập tốt để có kiến thức, hiểu biết, để phục vụ cuộc sống.
- Có ý thức rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị.
- Tôn trọng đề cao những người lịch sự, tế nhị.
- Phê phán, lên án những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp đỡ họ cùng rèn luyện.
► Hưởng ứng tích cực phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
4. Luyện tập, củng cố: (5 phút) HS sử dụng phiếu học tập, làm trong 2 phút, sau đó chọn mỗi tổ 2 em nhanh nhất chấm điểm.
BT1: Em không đồng ý với hành vi nào sau đây, vì sao?
A- Nói xấu bạn, B- Chờ người khác nói xong mình mới nói.
C- Hóng chuyện khi ba mẹ tiếp khách. D- Tạt nước vào bạn.
E- Ngồi gác chân trên ghế trong giờ học.
Đáp án: A,C,D,E. Vì đó là nhưng lời nói, cử chỉ, hành vi thiếu hiểu biết những phép tắc qui định chung của xã hội, thiếu tôn trọng trong quan hệ với mọi người → Không lịch sự, tế nhị.
BT2: Làm bài tập d, sgk- 28.
+ Tuấn: - vẫn hút thuốc lá → ảnh hưởng đến người khác, gây ô nhiễm MT sống.
- Cố nói to → là thái độ mất lịch sự.
+ Quang: nói nhỏ khi khuyên bạn → thể hiện sự khéo léo → là thái độ lịch sự.
►Học tập cách sống và cách ứng xử của Quang. Phê phán cách ứng xử của Tuấn.
5. Hướng dẫn học tập: (1 phút)
- Làm bài tập a,b,c.(sgk-27)..
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ về cử chỉ lịch sử, tế nhị trong giao tiếp xã hội, và ngược lại.
- Đọc truyện bài 10 (SGK – 29) và trả lời các câu hỏi gợi ý sau câu truyện.
-------ÐÐ&ÑÑ-------
File đính kèm:
- Giao an GDCD 6 bai 9 Lich su te nhi.doc