I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết các di sản văn hoá, phân biệt được di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá.
3. Thái độ: HS biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng ứng xử, giao tiếp.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Chúng em biết 3 .
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 24 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/02/2011.
Ngày dạy : 04/03/2011.
TIẾT 24: BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (T1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết các di sản văn hoá, phân biệt được di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá.
3. Thái độ: HS biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng ứng xử, giao tiếp.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Kích thích tư duy. Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm/ lớp.
- Chúng em biết 3 .
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên:
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh:
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Thế nào là bảo vệ môi trường, bảo vệ TNTN?.
- Nêu một số biện pháp về bảo vệ môi trường? Em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở trường học ngày một tốt hơn?.
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
- GV giới thiệu bài mới. Bảo vệ di sản văn hoá góp phần bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc VN.
Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để thấy rõ hơn về vấn đề này.
b Kết nối:
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
- Mục tiêu: HS nhận biết các loại di sản văn hoá.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Thảo luận nhóm.
GV: HD học sinh phân biệt các loại di sản.
Gv: Cho hs quan sát tranh ở sgk. Máy chiếu.
Gv: Hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên.
gv: hãy kể tên một số DTLS hoặc DLTC mà em biết.
gv: Ở VN có những DSVH nào đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới?.
GV:
HS: Các nhóm thảo luận .
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vàophần ghi bảng.
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
- Mục tiêu: HS nắm được các di sản văn hoá.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Động não.
Gv: Di sản văn hoá là gì?.
Gv:DSVH phi vật thể là gì?
Gv: Hãy kể tên một số DSVH phi vật thể?.
Gv: Giới thiệu một số DSVH vật thể. ( Cố đo Huế, Phố cổ hội an, Bến cảng nhà rồng..).
Gv: DSVH vật thể là gì?.
Gv: Cho HS quan sát một số DTLS văn hoá.
Gv: DTLSVH là gì?.
Gv: giải thích cá từ: di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.
( Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị về LS, VH, KH; Cổ vật là hiện vật có giá trị tiêu biểu về LS, văn hoá, KH từ 100 năm tuổi trở lên; bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm của nhà nước).
Gv: Cho Hs quan sát 1 số DLTC.
Gv: Danh lam thắng cảnh là gì?. Cho ví dụ.
HS: Trình bày các nội dung bài học.
HS: HS kjhác nhận xét bổ sung nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng.
* HĐ3: ( 6 phút) Luyện tập
- Mục tiêu: HS rèn các kĩ năng.
- Cách tiến hành: ( PPthực hiện ). Luyện tập.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập b sgk/50.
- Đọc truyện "Những vết thương tâm" sbt/41.
1. Khái niệm:
DSVH là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại DSVH, đó là:
- DSVH phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.
- DSVH vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các DTLS văn hoá, DLTC, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ DTLS văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
+ DLTC: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị LS thẩm mĩ,
c. Thực hành / luyện tập ( 5 phút)
- Bài tập SGK.
d.Vận dụng: ( 2 phút)
DSVH là gì? Hãy kể tên các DSVH vật thể và phi vật thể ở nước ta đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.
- Xem trước nội dung còn lại của bài.
VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.
File đính kèm:
- TIET 24.doc