Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 2 đến bài 7

. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 - HS nắm được thế nào là siêng năng, kiên trì và các biểu hiện siêng năng, kiên trì.

 - Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

 2. Thái độ: Quyết tâm rèn luyện, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

 3. Kĩ năng:

 - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.

 - Phác thảo được kế hoạch vượt khó, kiên trì trong học tập lao động. để trở thành người tốt.

 II. PHƯƠNG PHÁP

 - Thảo luận nhóm.

 - Giải quyết tình huống.

 - Sắm vai, tiểu phẩm.

 

doc22 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 2 đến bài 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t. - Tham gia sinh hạot Đội một cách bắt buộc. - Thấy tín hiệu đèn đỏ, dừng lại vì sợ mọi người chê trách. b. Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là sự tự giác, chấp hành phân công. ? Việc tôn trọng kỷ luật có ý nghĩa gì? - Tôn trọng kỷ luật kỷ luật có ý nghĩa: + Nếu mọi người tôn trọng kỷ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội sẽ có nền nếp kỉ cương. + Có kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội... ổn định và phát triển. + Tính kỷ luật mang lại quyền lợi cho mọi người. + Tính kỷ luật giúp chúng ta vui vẻ, thanh thản và yên tâm học tập, lao động và vui chơi giải trí.. ? Rút ra ý nghĩa? c. ý nghĩa: Nếu mọi người tôn trọng kỷ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội có kỉ cương, nề néo, mang lại lợi ích cho mọi người, giúp xã hội tiến bộ. - GV: Tổng kết. Hoạt động 4: Phân tích nội dung tôn trọng kỷ luật ? Phân biệt tôn trọng kỷ luật với pháp luật. - Những quy định, nội quy của kỉ luật là do gia đình, nhà trường, các cơ quan, xã hội đề ra, còn pháp luật là quy định chung do Nhà nước đề ra. - Việc vi phạm kỷ luật bị phê bình, cảnh cáo còn vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt theo luật định. ?Có khẩu hiệu nào yêu cầu chúng ta nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật? - Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật 5. Củng cố, dặn dò: - Học bài, nắm chắc bài học,Làm hết bài tập SBT. Tuần 7, tiết 7 Ngày soạn: /9/2009 Ngày dạy: /9/2009 Bài 6: Biết ơn I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng biết ơn, ý nghĩa rèn luyện lòng biết ơn. - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân của người khác về lòng biết ơn. - Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô giáo cũ và thầy cô giáo đang giảng dạy. II. Tài liệu - phương tiện - Tranh bài 6. - Ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn. III. Nội dung - phương pháp - Xử lý tình huống. - Thảo luận nhóm. - Sơ đồ hoá. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập học sinh 3. Bài mới * giới thiệu bài Hoạt động 1: I. Tìm hiểu truyện đọc: Thư của một học sinh cũ - HS đọc, kể lại tóm tắt truyện. ? Vì sao chị Hồng không quên người thầy giáo cũ dù đã 20 năm. - Vì thầy Phạm đã giúp đỡ Hồng: + Hồng quen viết tay trái, thầy Phan thường xuyên sửa bằng cách cầm tay phải của Hồng để hướng dẫn viết. + Thầy khuyên “ nét chữ là nết người”. ? Chị Hồng đã có những việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan. + Hối hận vì làm trái lời thầy dạy. + Quyết tâm thực hiện lời chỉ bảo của thầy là viết tay phải. + Hơn 20 năm sau, chị Hồng vẫn nhớ ơn thầy nên đã viết thơ thăm thầy. + Có ý định: mong có dịp gặp thầy Hoạt động 2: Phân tích nội dung phẩm chất biết ơn ? Chúng ta cần biết ơn những ai. Vì sao? ( HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm phát biểu). - Chúng ta cần biết ơn: + Tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô. + Biết ơn những người đã giúp đỡ ta lúc khó khăn hoạn nạn... + Biết ơn những anh hùng liệt sĩ... + Biết ơn Đảng CSVN và Bác Hồ... - Liên hệ thực tế. ? Tìm những mẫu chuyện thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô để xác định hành vi thể hiện biết ơn đối với lứa tuổi học sinh. - Hnàh vi thể hiện biết ơn: + Chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ. + Vâng lời cha mẹ, ông bà. + Thăm hỏi nhân dịp lễ, tết. Hoạt động 3: Mở rộng nội dung biết ơn đối với các quan hệ và phân tích những biểu hiện ngược lại ? Từ truyện đọc và các ví dụ thực tế, em hiểu biết thấ nào là biết ơn -> BHa. II. Bài tập - HS trình bày, 1 em đọc BHa. 1. Thế nào là biết ơn ( BHa) ? Biết ơn tạo nên mối quan hệ giữa người với người như thế nào? 2. ý nghĩa của lòng biết ơn ( BHb) - HS trình bày, GV nhấn mạnh, 1 em đọc BHb. ? Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ: - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Uống nước nhớ nguồn. ( HS trình bày, nhận xét, GV bổ sung) ? Trái với biết ơn là gì. Nêu ví dụ. - Trái với biết ơn là vô ơn, bội nghĩa. “ Ăn cháo đá bát”. Hoạt động 4: - HS rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? - GV đưa ra 2 tình huống: HS xử lý: Tổ 1, 2: tình huống 1. Tổ 3, 4: tình huống 2. ( GV giới thiệu tình huống lên bảng phụ, gắn lên bảng). ( Sách thiết kế bài giảng GDCD ( T49, 50). ? Các em có nhận xét gì về 2 câu chuyện trên. - Đó là lòng biết ơn của người lính đối với cô giáo và sự sự vô ơn của ông An với người bạn đã cứu sống mình. ? Các câu tục ngữ nào nói về hành vi của ông An. - Ăn cháo, đá bát. - Qua cầu, rút ván. - Theo em, HS phải rèn luyện lòng biết ơn như thế nào? ( Nêu những việc làm cụ thể) * Rèn luyện lòng biết ơn: - Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ. - Tôn trọng người già, người có công, tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Phê phán sự vô ơn, bạc nghĩa, vô lễ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động 5: Củng cố Ghi nhớ ( SGK). ( HS đọc lại nội dung bài học). III. Bài tập BTa: HS làm nhanh: - Thể hiện ý kiến bằng bìa. - Đánh dấu x vào ô trống tương ứng việc - GV đọc lần lượt từng việc làm. ( bìa đỏ: biết ơn; bìa xanh: không biết ơn). làm thể hiện biết ơn: Việc làm thể hiện biết ơn: 1,3. BTb: ? Em hãy kể lại những việc làm của em hoặc của người khác thể hiện sự biết ơn. - HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. * Lưu ý: Phân biệt biết ơn và ban ơn và việc làm của các em phải xuất phát từ sự tự giác. BTc: - HS đọc BTc; nêu yêu cầu của BTc. ? Sắp đến ngày nhà giáo Việt nam 20 - 11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy, cô giáo đã và đang dạy mình. ( HS trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung) Hoạt động 6: Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh: - Tìm hiểu các phong trào của nhân dân cả nước và địa phương hiện nay nhờ xây dựng nhà tình nghĩa, nhận chăm sóc phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các phong trào đền ơn đáp nghĩa khác như công tác Trần Quốc Toản của Đội TNTPHCM. - Tìm hiểu, thống kê thành tích của trường, lớp tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa. - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn trong các quan hệ xã hội. * Dặn dò: - Học bài, thuộc ghi nhớ, liên hệ thực tế. - Làm hết các bài tập SBT. - Chuẩn bị bài 7: Đọc truyện, gạch dưới những từ ngữ quan trọng theo câu hỏi gợi ý SGK. Ngày soạn: /9/2009 Ngày dạy: /9/2009 Bài 7: yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh - Biết yêu thiên nhiên bao gồm những gì? Hiểu vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và loài người. Đồng thời, hiểu tác hại của việc phá hoại thiên nhiên mà con người đang phải gánh chịu. - Biết cách giữ gìn bảo vệ môi trường, biết ngăn cản kịp thời những hành vi vô tình hoặc cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên. - Hình thành ở học sinh có thái độ tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi với thiên nhiên. II. Tài liệu - phương tiện - Cập nhật những thông tin về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những số liệu mới nhất về vấn đề môi trường. - Tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên. III - Phương pháp - Nêu vấn đề. - Thảo luận nhóm. - Tổ chức thi trò chơi. ( Thi vẻ cảnh đẹp quê hương em). IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập trắc nghiệm sách thiết kế GDCD. GV ghi sẵn lên bảng phụ, HS lên làm, nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu tranh ảnh đẹp về cảnh đẹp thiên nhiên và cho HS nói lên cảm nghĩa về cảnh đẹp đó. Hoạt động 2: I. Tìm hiểu truyện đọc: Một ngày chủ nhật bổ ích - HS đọc. ? Cảnh đẹp thiên nhiên ở đây được miêu tả như thế nào. ? Những chi tiết nào trong bài nói lên cảnh đẹp của địa phương, của đất nước mà em biết. - Cảnh đẹp Đồng Hới - Quảng Bình. - Động Phong Nha. - Vịnh Hạ Long... ? Từ đó, em hiểu thiên nhiên bao gồm những gì. -. BHa. Bài học: 1. Thiên nhiên là gì?Thiên nhiên bao gồm nước, không khí, sông, núi, suối, cây cối, bầu trời, đồi... Hoạt động 3: Phân tích vai trò của thiên nhiên đối với con người và sự phát triển kinh tế - xã hội - HS thảo luận: Tổ 1: Thiên nhiên bao gồm những gì? (mở rộng kiến thức) Tổ 2: Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với con người, đối với sự phát triển kỷ thuật nông, lâm ngư nghiệp, du lịch. ( Yêu cầu: Thảo luận, ghi ý kiến lên giấy, cử đại diện trình bày). HS trình bày, nhận xét, bổ sung. - Tổ 3: Phân tích cảnh đẹp của thiên nhiên và đối với cuộc sống tinh thần của con người. - Cả lớp trao đổi: ? Các em đã đi tham quan một số nơi có danh lam thắng cảnh của đất nước. Hãy kể và nói cảm xúc của các em về nơi đó? ? Thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người. -> Bhb 2. Thiên nhiên với con người ( BHb) Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người. GV: - GV đưa ra một số số liệu làm dẫn chứng: Thiên nhiên là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người và sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Nếu thiên nhiên bị tàn phá sẽ không thể gây dựng lại được như cũ, vì vậy cần phải giữ gìn, bảo vệ. Hoạt động 4: Xác định trách nhiệm và các biện pháp giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên để đước ống chung với thiên nhiên - Thảo luận tổ, đại diện tổ trình bày. - Tổ 1: Bản thân mỗi người phải làm gì? - Tổ 2: Gia đình, tập thể lớp nên làm gì? - Tổ 3, 4: Khi thấy những hiện tượng làm ô nhiễm môi trường, phát hoại môi trường, cảnh đẹp của thiên nhiên các em phải làm gì? - GV nhấn mạnh -> BHd HS đọc lại. 3. ý thức của con người đối với thiên nhiên ( BHd) - Phải bảo vệ, giữ gìn. - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - Sống gần gũi , hoà hợp với thiên nhiên. * Ghi nhớ: nội dung bài học ( SGK) Hoạt động 5: III. Bài tập BTa: - HS đọc yêu cầu BTa. HS làm vào SGK theo yêu cầu BTa, thể hiện ý kiến bằng bìa. ( Bìa đỏ: thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống hoà hợp với thiên nhiên). BTb: - Cho HS thi vẽ tranh giữa các tổ về khung cảnh thiên nhiên ( đề tài tự do). ý kiến đúng: 1, 2, 3, 4 ( HS thi vẽ, chấm, cho điểm). 4. Hướng dẫn - dặn dò: - Học bài, thuộc bài học. - Làm hết bài tâpạ SGK và SBT. - GV gợi ý cho cá nhân và tập thể lớp xây dựng kế hoạch, có hành động cụ thể, giữ gìn. - Học bài tuần sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docgiao an 6.doc