Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Chinh

- Giáo viên : Giải thích thuật ngữ “phạm trù”.

- Phạm trù đạo đức là những khái niệm đạo đức cơ bản, phản ánh những đặc tính căn bản, những phương diện và những quan hệ phổ biến nhất của những hiện tượng đạo đức trong đời sống hiện thực.

- Thực chất của phạm trù đạo đức cơ bản là những khái niệm chung nhất khái quát nhất của một ngành khoa học đó là đạo đức học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Thị Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội và cá nhân cảm thấy hài lòng thoả mãn với chính mình. Ví dụ : Học sinh cảm thấy thoải mái thanh thản khi làm xong các bài tập trong sách giáo khoa. - Giúp người già khi qua đường => cảm thấy vui và thanh thản. GV: * Trạng thái cắn rứt lương tâm là gì ? Cho ví dụ. HS: GV: * Là khi cá nhân có những sai lầm về các chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn, hối hận. Ví dụ : Lấy cắp sách của bạn => cảm thấy hối hận về hành vi của mình . GV: Trong hai trạng thái trên, trạng thái nào có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân hơn? HS: GV: Chốt lại Lương tâm dù tồn tại ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa tích cực đối với cá nhân. Trạng thái thanh thản giúp cá nhân tự tin vào bản thân và phát huy tính tích cực trong hành vi của mình. Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu xã hội GV: Cho tình huống sau: Trong một lần, vì có công việc gia đình nên H không kịp học bài cũ. Đến giờ kiểm tra, H làm bài không được. Nhìn sang bên cạnh thấy bạn đã làm xong. Bạn ấy bảo H chép nhanh đi. Tuy vậy, H một mực không làm như vậy, em tự mình suy nghĩ làm bài. Các bạn cho rằng H dại. Em có suy nghĩ gì về H và các bạn của H ? HS: GV: Chốt lại * H là người có lương tâm biết những điều nào đúng, điều nào sai và kịp thời điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn xã hội đặt ra => quan điểm tiến bộ. Bạn của H, đi ngược lại với các giá trị đạo đức, các chuẩn mực tiến bộ của xã hội. GV: Vậy làm thế nào để trở thành người có lương tâm ? HS: trả lời HS: Ghi bài Hoạt động 1 ( 15 phút) 1. Nghĩa vụ a. Nghĩa vụ là gì? Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với nhu cầu và lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Cá nhân phải biết đặt nhu cầu lợi ích của xã hội lên trên, không những thế còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. b. Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay : Một là : chăm lo rèn luyện đạo đức của bản thân. Hai là : không ngừng học tập để nâng cao trình độ Ba là : Tích cực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất, văn hoá tinh thần. Bốn là: Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN Hoạt động 2 ( 15 phút) 2. Lương tâm. a/ Lương tâm là gì ? Lương tâm là năng lực đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. * Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái : thanh thản lương tâm và cắn rứt lương tâm. b/ Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? - Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. - Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người. 4. Củng cố :(5 phút) Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1) Một cá nhân biết tôn trọng và bảo bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có.. a. Lòng tự trọng b. Lương tâm c. Danh dự Đáp án: câu b Câu 2) Nghĩa vụ là sự phản ánh đúng những mối quan hệ giữa đạo đức, đặc biệt , giữa cá nhân với cá nhân và . giữa quyền lợi và nghĩa vụ giữa đạo đức và pháp luật giữa nhu cầu và lợi ích giữa cá nhân với xã hội Đáp án: câu d Câu 3: Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được một để làm đều tốt và không làm điều xấu chuẩn mực đạo đức niềm tin sức mạnh tinh thần nghĩa vụ đạo đức Đáp án: câu c 5. DỈn dß(1 phút) Bµi tp vỊ nhµ: C¸c em h·y s­u tÇm nh÷ng c©u ca dao, tơc ng÷ hay thµnh ng÷ ni vỊ ngha vơ vµ l­¬ng t©m - Chun bÞ phÇn danh d, nh©n phm vµ h¹nh phĩc. BÀI 11 ‘’MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC’’(Tiết 2) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về nghĩa vụ và lương tâm? 3. Dạy bài mới ( 34 phút) Vào bài: (1 phút) Nghĩa vụ và lương tâm là những phạm trù đạo đức cơ bản. Mỗi con người phải luôn tự rèn luyện bản thân thực hiện tốt nghĩa vụ và sống có lương tâm trong sáng và chính họ tạo ra cho mỗi cá nhân có những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm. Hoạt động của giáo viên v à học sinh Nội dung bài học Con người gồm những phẩm chất tốt đẹp: Dũng cảm, vị tha, lễ phép.. Chúng ta chỉ có thể thấy được những phẩm chất đó khi thực hiện các mối quan hệ xã hội những phẩm chất đó làm nên giá trị của cả con người. Đó là nhân phẩm. GV: Cho ví dụ: HS: GV: V ậy nh ân ph ẩm l à g ì? Những người có nhân phẩm xã hội đánh giá cao và được kính trọng. Những người thiếu nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị coi thường và khinh rẽ. GV: Em hãy lấy ví dụ về những câu ca dao, tục ngữ khuyên con người nên giữ gìn nhân phẩm? HS: GV: Kết luận Người có nhân phẩm là người có lương tâm, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ, đạo đức đối với xã hội, biết tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ. GV:Cho ví dụ về danh dự: HS: GV: - Giáo viên có phẩm chất tốt đẹp, yêu nghề, thái độ làm việc tốt => Công nhận danh dự nhà giáo. - Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà Đảng và Nhà nước ta trao tặng cho những người mẹ có chồng, con hy sinh trong cuộc kháng chiến, có công với cách mạng. Con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và giá trị đó được xã hội đó đánh giá công nhận thì người đó có danh dự. Vậy danh dự là gì? - Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Vì vậy, mỗi người cần phải biết bảo vệ danh dự của người khác. Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu. GV: Cho ví dụ HS: GV: Vậy người có lòng tự trọng sẽ biết kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, biết quý trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. +) Tự trọng khác với tự ái chỗ nào. Cho ví dụ: HS: GV: Chốt lại +) Tự trọng: Biết quý trọng nhân phẩm, danh dự người khác +) Tự ái: Đề cao cái tôi quá mức => Giận dỗi, tự ái khi có ai đó phê phán, khuyên bảo mình, có những phản ứng thiếu sáng suốt. Khi thực hiện các chuẩn mực đạo đức tiến bộ, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và được người khác tôn trọng lại nhân phẩm, danh dự của mình. Cảm thấy vui.Đó là hạnh phúc. Trong lịch sử, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc vì hạnh phúc gắn với cảm nhận và đánh giá của cá nhân, xã hội về cuộc sống thực tại Vì vậy, quan niệm về hạnh phúc vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Nói đến hạnh phúc là nói đến sự thỏa mãn nhu cầu vật chất và cả về tinh thần. Khi hai nhu cầu được đáp ứng, con người cảm thấy vui sướng, mãn nguyện. Đó gọi là hạnh phúc GV: Em hãy lấy ví dụ: GV: Vậy hạnh phúc l à gì ? Có quan niệm cho rằng: “Không nên bàn đến hạnh phúc vì chúng ta sẽ không bao giờ đạt đến nó”. Ý kiến của em thế nào? HS: GV: Chốt lại Quan niệm trên là sai: Vì nó thủ tiêu đi những ước mơ khát vọng chân chính của con người. Con người ta khi sống trong xã hội ai cũng mong muốn phấn đấu đạt đến hạnh phúc, có cuộc sống ấm no, tốt đẹp. Trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần đến hạnh phúc. Nếu cuộc sống con người không có vui sướng, hạnh phúc thì cuộc đời chẳng còn ý nghĩa gì cả. GV: Giải thích +) Khi nói đến hạnh phúc phải nói đến hạnh phúc cá nhân. Vì không có một thứ hạnh phúc chung chung mà không gắn với những cá nhân cụ thể trong xã hội. +) Giữa hạnh phúc xã hội và hạnh phúc cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hạnh phúc cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội. Và khi sống trong một xã hội hạnh phúc các cá nhân có đầy đủ điều kiện phấn đấu cho hạnh phúc của mình. Do đó, phấn đấu cho hạnh phúc của mình cũng có nghĩa là thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội. Chỉ như vậy, hạnh phúc cá nhân mới trở nên có ý nghĩa. Hoạt động 1( 16 phút) 3. Nhân phẩm và danh dự a. Nhân phẩm Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người. b. Danh dự: Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Hoạt động 2 ( 17 phút) 4. Hạnh phúc a. Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội - Khi nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân. - Hạnh phúc cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội và khi được sống trong một xã hội hạnh phúc thì các cá nhân có đầy đủ điều kiện để phấn đấu cho hạnh phúc của mình. 4. Củng cố:(5 phút) Trắc nghiệm nhanh 1) Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người nên giữ gìn nhân phẩm? a. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ b. Đói cho sạch, rách cho thơm c. Sông có khúc, người có lúc Đáp án: câu b 2) Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có quan hệ: a. Tách rời nhau b. Thống nhất với nhau c. Gắn bó chặt chẽ với nhau Đáp án: câu c 3).Nhân phẩm là gì? a.Giá trị làm người của mỗi con người b.Toàn bộ những phẩm chất mà con người có có được c.Cả a và b Đáp án: câu c Gv kết luận toàn bài: Trong khuôn khổ của bài học, chúng ta đã được giới thiệu về các phạm trù cơ bản của đạo đức học. Chúng ta hiểu thế nào là nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự, hạnh phúc. Từ đó chúng ta cần phải có trách nhiệm thực hiên tốt, biết phấn đấu để hoàn thiện mình, để góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc. Đồng thời cần có thái độ nghiêm túc trong cuộc sống, có cuộc sống lành mạnh, tránh xa những tệ nạn xã hội, tranh lối sống ích kỉ, thực dụng, phấn đấu vì một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. 5 .Dặn dò: (1 phút) - Học bài cũ. - Làm bài tập trong sách giáo khoa ở cuối bài - Chuẩn bị bài tiếp theo. - Sưu tầm thơ ca, tục ngữ, ca dao nói về tình yêu – hôn nhân và gia đình. Tài liệu tham khảo: Tài liệu sách giáo khoa Truyện kể Thông tin, báo chí, truyền hình Tục ngữ, ca dao Văn học, nghệ thuật Tác phẩm

File đính kèm:

  • docgiao an giao duc cong dan 10(2).doc
Giáo án liên quan