Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Anh

- Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được các quan niệm về đạo đức luôn biến đổi cùng với lịch sử.

- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán.

- Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.

2. Về kỹ năng

- Vận dụng được những kiến thức đã được lý giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử.

- Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh.

3. Về thái độ

- Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng.

- Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới.

 

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Năm học 2008-2009 - Lê Thị Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 SVTH: Lê Thị Anh Lớp: GDCT 4B Năm học: 2008 – 2009 ---------------------------------- &------------------------------- BÀI 10 QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC (1 tiết) MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau: Về kiến thức Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được các quan niệm về đạo đức luôn biến đổi cùng với lịch sử. Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán. Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Về kỹ năng Vận dụng được những kiến thức đã được lý giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử. Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hàng ngày của học sinh. Về thái độ Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng. Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới. NỘI DUNG BÀI HỌC Các khái niệm về đạo đức, các quan niệm về đạo đức. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. Nội dung trọng tâm: Khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình; trực quan; đàm thoại; thảo luận nhóm; liên hệ thưc tiễn TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Sách giáo khoa giáo dục công dân lớp 10. Sách giáo viên giáo dục công dân lớp 10. Hình ảnh, đoạn phim có liên quan đến nội dung bài học. Máy vi tính; máy chiếu; TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ (4 phút) Câu 1: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? a/ Con người là chủ nhân của giá trị vật chất. b/ Con người là chủ nhân của giá trị tinh thần. c/ Con người là động lực của mọi biến đổi lịch sử. d/ Tất cả các ý kiến trên. Câu 2: Chứng minh: Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Mọi sự phát triển xã hội phải vì hạnh phúc của con người. Giới thiệu bài mới (1 phút) Baùc Hoà từng nói:“ Coù ñöùc maø khoâng coù taøi thì laøm vieäc gì cuõng khoù, coù taøi maø khoâng coù ñöùc laø ngöôøi voâ duïng”. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông. Đạo đức trở thành chuẩn mực để đánh giá con người đối với gia đình, xã hội. Vậy, đạo đức là gì? Nó có vai trò quan trọng như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu: BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: (20 phút) GV: Đưa ra 2 ví dụ (chiếu trên máy) VD 1: Bạn A giúp đỡ bạn B bằng cách đọc bài kiểm tra cho bạn B chép. VD 2: Bạn C giúp đỡ chú thương binh qua đường. GV: Đặt câu hỏi: Theo em đâu là hành vi đạo đức? Theo em việc làm của bạn C như vậy có phù hợp với yêu cầu chuẩn mực đạo đức không? Mang tính tự giác hay ép buộc? Hành vi đó có phù hợp với lợi ích chân chính không? HS: Trả lời. GV: Tổng kết GV: nhấn mạnh Đạo đức: + Quy tắc chuẩn mực xã hội. +Mang tính tự giác. + Phù hợp với lợi ích chân chính của con người và xã hội. GV: Hỏi: Đạo đức là gì? HS :Trả lời GV: Đưa ra khái niệm đạo đức lên máy chiếu. GV: Nhận xét và giải thích thêm các cụm từ như: “ Hệ thống” “Quy tắc”; “Chuẩn mực”; “Tự giác” “Hành vi”; “Phù hợp”. Em hãy lấy thêm các ví dụ khác nói về đạo đức? HS: Lấy ví dụ GV: Nhận xét. GV: Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Tùy theo sự phát triển của xã hội mà mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng. Vì vậy, lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức xã hội khác nhau. Các nền đạo đức xã hội khác nhau trong lịch sử: Chế độ xã hội Bản chất Ví dụ CHNL PK TBCN Nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị Trong chế độ PK: “Trung” với vua có nghĩa là trung thành vô điều kiện, kể cả cái chết. XHCN - Nền đạo đức tiến bộ phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Nền đạo đức kế thừa đạo đức truyền thống vừa kết hợp, phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại “Trung” nghĩa là trung thành với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Em hãy lấy một vài ví dụ về những chuẩn mực đạo đức mà em biết? Nền đạo đức ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. Pháp luật và phong tục tập quán cũng là những phương thức có khả năng điều chỉnh nhất định đối với hành vi con người. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt cơ bản. GV: Đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán giống nhau như thế nào? HS: Trình bày. GV: Liệt kê ý kiến của HS, bổ sung, cho HS ghi vào vở. GV: Điểm khác nhau giữa đạo đức và pháp luật ( về yêu cầu của xã hội, cách thức điều chỉnh, biện pháp điều chỉnh, cách thức quy định) ? Lấy ví dụ? HS: Trả lời GV: Kết luận, cho HS ghi bài. GV: Điểm khác nhau giữa đạo đức và phong tục, tập quán? Ví dụ? HS: Trả lời. GV: Tổng kết, cho HS ghi bài vào vở. GV: Kết luận: Như vậy, giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán có sự khác nhau cơ bản nhưng vẫn có mối quan hệ với nhau, cùng giúp con người hoàn thiện mình hơn. HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút) GV: Trong những hoạt động xã hội, đạo đức là vấn đề luôn luôn đặt ra với tất cả các cá nhân để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và quan điểm của giai cấp cầm quyền mà sự tác động của đạo đức đến cá nhân, gia đình và xã hội có khác nhau. Vậy, vai trò của đạo đức được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo GV: Chia lớp thành 4 nhóm, giao cho HS câu hỏi để thảo luận: - Nhóm 1: Nêu vai trò của đạo đức đối với cá nhân? ở mỗi cá nhân, tài năng và đạo đức cái nào hơn? vì sao? Nêu ví dụ minh họa? - Nhóm 2: Vai trò của đạo đức đối với gia đình? Theo em, hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng? Vì sao? dẫn chứng trong cuộc sống mà em biết? - Nhóm 3: Vai trò của đạo đức đối với xã hội? Tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức bị xuống cấp? Xã hội cần phải làm gì? - Nhóm 4: Liên hệ bản thân HS: Thảo luận (Trong 5 phút) GV: Cử đại diện nhóm lên trình bày. HS: Trình bày. GV: Liệt kê ý kiến các nhóm lên bảng. GV: Gọi các học sinh khác bổ sung ý kiến. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi tóm tắt nội dung. GV: Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn, không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1. Quan niệm về đạo đức Đạo đức là gì? Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người Giống nhau: - Là hình thái ý thức xã hội. - Là phương thức điều chỉnh hành vi của con người. - Thay đổi theo thời gian và không gian - Mang tính giai cấp. Khác nhau: *Điểm khác nhau giữa đạo đức và pháp luật: Đạo đức Pháp luật Yêu cầu của xã hội Yêu cầu cao Yêu cầu tối thiểu Cách thức điều chỉnh Mang tính tự giác Mang tính bắt buộc Biện pháp điều chỉnh Dư luận xã hội và lương tâm Những biện pháp cưỡng chế của pháp luật Cách thức quy định Khẩu ngữ Văn bản pháp luật Ví dụ Giúp đỡ bạn bè trong lớp Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ phải dừng lại *Điểm khác nhau giữa đạo đức và phong tục, tập quán: Đạo đức Phong tục tập quán Quá trình xuất phát của việc điều chỉnh hành vi Sự hiểu biết, quan niệm sống Thói quen, nếp sống lâu đời Hình thức thay đổi Kịp thời đại, luôn mang ý nghĩa tích cực Thay đổi chậm Ví dụ Con cái có hiếu với cha mẹ Thờ cúng ông bà, tổ tiên 2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội a. Đối với cá nhân - Góp phần hoàn thiện nhân cách con người. - Giúp cá nhân có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích - Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa. b. Đối với gia đình - Đạo đức là nền tảng của hạnh phúc gia đình. - Đạo đức tạo nên sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình. - Là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc. - Thiếu đạo đức là nguyên nhân tan vỡ gia đình. c. Đối với xã hội - Đạo đức được coi là sức khỏe của một cơ thể sống. - Khi quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng và luôn luôn củng cố, phát triển thì xã hội đó có thể phát triển bền vững. - Khi các quy tắc, chuẩn mực đạo đức bị xem thường thì xã hội mất ổn định. 3. Củng cố (4 phút) Em hãy chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Sự điều chỉnh hành vi con người của đạo đức mang tính: Tự hoàn thiện c. Bắt buộc Tự giác d. Cả 3 phương án trên Câu 2: Sự điều chỉnh hành vi con người của pháp luật mang tính: Nghiêm minh c. Bắt buộc Tự giác d. Vừa tự giác, vừa bắt buộc Câu 3: Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo nhữngđã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Những quy tắc, những chuẩn mực c. Những thói quen, những trật tự nền nếp Những quy ước, những thoả thuận d. Những quy định có tính nguyên tắc Câu 4: Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào và rộng hơn là toàn nhân loại. a. Tự hoàn thiện mình c. Sống tự giác, sống giương mẫu b. Sống trung thực, sống tự chủ d. Sống thiện, sống có ích 4. Dặn dò (1 phút). Làm bài tập sách giáo khoa. Chuẩn bị bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức.

File đính kèm:

  • docgiao an giao duc cong dan 10(1).doc
Giáo án liên quan